Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

TƯ TƯỞNG V.I.LÊNIN VỀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG THỜI ĐẠI CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN VÀ TÍNH TẤT YẾU ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY



Hồng Quân
Kế thừa tư tưởng của Mác – Ăngghen về đấu tranh giai cấp, Lênin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đạiThư gửi nông dân nghèo. Người đã luận giải sâu sắc những vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp làm cơ sở để chúng ta nhận thức về giai cấp, trong xã hội. Đặc biệt Lênin đã chỉ ra những vấn đề có tính nguyên tắc trong đấu tranh giai cấp: "Cái chủ yếu trong học thuyết của Mác là đấu tranh giai cấp. Ng­ười ta vẫn th­ường hay nói và hay viết như­ thế. Nh­ưng điều đó không đúng. Sự không đúng ấy th­ường đ­ưa đến những sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác theo lối cơ hội chủ nghĩa, những sự giả mạo chủ nghĩa Mác, nhằm làm cho chủ nghĩa Mác trở thành điều có thể chấp nhận đ­ược đối với giai cấp tư­ sản. Vì thuyết đấu tranh giai cấp không phải do Mác, do giai cấp tư­ sản tr­ước Mác sáng tạo ra; và nói chung thì thuyết ấy, giai cấp t­ư sản có thể tiếp nhận đ­ược. Kẻ nào chỉ thừa nhận có đấu tranh giai cấp không thôi, thì kẻ đó vẫn chư­a phải là một ng­ười mác - xít, kẻ ấy có thể vẫn chư­a thoát khỏi khuôn khổ t­ư t­ưởng t­ư sản và chính trị t­ư sản. Đóng khung chủ nghĩa Mác trong thuyết đấu tranh giai cấp là cắt xén, xuyên tạc chủ nghĩa  Mác, thu nó lại thành cái mà giai cấp t­ư sản có thể tiếp nhận đ­ược. Chỉ ng­ười nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người mác -xít. Đó là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa ng­ười mác -xít và ng­ười tiểu tư­ sản (và cả tư­ sản lớn) tầm th­ường."[1]. Cái nguyên tắc đó mà Lênin cho rằng với người mác xít, đấu tranh giai cấp phải đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản đó là viên đá thử vàng. Chính phải dùng viên đá thử vàng ấy mà thử thách sự hiểu biết thực sự và sự thừa nhận thực sự chủ nghĩa Mác.
Trong thời đại chuyên chính vô sản, phân tích làm rõ: "Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản là một giai cấp bị áp bức, một giai cấp bị tước đoạt mất mọi quyền sở hữu tư liệu sản xuất, là giai cấp duy nhất trực tiếp và hoàn toàn đối lập với giai cấp tư sản và, do đó, là giai cấp duy nhất có khả năng làm cách mạng đến cùng. Sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản và giành được chính quyền, giai cấp vô sản đã trở thành giai cấp thống trị: nó nắm chính quyền nhà nước, nó sử dụng những tư liệu sản xuất đã được xã hội hóa, nó lãnh đạo các phần tử và các giai cấp dao động, trung gian, nó trấn áp sức phản kháng ngày càng tăng của bọn bóc lột. Tất cả những cái đó là những nhiệm vụ đặc biệt của cuộc đấu tranh giai cấp, những nhiệm vụ mà trước kia giai cấp vô sản không đề ra và không thể nào đề ra được"[2].
Đặc biệt người đã có tư tưởng rất biện chứng về đấu tranh giai cấp trong thời đại chuyên chính vô sản: "Giai cấp của bọn bóc lột, tức là giai cấp của bọn địa chủ và tư bản, đã không biến mất và không thể nào biến mất ngay lập tức dưới thời chuyên chính vô sản. Bọn bóc lột đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt. Chúng vẫn còn có một cơ sở quốc tế, tức là bọn tư bản quốc tế, mà chúng là một chi nhánh. Chúng vẫn còn có một phần tư liệu sản xuất, vẫn còn có tiền, vẫn còn có những mối liên hệ xã hội rộng rãi"[3]. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay, những cơ sở kinh tế và đặc biệt cơ sở quốc tế có sự phát triển mới với sự toàn cầu hóa quốc tế ngày càng sâu và rộng, thì đấu tranh giai cấp là tất yếu. Chúng ta cần phải kiên định với mục tiêu, không được lơ là, mất cảnh giác, phủ nhận, hay coi nhẹ đấu tranh giai cấp. Tư tưởng trên của Lênin là cơ sở lý luận quan trọng để Đảng ta xác định nội dung, hình thức đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay./.


[1] V.I.Lênin, Nhà nước và cách mạng, V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Chính trị quốc gia, Hà  Nội, 2005, tr. 42.
[2] V.I.Lênin: Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản, V.I.Lênin toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 319.
[3] V.I.Lênin: Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản, V.I.Lênin toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 319.

1 nhận xét: