Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

TẠI SAO MÁC ĐÚNG HAY LÀ SỰ KHẲNG ĐỊNH: CHỦ NGHĨA MÁC DỨT KHOÁT ĐÚNG!

Tại sao Mác đúng?, cuốn sách của tác giả Terry Eagleton - giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Lancaste Vương quốc Anh viết và được Alex Callinices, Philip Carperter, Ellen Meiksins Wood - là những giáo sư chính trị của Anh, Mỹ đọc và góp ý. GS, TS Tạ Ngọc Tấn chỉ đạo dịch, biên tập và xuất bản.
Lời giới thiệu cho lần xuất bản thứ nhất bản tiếng Việt tác phẩm “tại sao Mác Đúng ?” của Terrry Eagleton, có đoạn viết:
Tác giả cuốn sách đã lựa chọn 10 vấn đề đưa ra những minh chứng vững vàng nhằm phản bác và đi đến khẳng định sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác. Những vấn đề được tác giả lựa chọn để phản bác đã cơ bản phản ánh đầy đủ các bình diện xã hội lịch sử của chủ nghĩa Mác, đã đặt chủ nghĩa Mác dưới nhiều góc nhìn, lát cắt khác nhau để luận giải và trả lời câu hỏi: Tại sao Mác đúng? Có thể khái quát nội dung phản bác 10 vấn đề đó như sau:
Vấn đề thứ nhất: Chủ nghĩa Mác đã kết thúc, nó được coi là phù hợp trong thế kỷ XIX, không ăn nhập gì với xã hội phương Tây hậu hiện đại ngày càng không còn giai cấp và dễ dàng biến đổi về mặt xã hội như ngày nay…”
ở vấn đề này, T.Eagleton khái quát rằng, hầu hết những phê phán đối với chủ nghĩa Mác đều tuyên bố là hệ thống tư bản chủ nghĩa thay đổi nhiều đến mức không còn nhận biết được so với hệ thống tư bản chủ nghĩa thời C.Mác nghiên cứu, nên tư tưởng của C.Mác không còn phù hợp. Những phê phán C.Mác che đậy căn nguyên sâu xa rằng, chính chủ nghĩa Mác là sự phê phán chủ nghĩa tư bản một cách sâu sắc, toàn diện và khắt khe nhất; đó là sự phê phán duy nhất làm thay đổi bộ phận lớn của thế giới, thậm chí thay đổi cả thế giới. Những người phê phán C.Mác cố tình phớt lờ một điều rõ ràng là C.Mác luôn ý thức được bản chất không ngừng vận động của cái hệ thống tư bản chủ nghĩa mà ông phản bác. Chính nhờ C.Mác mà loài người có được những khái niệm về các hình thái lịch sử khác nhau đã song hành hoặc kế tục nhau tồn tại của tư bản: tư bản thương mại, tư bản nông nghiệp, tư bản công nghiệp, tư bản độc quyền, tư bản tài chính, đế quốc, .v.v.. C.Mác còn nhìn thấy trước được cái mà giờ đây chúng ta gọi là "toàn cầu hóa". Tác giả đã dẫn số liệu phong phú để chứng minh cho sự chuyển đổi từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp, trong đó bao gồm chủ nghĩa tiêu dùng, truyền thông, công nghệ thông tin và các ngành dịch vụ. Ông còn chứng minh rõ, sức khỏe của chủ nghĩa tư bản đang suy nhược do cạnh tranh quốc tế gia tăng khiến tỷ lệ lợi nhuận giảm sút, vắt kiệt nguồn đầu tư, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, khủng hoảng kinh tế kéo dài, nền dân chủ xã hội trở thành một sự lựa chọn chính trị cực đoan và đắt đỏ.
T.Eagleton cho rằng, nguyên nhân gây mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác chính là sự cảm nhận dần dần về căn bệnh bất lực chính trị từ phía những người theo chủ nghĩa Mác chứ không phải từ bản thân hệ thống tư bản chủ nghĩa. Trên thực tế, trật tự xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng cực đoan và tàn nhẫn. Tư bản bị tập trung nhiều hơn vào trong tay một số ít người và ngày càng mang tính cướp đoạt chủng tộc. Ngày càng lan rộng tình trạng ngu si văn hóa, nguy cơ đẩy loài người vào cuộc chiến tranh hủy diệt, thậm chí có thể quét sạch loài người ra khỏi trái đất với kho vũ khí hạt nhân khổng l. C.Mác đã từng nhận xét rằng, giới hạn cuối cùng của chủ nghĩa tư bản chính là tư bản, mà quá trình tái sản xuất không ngừng của tư bản là ranh giới mà chủ nghĩa tư bản không thể vượt qua.
Từ những luận giải trên, T.Eagleton khẳng định rằng sự phê phán của C.Mác đối với hệ thống tư bản chủ nghĩa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Cũng giống với quan điểm này, tác giả Fredrie Jamoson trong cuốn sách Hệ tư tưởng của học thuyết, xuất bản năm 2008 ở London từng viết: “Chủ nghĩa Mác dứt khoát đúng!””[1].


[1] Terr Eagleton(2011), Tại sao Mác đúng, sách tham khảo, Nhà xuất bản chính trị, hành chính, H.2012.


                                                                    Sưu tầm và lược trích - H

LẠI NÓI VỀ “TỰ DO, DÂN CHỦ”!

Tự do, dân chủ là nhu cầu, khát vọng rất chính đáng của con người và xã hội loài người. Xã hội càng phát triển ở “nấc thang”, trình độ cao thì dân chủ càng trở thành đích thực và đáp ứng nguyện vọng, mong muốn thật sự đối với con người và xã hội. Điều này ai cũng muốn. Đấy là chân lý, là lẽ phải.
          Thế nhưng, hiện nay, có nhiều người bàn về vấn đề này với những lý lẽ khác nhau. Tựu trung, không biết với mưu đồ gì mà “người thì dấu danh” “người thì lộ diện”, người thì “trong tổ chức này”, người lại “trong tổ chức nọ”, có người nói về “tự do, dân chủ” tưởng “cao đạo gì”, “té ra” là đi “nói thuê” để kiếm tiền mà sống cho qua ngày” (như ông Bùi Tín chẳng hạn)…Cách nói của họ tuy có khác nhau, nhưng đều có điểm giống nhau là “làm đủ trò” với các thủ đoạn để phủ nhận dân chủ xã hội chủ nghĩa và cổ súy cho dân chủ tư sản, “can thiệp phi lý” đối với một đất nước, một quốc gia có chủ quyền, có chế độ chính trị - xã hội phát triển phù hợp với khuynh hướng tất yếu của loài người và khát vọng của nhân dân; ở đây, họ đưa ra những lời lẽ hoa mỹ như: “mở ra kỷ nguyên, dân chủ, tự do cho Tổ quốc Việt Nam”, “cần đổi mới tự do dân chủ một cách thật sự nhanh chóng ở Việt Nam”.v.v.
          Họ cổ súy cho dân chủ tư sản thì “phải đạo” với họ rồi. Vì “ăn cây nào, rào cây ấy”, cuộc sống của họ, chốn “nương thân” của họ đang “phụ thuộc” và “tùy thuộc” vào mức độ “làm thuê” của họ đối với giai cấp sư sản - lực lượng hậu thuẫn, trả họ tiền, hứa hẹn cho họ “một cái bánh vẽ về chính trị”, cho nên, họ phải lao thân, tủi hổ để nói những điều phi lý ấy.
          Bình đẳng mà nói, “tự do, dân chủ” là vấn đề phải xem nó trong suốt chiều dài lịch sử của xã hội loài người. Nhưng dù thế nào thì phải căn cứ thực tế xã hội từ trước đến nay: xã hội có phân chia giai cấp thì có “bóc lột và bị bóc lột”. Xã hội không có phân chia giai cấp, tức là, con người được bình đẳng, tự do dân chủ. Xã hội có phân chia giai cấp là vì “căn gốc” của nó là tư hữu về tư liệu sản xuất, của cải được chiếm giữ trong tay “số ít người - giai cấp thống trị”, cho nên, tất yếu sẽ bất bình đẳng, mất tự do, mất dân chủ đối với những người không có tư liệu sản xuất. Xã hội không có phân chia giai cấp thì nhân dân là người làm chủ trên mọi phương diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội….Nhân dân là người làm chủ về tư liệu sản xuất, làm chủ về chính trị…, cho nên, bình đẳng, tự do, dân chủ đối với nhân dân là sự thật hiển nhiên không thể chối cãi được.
          Thế mà, họ cứ nói mãi về “tự do, dân chủ” theo cách của họ!


                                                                                      Nam Lý.     

BẢO ĐẢM VÀ PHÁT HUY DÂN CHỦ TRONG ĐIỀU KIỆN MỘT ĐẢNG CẦM QUYỀN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Vẫn những điệp khúc cũ rích, các thế lực thù địch rêu rao rằng, ĐCSVN là tổ chức chính trị “độc tài, độc đoán, mất dân chủ”(!) Lý do mà chúng đưa ra là: chỉ có sự “cạnh tranh”, “đối trọng” nhiều đảng thì xã hội mới có dân chủ thực sự! Phải chăng là như vậy?
1. Vấn đề thực hiện dân chủ của xã hội không phụ thuộc vào số lượng các chính đảng. Có khi một quốc gia chỉ có một đảng nhưng vẫn bảo đảm và phát huy được dân chủ cho toàn xã hội; có khi một quốc gia có nhiều đảng nhưng đất nước vẫn không có dân chủ. ĐCSVN là đảng duy nhất hiện nay đóng vai trò cầm quyền ở đất nước Việt Nam. Sự cầm quyền của ĐCSVN là sự lựa chọn của lịch sử vận động phát triển của cách mạng Việt Nam; là kết quả của sự hy sinh, phấn đấu của toàn Đảng qua các thời kỳ cam go của cách mạng; được nhân dân Việt Nam tin yêu, trao trọng trách dẫn đường phát triển cho dân tộc. Đảng dứt khoát không chấp nhận đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của xã hội nước ta trong bước đường phát triển, là sự phản ánh bản chất của một đảng mácxít - Lênin-nít chân chính. Đó là một đảng mang trong lòng sự phát triển theo các nguyên tắc của một đảng chính trị tiên phong, trong đó đậm nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; một đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, với vận mệnh của dân tộc; một đảng phát triển trên nền tảng dân chủ và chỉ phát triển vững mạnh khi có chế độ sinh hoạt dân chủ thực sự. Thực tế cho thấy trong thế giới hiện thời, có một số nước theo chế độ đa đảng; trong đó, một số nước theo chế độ lưỡng đảng thay nhau cầm quyền, có nước theo chế độ một đảng duy nhất. Trình độ dân chủ của xã hội trên thực tế ở các nước trên thế giới hoàn toàn không phụ thuộc vào số lượng của các đảng. Ở một số nước, nhiều đảng tranh nhau số phiếu cử tri, đấu đá nhau trên chính trường khiến xã hội rối loạn, xảy ra tình trạng vô chính phủ, mất ổn định chính trị và như vậy xã hội không bảo đảm được dân chủ. Một số nước theo chế độ đa đảng, nhưng thực chất vẫn chỉ có một đảng cầm quyền, còn lại những đảng khác tồn tại chỉ là hình thức. Một số nước chỉ có một đảng nhưng chính trị - xã hội vẫn ổn định, vẫn bảo đảm và phát huy được dân chủ, thực tiễn cho thấy ở thể chế một đảng cầm quyền của Trung Quốc (dù là nhiều đảng, thực chất mấy chục năm qua vẫn là Đảng Cộng sản cầm quyền), của Lào, Cuba và của Việt Nam, mặc dù xã hội chưa đạt trình độ phát triển cao như các nước phát triển phương Tây, song chế độ dân chủ được đề cao, được bảo đảm, dân chủ ngày càng được thực hành rộng rãi hơn, thực chất hơn; đời sống chính trị - xã hội ổn định. Việc chỉ có một đảng hay có nhiều đảng hoàn toàn do điều kiện và hoàn cảnh của mỗi nước chế định. Chính vì vậy, trình độ dân chủ của xã hội nhất thiết không phụ thuộc vào số lượng nhiều hay ít chính đảng, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: chất lượng của chính bản thân đảng cầm quyền; chế độ chính trị của quốc gia; trình độ dân trí, mà trình độ dân trí là sự tổng hòa của các yếu tố truyền thống, học vấn, văn hóa;...
Nói như vậy, không phải cứ có ĐCS (một đảng mặc dù mang trong lòng mình bản chất khoa học và cách mạng) là nghiễm nhiên bảo đảm dân chủ cho xã hội. Điều kiện tiên quyết bảo đảm và phát huy dân chủ cho toàn xã hội trong điều kiện một đảng cầm quyền, là đảng cầm quyền ấy phải có nhận thức đúng, hoạt động theo quy luật khách quan và được xây dựng thực sự trong sạch, vững mạnh. Do đó, ĐCSVN luôn phấn đấu để thể hiện bản chất của mình trong thực tế, làm cho Đảng luôn luôn trở thành tổ chức tiên phong dẫn dắt sự phát triển của toàn dân tộc.
2. Bảo đảm và phát huy dân chủ của xã hội trong tình hình hiện nay ở nước ta. Việt Nam đang tiếp tục công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, theo hướng CNH, HĐH, mở cửa, hội nhập quốc tế, vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[1]. Vì vậy, yêu cầu về dân chủ trong đời sống của đất nước ngày càng cao. ĐCSVN duy nhất cầm quyền có nhiều lợi thế cho sự ổn định chính trị như thực tế nhiều năm qua đã cho thấy, nhưng điều đó cũng chứa đựng nguy cơ mất dân chủ. Do đó, để bảo đảm và phát huy dân chủ cho xã hội trong chế độ một đảng cầm quyền, cần chú trọng những vấn đề sau:
Một là, Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt ra vấn đề đối thoại dân chủ và thông qua vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện chức năng tập hợp quần chúng và phản biện xã hội có chất lượng, hiệu quả. Nội dung này cũng thể hiện rõ những hình thức thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lý con người Việt Nam. Nhận thức được vấn đề thực tiễn này, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chí rõ: “Dân chủ đòi hỏi phải được đối thoại; đối thoại để tạo sự đồng thuận,... Nhu cầu đối thoại sẽ là một trong những nhu cầu chính đáng và vô cùng có lợi để xã hội phát triển nhanh hơn và đúng hướng. Trong điều kiện chỉ có một đảng cầm quyền thì đối thoại cởi mở là phương sách tốt nhất tranh thủ trí tuệ của cả dân tộc...”[2].
Hai là, Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sự kết hợp giữa “xây và chống”; phát huy dân chủ đi liền với tăng cường pháp chế”; và đấu tranh phê phán những biểu hiện lệch lạc, sự chống phá của các thế lực thù địch. Các thế lực thù địch thường vin vào cớ: một Đảng duy nhất cầm quyền... để xuyên tạc, phủ nhân dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng suy luận ra nhiều điều bài giả nhân, giả nghĩa, giả khoa học để lừa bịp quần chúng nhân dân và lôi kéo những phần tử bất mãn. Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh các thế lực thù địch thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình như hiện nay thì kết hợp giữa xây và chống là tất yếu và diễn ra gay go, phức tạp. Cùng với nó là những tàn tích tâm lý thần dân của xã hội thuộc địa, nừa phong kiến vẫn còn sâu đậm thì vấn đề đấu tranh đào thải, lọc bỏ được hiểu như một biện pháp thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Với ý nghĩa đó, sự tồn tại của pháp quyền là tất yếu để bên cạnh giáo dục, thuyết phục, dẫn dắt quần chúng thực hiện quyền làm chủ, còn có những trường hợp phải dùng sức mạnh của pháp luật cưỡng chế mới có tính khả thi. Đặc biệt những lực lượng chống phá bằng lực lượng, thậm chí bằng vũ trang thì càng cho thấy phải có sức mạnh cưỡng chế rất cụ thể. Vận dụng quan điểm Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về: “Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ cương... Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức”[3] vào từng hoạt động trên tất cả các lĩnh vực hiện nay.
Ba, Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trọng tâm là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước để bảo đảm và phát huy dân chủ trong xã hội. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị phải bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu về công tác cán bộ. Điều này có mâu thuẫn với việc bảo đảm và phát huy dân chủ cho xã hội không? Về nguyên tắc, điều này không có gì mâu thuẫn với vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Và với vai trò như vậy, ĐCSVN là người chịu trách nhiệm cuối cùng, lớn nhất đối với chất lượng của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Vấn đề là ở chỗ, trong thực tế hoạt động lãnh đạo công tác cán bộ, Đảng phải cụ thể hoá bằng những cách thức như thế nào cho phù hợp với từng thời kỳ.
Làm tốt những vấn đề đó, Đảng ta sẽ đủ sức lãnh đạo đất nước tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới và đó sẽ là lời khẳng định đanh thép nhất: ở Việt Nam duy nhất chỉ cần ĐCSVN cầm quyền, lãnh đạo vẫn bảo đảm và phát huy dân chủ; Việt Nam không cần đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H. 2016, tr. 220
[2] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, Nxb CTQG - ST, H. 2016, tr. 144
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H. 2016, tr. 170

                                                                                                                                      Phương Ngọc

VẪN CHỈ LÀ “BÌNH MỚI RƯỢU CŨ”

Hiện nay, các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đã và đang liên tục chống phá cách mạng Việt Nam dưới nhiều hình thức tinh vi, chiêu bài mới như: Mượn cớ danh nghĩa là những người yêu nước; những nhà hoạt động xã hội; những nhà dân chủ, nhân quyền; thành lập ra các tổ chức như “Quan làm báo”, “Dân làm báo”, “chủ quyền biển Đông Việt Nam”, “tin tức hàng ngày”, “bồ câu đen”, “cầu Nhật Tân”, “Tạp chí sự thật” v.v.. để tán phát hàng chục nghìn tin, bài viết, video clip tuyên truyền vào Việt Nam.
Song, thực chất về những nội dung tin, bài viết, video clip của những kẻ nhân danh “dân chủ”, “nhân quyền” và những tổ chức tự cho là đấu tranh vì nước, vì dân này, đều hợp xướng, đồng ca bản nhạc chống phá cách mạng Việt Nam và cuộc sống yên bình, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam hiện nay. Cụ thể, trên thực tế, các tin, bài viết, video clip của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị tập trung mũi nhọn quan trọng và thâm độc nhất là tiến công vào nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam… Cùng với đó, các phần tử cơ hội về chính trị và chống đối đã thành lập các tổ chức, nhóm, hội bí mật phát tán các tài liệu bất hợp pháp, tung tin đồn nhảm, xuyên tạc tình hình, truyền bá những quan điểm sai trái chống đối Đảng, chính quyền các cấp. Một số người ở nước ngoài đưa ra luận điệu bịa đặt, chống đối Đảng, Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc sự thật, nói xấu lãnh tụ, bôi nhọ danh nhân và anh hùng dân tộc; thổi phồng yếu  kém, khuyết điểm trong quản lý kinh tế, quản lý môi trường, điều tra xét xử v.v.. tạo ra sự hoang mang, dao động về niềm tin của nhân dân đối với nền tảng tư tưởng của Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam để hướng lái, kích thích tư tưởng chống đối trong một bộ phận nhân dân.  
 Họ đòi Đảng từ bỏ quyền lãnh đạo, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bác bỏ con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã lựa chọ, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; xuyên tạc chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới, lợi dụng những yếu kém để vu cáo chính quyền v.v.. kích động những người dân thiếu hiểu biết, dân tộc thiểu số vào các mục đích sai trái, âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, đồng bào miền xuôi và miền ngược, giữa người Kinh với đồng bào tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở nước ta hiện nay v.v..
Hình thức chống phá của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị, sử dụng chủ yếu hiện nay là:
1. Qua phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet.
2. Mưu toan thành lập tổ chức phản động.
3. Thông qua hội thảo khoa học, phỏng vấn, viết tự sự, thư ngỏ…
4. Thông qua con đường văn học nghệ thuật.
5. Lợi dụng vấn đề dân tộc, tự do tôn giáo.
6. Gây sức ép qua con đường ngoại giao.
7. Kích động một bộ phận nhân dân khiếu kiện, biểu tình, gây rối….
Như vậy, những chiêu bài của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đã và đang dùng để chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay vẫn chỉ là một sự tiếp nối trong những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, với chiêu thức “Bình mới rượu cũ” mà các thế lực thù địch đã và đang áp dụng nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới phủ nhận con đường, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

                                                                                        Niềm Tin

ĐẶC ĐIỂM CÁC PHẦN TỬ CƠ HỘI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

Hiện nay, trên các trang mạng Interrnet, các Blog cá nhân v.v.. lan tràn những thông tin, bài viết dưới các dạng bài và bút danh khá mùi mẫn được tán phát với mật độ ngày càng dầy đặc như “nấm mọc” sau cơn mưa. Thực chất những thông tin, bài viết này là của Ai? Đó là  của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, những phần tử bất mãn tung ra nhằm bôi nhọ thanh danh của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ nội bộ, làm lung lay niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sự điều hành của Chính phủ trong đời sống xã hội nước ta hiện nay.
          Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ bàn về “Đặc điểm các phần tử cơ hội chính trị ở Việt Nam”, để giúp độc giả trong và ngoài nước được biết:   
Cơ hội chính trị là cách thức thủ đoạn, mưu mô của cá nhân hoặc tổ chức nào đó sử dụng trong lời nói và việc làm nhằm mưu cầu lợi ích của cá nhân mình. Theo đó, “Đặc điểm các phần tử cơ hội chính trị ở Việt Nam” được biểu hiện cụ thể ở các điểm sau:
1. Về thái độ chính trị họ không theo một đường lối rõ rệt, không có chính kiến hẳn hoi, có thể ngả bên này hay bên nọ để mưu lợi trước mắt.
2. Dù nấp dưới chiêu bài nào thì họ cũng đều biểu lộ chung một thái độ thù địch với chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng.
3. Ở nước ta, nét đặc thù của tư tưởng cơ hội chính trị là nó thường gắn liền với chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi, ích kỷ, chỉ lo thu vén lợi ích của cá nhân mình, tâm tính “lá mặt, lá trái”…
4. Ở nước ta, các phần tử cơ hội chính trị hoạt động phần lớn đều dựa vào nguồn tài trợ của các thế lực thù địch chống Việt Nam, thông qua các quỹ trá hình tài trợ cho hoạt động dân chủ.
Trên đây chúng tôi khái quát “Đặc điểm các phần tử cơ hội về chính trị ở Việt Nam” để quý độc giả được biết. 

                                                                                    Niềm tin

SỰ THẬT LUẬN ĐIỆU “PHI CHÍNH TRỊ HÓA” QUÂN ĐỘI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY

“Phi chính trị hóa” quân đội là luận điệu phản động nằm trong chiến lược “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhưng lại được kẻ thù thực hiện thành công ở các nước Đông Âu và Liên Xô trước đây. Hiện nay, luận điệu “phi chính trị hóa” quân đội vẫn được các thế lực thù địch tiếp tục rêu rao nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Chúng cho rằng:
Thứ nhất, quân đội là một tổ chức quân sự, là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước. Vì vậy, bất cứ nhà nước, quốc gia nào cũng cần tổ chức ra quân đội, sử dụng quân đội để bảo vệ lợi ích, hoặc mở rộng lợi ích quốc gia, nhà nước.
Thứ hai, quân đội chỉ tuân theo Hiến pháp, quân đội được tổ chức ra để bảo vệ lợi ích quốc gia nói chung. Vì vậy, quân đội không nhất thiết phải là quân đội xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa (không cần có tính từ). Theo đó quân đội có thể trung lập, đứng ngoài chính trị, đứng trên giai cấp.
Thứ ba, quân đội cũng là một nghề nghiệp, mỗi quân nhân là những người làm công, ăn lương, nhà nước nào trả lương cao thì tham gia…
Đứng vững trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để luận giải một cách sâu sắc và toàn diện các vấn đề về chiến tranh, quân đội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng: Bản chất của quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của giai cấp, nhà nước nhất định nhằm bảo vệ lợi ích căn bản của giai cấp, nhà nước ấy. Bản chất giai cấp của quân đội phụ thuộc vào bản chất của giai cấp, nhà nước tổ chức ra, nuôi dưỡng và sử dụng quân đội đó. Theo đó, các luận điệu trên của chủ nghĩa cơ hội xét lại hiện đại thực chất là những luận điệu mị dân, phản khoa học. Tính chất mị dân, phản khoa học đó được thể hiện:
Thứ nhất, khi luận giải bản chất của quân đội họ đem đồng nhất hoặc tuyệt đối hóa mặt bạo lực vũ trang mà bỏ qua mặt xã hội, tức bản chất giai cấp, nhà nước của quân đội (quân đội bao giờ cũng do nhà nước, giai cấp tổ chức ra, nuôi dưỡng và sử dụng).
Thứ hai, quân đội chỉ tuân theo Hiến pháp nhà nước, quốc gia. Trong xã hội có giai cấp, mỗi quốc gia, nhà nước nhất định đều có Hiến pháp riêng, phục vụ và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị (không có Hiến pháp phục vụ, bảo vệ lợi ích của mọi giai cấp, mọi tầng lớp…).
Thứ ba, thực tiễn sự phát triển của lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng: từ xưa đến nay chưa hề có một “nhà nước siêu giai cấp”, “nhà nước phúc lợi chung”, “nhà nước toàn dân”. Theo đó, không thể có một quân đội do nhà nước, giai cấp nhất định tổ chức ra, nuôi dưỡng lại đứng ngoài chính trị, đứng trên giai cấp.
Trong thực tiễn cho thấy, khi một chế độ xã hội này bị thay thế bởi một chế độ xã hội khác, thì quân đội hoặc bị giải tán, hoặc được cải tạo để phục vụ cho một giai cấp, nhà nước thống trị mới. Chẳng hạn như: quân đội các nước Đông Âu sau chiến tranh Thế giới lần thứ 2, hoặc quân đội các nước Đông Âu, Liên Xô sau chính biến chính trị những năm 90 của thế kỷ XX vừa qua.
Do đó, thực chất “phi chính trị hóa” quân đội là phủ nhận, xóa nhòa bản chất giai cấp của quân đội, nhằm: phi vô sản hóa để từng bước tư sản hóa quân đội vốn là quân đội cách mạng; tước vũ khí của giai cấp vô sản, vô hiệu hóa công cụ bạo lực để chuyển sang tay giai cấp thống trị khác; tiến tới xóa bỏ thành quả cách mạng, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và cuối cùng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Vì vậy, mỗi chúng ta phải đề cao cảnh giác trước âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch, phản động; tích cực nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng; xây tổ chức đảng trong sạch vững mạnh; dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; nâng cao nhận thức để nhận diện và đấu tranh có hiệu quả, làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị hiện nay.

                                                                                                                     T.H

TOÀN DÂN HÃY CHUNG TAY QUÉT SẠCH ĐÁM PHÁ HOẠI

Nhân dân trong cả nước và quốc tế bất bình, phản đối kịch liệt trước sự lôi kéo biểu tình không chính đáng của bọn phản động. VTV1 đã lược trích ý nguyện, tiếng nói của nhân dân trước sự lôi kéo biểu tình không chính đáng của bọn phản động:
““… Triệt tận gốc để nhân dân được bình an, mong bà con không vì đồng tiền mà bị bọn chúng lôi kéo vào những cuộc biểu tình không chính đáng mà còn hại đến đời sống của con em chúng ta”, “Cùng với ý kiến đó là ý kiến bày tỏ bức xúc trước sự phá hoại của Việt Tân: cùng người Việt sao những người này cứ muốn nồi da nấu thịt, đồng bào Việt Nam đang cùng nhau gắng sức xây dựng đất nước cho bằng bạn bè năm châu sau những đau khổ chồng chất. Họ phá phách gần nửa thế kỷ nay chưa đủ sao ? chúng tôi cần sự bình yên của đất nước bởi những tổ chức biết chăm lo cho nhân dân, lo xóa đói giảm nghèo, lo bảo vệ Tổ quốc, chứ không phải đám cực đoan chỉ biết phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, làm rối loạn an ninh đất nước. Dân Việt Nam đã hiểu thế nào là nô lệ mất nước, thế nào là bom đạn chiến tranh mà nhân dân hai miền đã gánh chịu.
Toàn dân hãy chung tay quét sạch đám phá hoại này””[1]



[1] Bản tin cuối ngày VTV1 ngày 8/01/2016

                                                                                                                   H.T