Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Nhận rõ tình hình mới và các dạng quan điểm sai trái, thù địch

Tình hình mới
1- Tình hình thế giới 
Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đa cực hóa về trật tự chính trị, đa dạng hóa về phát triển văn hóa, tin học hóa trong đời sống xã hội, gia tăng hóa sự gắn kết, phụ thuộc vào nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Bối cảnh đó ẩn chứa nhiều chuyển biến lớn lao phức tạp, khó lường, vừa mang đến cho con người những thời cơ, vận hội và tràn đầy hy vọng, vừa đặt ra trước mắt nhiều nguy cơ, thách thức và những lo lắng, bất an. Tình hình mới trên thế giới có thể nhận rõ qua những chuyển biến nổi bật.
Thứ nhất, sự chuyển dịch quyền lực theo hướng từ Tây sang Đông. Bước vào thế kỷ XXI, do suy yếu tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nước, nổi bật là Trung Quốc và Ấn Độ, dẫn tới sự chuyển dịch quyền lực mới trên phạm vi toàn cầu. Đó là sự chuyển dịch trọng tâm quyền lực từ Tây sang Đông và dẫn tới sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự chuyển dịch này đã và đang tác động đến quan hệ quốc tế, tập hợp lực lượng giữa các nước không chỉ trong phạm vi các khu vực mà còn biến động sâu sắc tới toàn cầu. Sự chuyển dịch đó làm cho cục diện thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Trong bối cảnh như vậy, sự cọ sát và cạnh tranh chiến lược, điều chỉnh chiến lược, tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn ngày càng gia tăng, quyết liệt, tác động sâu rộng đến an ninh, chính trị thế giới.
Thứ hai, các vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống ngày càng nghiêm trọng. Ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của vấn đề toàn cầu, như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, phổ biến vũ khí hủy diệt, thảm họa thiên tai, thảm họa môi trường sinh thái, nghèo đói và dịch bệnh, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng. Trong những vấn đề gay cấn và là những thách thức to lớn đó, cạn kiệt tài nguyên, nhất là năng lượng và nguồn nước đang là vấn đề nổi trội, tác động tới an ninh và phát triển của nhiều nước, nhiều khu vực. Nhu cầu về tài nguyên của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế của các nước đang phát triển sẽ tăng vọt dẫn tới việc cạnh tranh các nguồn tài nguyên vốn đã gay gắt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cùng với những vấn đề đe dọa an ninh toàn cầu nêu trên, an ninh biển cũng đang nổi lên trong thời gian tới. An ninh biển không chỉ liên quan đến an toàn các tuyến đường hàng hải mà ngày càng mở rộng ra các khía cạnh khác, như an ninh môi trường biển, các nguồn lợi hải sản. Do tác động của việc gia tăng các tranh chấp biển, đảo và các chuyển biến của an ninh phi truyền thống khác, an ninh biển sẽ trở thành một trong những vấn đề chi phối quan hệ giữa các nước.
Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban-ki-mun đã nhận xét: “chân trời có vẻ tối đi”. Thế giới đang ở trong thời kỳ có nhiều xáo động. Chủ nghĩa dân tộc nổi lên rất mạnh, chủ nghĩa phân hóa cũng đang phát triển và những tư tưởng cũng như hành vi cường quyền, cực đoan đang trỗi dậy. Trong khi các cuộc “Cách mạng màu” đã làm tan hoang một số nước tại Trung Đông, Bắc Phi; thì chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khủng bố quốc tế chưa bao giờ phức tạp như bây giờ. Các tổ chức khủng bố, điển hình là Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn đang duy trì hoạt động tại I-rắc, Xy-ri và ở một số nước khác, đã không chỉ gây ra những bất ổn và biến động chính trị, quốc phòng, an ninh tại nhiều nước mà còn lôi cuốn nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực vào “chảo lửa” này. Nguy hiểm hơn, các tổ chức khủng bố đang mở rộng địa bàn hoạt động sang châu Âu, châu Á, gây mất an ninh, an toàn xã hội. Những vụ tấn công nhằm vào Pháp, Bỉ, Anh, Nga đã lan sang một số nước Đông Nam Á, như Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia cho thấy, tất cả những điều đó không thể giải quyết được trong một sớm, một chiều, mà sẽ kéo dài, vô cùng phức tạp. 
Thứ ba, trào lưu dân túy, xu hướng bảo hộ có chiều hướng gia tăng.
Trào lưu dân túy trong thời gian gần đây đang ngày càng gia tăng, nổi lên mạnh mẽ ở các nước phát triển. Ở châu Âu, lần đầu tiên các đảng dân túy có mặt tại hầu hết các quốc hội, chiếm ít nhất 10% số phiếu ủng hộ tại 16 nghị viện châu Âu, là lực lượng lớn nhất trong quốc hội 6 nước (Hy Lạp, Hung-ga-ri, I-ta-li-a, Ba Lan, Slô-va-ki-a và Thụy Sĩ). Trào lưu dân túy ở châu Âu có đặc điểm là phản đối xu hướng liên kết hội nhập, phê phán các chính sách ủng hộ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chống nhập cư, phản đối việc đặt lợi ích của Liên minh châu Âu (EU) lên trên chủ quyền và lợi ích quốc gia. Ở Mỹ, trào lưu dân túy cánh hữu nổi lên lôi kéo sự tham gia của nhiều thành viên Đảng Cộng hòa và đỉnh điểm là thắng lợi trong bầu cử Tổng thống Đ. Trăm, đánh dấu việc lần đầu tiên một ứng cử viên theo đường lối dân túy nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”. Trào lưu dân túy hiện đang gây ra một số tác động khá tiêu cực. Ở trong nước, các trào lưu dân túy cổ vũ cho việc xây dựng một nhà nước mạnh và chuyên chế. Kết quả lại làm tăng thêm các mâu thuẫn nội bộ, đẩy tình trạng bất ổn lên cao, làm cho chính sách đối nội và đối ngoại bất định. Đối với bên ngoài, trào lưu này chống liên kết, hội nhập quốc tế và khu vực, gắn ưu tiên thậm chí ly khai khỏi các cơ chế đa phương, như trường hợp Anh rút khỏi EU (hay còn gọi là Brexit), Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Pa-ri về chống biến đổi khí hậu. Điều đó làm giảm hợp tác, tăng cạnh tranh, xung đột và do đó đưa đến những căng thẳng mới trong quan hệ quốc tế.
Xu hướng bảo hộ hoặc còn gọi là chủ nghĩa bảo hộ gần đây phát triển mạnh tại Mỹ và một số nước Tây Âu. Tại các nước này, những lực lượng ủng hộ tự do hóa kinh tế đang suy yếu và co lại, trong khi trào lưu phản kháng tự do hóa, phản kháng toàn cầu hóa lại trỗi dậy, nhất là sau sự kiện Brexit và bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Thực hiện theo xu hướng đó, số lượng biện pháp bảo hộ tăng mạnh, lĩnh vực bảo hộ được mở rộng với nhiều biện pháp phức tạp, tinh vi hơn. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong giai đoạn từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 10-2016, các nước thành viên G20 đã áp dụng 85 biện pháp hạn chế thương mại. Bảo hộ không còn chỉ giới hạn trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa dịch vụ, mà còn bao gồm cả tài chính, bảo hộ đầu tư, sở hữu trí tuệ, dịch vụ tự do lao động.
Việc quay trở lại chủ nghĩa bảo hộ, đóng cửa thị trường, hạn chế liên kết kinh tế, giảm sự ủng hộ đối với tự do thương mại đa phương, cản trở thương mại và đầu tư quốc tế đã và đang tạo ra hệ lụy tiêu cực đến tiến trình tăng trưởng kinh tế thế giới và làm chậm lại quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng trên thế giới. Xu hướng bảo hộ ở một số nền kinh tế lớn, đặc biệt là ở Mỹ sẽ làm tăng mâu thuẫn, bất đồng vốn có về một số vấn đề kinh tế, thương mại, do đó làm gia tăng va chạm lợi ích, không loại trừ việc xuất hiện những hành động “trả đũa” dẫn tới chiến tranh thương mại. Tình hình đó làm cho liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu đứng trước nhiều khó khăn, toàn cầu cầu hóa có xu hướng bị chậm lại.
2- Tình hình trong nước 
Chưa bao giờ tầm vóc và sức mạnh của dân tộc, của đất nước lại rạng rỡ và mạnh mẽ như hôm nay. Điều đó làm cho công tác lý luận nói chung và cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch nói riêng, có một “cốt vật chất” vững chắc để thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhưng mặt khác, những thách thức đối với cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch cũng không hề nhỏ mà lý do chính là còn tồn tại những hạn chế, khiếm khuyết trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong những năm qua kinh tế vĩ mô của nước ta cơ bản ổn định, nhưng chưa vững chắc, nợ công tăng nhanh, nợ xấu tuy giảm dần nhưng vẫn ở mức cao, sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. “Phát triển thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội. Trên một số mặt, một số lĩnh vực, một bộ phận nhân dân chưa được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc đổi mới... “Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (năm 1994) nêu lên vẫn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp, như tham nhũng, lãng phí, “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, nhất là triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông trên mạng in-tơ-nét để chống phá ta và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, chế độ có mặt bị giảm sút”(1).
Trong cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, chúng ta gặp không ít khó khăn, trong đó có những khó khăn do chính bản thân chúng ta không lường hết, có khó khăn nội tại do chủ quan duy ý chí hoặc do bảo thủ trì trệ, từ đó dẫn tới sự lúng túng và thiếu lý lẽ, thậm chí bế tắc trong lập luận. Sự kiện ở Liên Xô trước đây và Đông Âu - những nơi mà chủ nghĩa xã hội hiện thực tưởng như rất vững chắc, nhưng đã bị tan rã một cách nhanh chóng, đã cho ta bài học sâu sắc cả về tính phức tạp của thế giới đương đại và những trắc trở, khó khăn của con đường đi tới tương lai của loài người. Vấn đề đặt ra là vận mệnh của chủ nghĩa xã hội sẽ phụ thuộc vào chính việc nhìn nhận rõ và khắc phục tốt những vướng mắc bên trong của xã hội xã hội chủ nghĩa, nhất là khi chủ nghĩa xã hội chưa được xây dựng một cách hoàn hảo. Đó là những vấn đề nảy sinh từ tính phức tạp của thực tiễn mà ta chưa lường hết và có trường hợp từ sai lầm về nhận thức dẫn tới sai lầm về hành động; từ sự thiếu hiểu biết mà làm sai, làm ẩu; từ sự thiếu nhạy cảm nên chậm chạp để mất thời cơ; từ sự vi phạm nguyên tắc dẫn tới chệch hướng. 
Thực tiễn quá trình cách mạng của chúng ta hiện nay cũng chứa đựng những vấn đề không đơn giản. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là những nhiệm vụ tất yếu mà chúng ta đang tiến hành. Nhưng ai cũng biết, mặc dù chúng ta luôn giữ định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng phát triển kinh tế thị trường càng mạnh thì tính tự phát của khuynh hướng tư bản chủ nghĩa cũng sẽ tăng lên. Chúng ta lại đang ở thời kỳ quá độ, trong đó nền kinh tế và cả xã hội cũng có những vấn đề quá độ đan xen nhau rất khó rạch ròi. Quá trình hội nhập quốc tế, chủ động hợp tác với các nước tư bản chủ nghĩa lại sử dụng những giải pháp và cách thức phát triển của chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra nhiều thách đố đối với công tác lý luận và có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.
Có một vấn đề rất đáng quan tâm nữa là mọi tình hình thế giới và trong nước, cả mặt thuận và mặt trái đều có thể hấp thụ được qua nhiều cách, nhiều chiều và trên nhiều phương diện. Việc nghe, nhìn, cũng như suy nghĩ của mỗi người trong điều kiện thông thoáng bên trong, hội nhập với bên ngoài hôm nay đã khác hôm qua. Điều đó có tác động lớn đến công tác đấu tranh tư tưởng.
Các dạng quan điểm sai trái, thù địch
1- Những quan điểm của các thế lực thù địch.
Sau nhiều thập niên thực hiện chính sách thù địch, chống phá không đạt hiệu quả, các thế lực thù địch đang thay đổi phương thức hoạt động. Mục tiêu nhất quán không thay đổi của chúng là chống phá tận gốc về tư tưởng chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, “phi chính trị hóa”, vô hiệu hóa quân đội và lực lượng công an, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Khi chúng ta kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga và 170 năm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” - tác phẩm kiệt xuất của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, các nhà tư tưởng chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội đã tập trung phê phán, đả kích tới tấp vào chủ nghĩa Mác hòng làm lung lay nền tảng tư tưởng của chúng ta. Họ cho rằng “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” chỉ là ý tưởng hão huyền, ngông cuồng và cho đến nay càng thấy lạc lõng vì chủ nghĩa tư bản không chỉ tồn tại mà còn bền vững hơn; rằng giai cấp công nhân và những ông chủ tư sản hiện nay đã hòa hợp, trở thành tiền đề cho nhau cùng phát triển; rằng Cách mạng Tháng Mười Nga là “dích dắc” của lịch sử, là cuộc bạo động phản dân chủ, đã hết tác dụng. Các thế lực thù địch tung ra đủ thứ luận điệu nhằm bác bỏ chủ nghĩa cộng sản, như: du nhập chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam là một sai lầm lịch sử, chỉ đưa đến tai họa vì chủ nghĩa Mác - Lê-nin là tư tưởng ngoại lai, xa lạ với truyền thống dân tộc. Họ còn cho rằng lý luận Mác - Lê-nin chỉ giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp, còn tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ giải quyết đấu tranh dân tộc thuần túy, không thể áp đặt mẫu học thuyết Mác - Lê-nin vào Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Gần đây họ chuyển sang luận điệu “Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế mà còn về tinh thần. Không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa, ngay cả Bộ Chính trị”; đồng thời xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đưa ra các luận điệu rằng, “đấu tranh giai cấp”, “tập trung dân chủ” là cổ vũ cho bạo lực, cho chiến tranh, cho độc quyền, độc đoán, thủ tiêu dân chủ, không phù hợp với xu thế thời đại, do đó không thể thúc đẩy xã hội phát triển.
Họ phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác - Lê-nin với học thuyết đấu tranh giai cấp gây ra cảnh “nồi da nấu thịt” suốt mấy chục năm; rằng Hồ Chí Minh chỉ là người dân tộc chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam là một sai lầm lịch sử... Họ xuyên tạc, phủ định các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cho rằng học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội chỉ là một lý thuyết về chủ nghĩa xã hội không tưởng, không bao giờ thực hiện được, sự sụp đổ mô hình của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, Liên Xô là một tất yếu đã được dự báo trước; rằng chủ nghĩa xã hội đặt xã hội lên trên cá nhân chỉ là đề cao một số người đang nắm quyền trong xã hội đó.
Tấn công vào đường lối của Đảng, các thế lực thù địch cho rằng không thể làm trái quy luật bỏ qua chế độ tư bản mà là phát triển chủ nghĩa tư bản dưới sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết các vấn đề xã hội phải làm theo chủ nghĩa xã hội dân chủ. Họ rêu rao rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn con đường sai, không thể có chủ nghĩa xã hội. Không ít kẻ đã lớn tiếng rằng chủ nghĩa xã hội chính là bước quá độ từ nghèo nàn, lạc hậu tiến tới chủ nghĩa tư bản, những ước mơ của chủ nghĩa xã hội thì chính chủ nghĩa tư bản đã thực hiện rồi, rằng người ta có thể dễ dàng tìm thấy ở chủ nghĩa tư bản những lời giải đáp đầy đủ cho mọi vấn đề được đặt ra trong đời sống loài người. 
Các thế lực chống cộng tập trung công kích vào các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, đặc biệt là vào nguyên tắc tập trung dân chủ. Bằng việc vu cáo Đảng Cộng sản chiếm quyền của nhân dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, “độc đoán, đảng trị”, thực hiện sự chuyên chính của một đảng, sự thống trị quan liêu của giới thượng lưu, chúng đối lập Đảng với Nhà nước, đối lập Đảng, Nhà nước với nhân dân. Dựa vào một số “cải cách” ở các nước tư bản và nhất là dựa vào các mô hình xã hội - dân chủ Thụy Điển, Phần Lan, họ cho rằng từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội không nhất thiết phải thông qua cách mạng xã hội mà cứ để cho nó phát triển tự nhiên, thông qua việc mở rộng dân chủ, đấu tranh nghị trường để nhân dân tự lựa chọn chế độ chính trị mới.
Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, họ cho rằng, giai cấp công nhân chỉ là những người có học vấn thấp, những lãnh tụ của giai cấp công nhân cũng thường có trình độ văn hóa không cao, “lại được đào luyện trong một lôgíc chuyên chế bạo ngược”, cho nên giỏi lắm cũng chỉ có thể lật đổ chế độ cũ, chứ không thể lãnh đạo toàn dân xây dựng được một xã hội mới tốt đẹp, nhất là trong thời đại khoa học phát triển. Họ lập luận: “... nếu như giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là “Người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản” xây dựng một xã hội mới thì tại sao ở những nước tư bản phát triển có lực lượng công nhân rất đông, chất lượng cao lại không thực hiện vai trò lịch sử của mình? Đảng Cộng sản Việt Nam không thể gọi là Đảng của giai cấp công nhân được, vì nó có rất ít tính công nhân mà mang đậm tính nông dân, chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa phong kiến. Với những điều kiện như trên, giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Việt Nam không thể lãnh đạo, xây dựng được chủ nghĩa xã hội đích thực ở Việt Nam...” v.v. và v.v..
Họ phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phê phán triệt để, bôi đen chủ nghĩa xã hội hiện thực, công khai ca ngợi con đường tư bản chủ nghĩa. Cho rằng “đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chắp vá, không tưởng. Việt Nam hiện nay đang đứng ở ngã ba đường, không biết đi theo con đường nào. Nếu không hòa nhập vào thời đại, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thì sẽ bị trả giá, tự giác thì đến đích nhanh hơn, không tự giác thì tất yếu cũng phải đi theo con đường đó, nhưng đến đích đau đớn hơn, chậm chạp hơn”. Gần đây có luận điệu xảo quyệt, thâm độc hơn như “con đường mà Việt Nam muốn đi là thứ tư bản chủ nghĩa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng con đường này không thể thành công vì không thể nào giải quyết thỏa hiệp giữa hai chủ nghĩa đối lập với nhau”.
Nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và bôi nhọ lãnh đạo, họ cho rằng “Đảng đã hoàn thành nhiệm vụ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và hiện nay phải để lực lượng khác lãnh đạo đất nước thì đất nước mới phát triển được, cứ để Đảng lãnh đạo thì đất nước còn lạc hậu”.
Mục tiêu của các thế lực thù địch là tập trung hướng vào nội bộ ta, tìm mọi hình thức, tinh vi hoặc trắng trợn, công khai hoặc bí mật, ráo riết làm cho nội bộ không ổn định, luôn luôn gieo rắc ngờ vực, nghi kỵ, giảm sút lòng tin hòng gây chia rẽ, lục đục nội bộ. Các chiến dịch tung tin thường tập trung vào các kỳ đại hội Đảng, kỳ bầu cử Quốc hội nhằm mục đích kích động, chia rẽ nội bộ. Xuất hiện nhiều luận điệu hết sức thâm độc, nguy hiểm như “Phe thân Mỹ sẽ thắng và phe thân Trung Quốc sẽ thua”. Hiện nay công tác chống tham nhũng đang được Đảng và Nhà nước ta thực hiện một cách kiên quyết, công khai, minh bạch, được nhân dân hết sức đồng tình và tin tưởng, nhưng các thế lực thù địch lại xuyên tạc, bóp méo, cho đó là cuộc đấu tranh thanh trừ nội bộ giữa các phe phái và các nhóm lợi ích.
2- Những quan điểm sai trái do các phần tử phản động, thoái hóa, cơ hội chính trị, bất mãn gây ra.
Một số đối tượng “lá mặt, lá trái” cơ hội chính trị, số phần tử bất mãn, cực đoan quá khích đang sống, làm việc thụ hưởng những thành quả cách mạng do Đảng và nhân dân mang lại, nhưng lại bí mật cộng tác với những phần tử bất mãn, phản động nước ngoài để mưu cầu lợi ích cá nhân. Số đối tượng này tiếp nhận, tán phát tài liệu có nội dung xấu, móc nối viết bài nói xấu chế độ, chống phá Nhà nước Việt Nam. Những bài viết được tung lên mạng in-tơ-nét có nội dung tán phát những quan điểm phản động, cực đoan chống Đảng, Nhà nước, kích động tụ tập đông người, biểu tình gây áp lực với chính quyền, đòi thả tự do cho số “tù nhân lương tâm”. Họ phản đối việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao APEC, phủ nhận sự thành công của Hội nghị, xuyên tạc bài diễn văn của Tổng thống Mỹ hòng gây chia rẽ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Những biểu hiện cơ hội hữu khuynh ở nước ta hiện nay đã và đang xuất hiện trong bối cảnh đất nước vừa có thời cơ, vận hội lớn, vừa đứng trước nguy cơ, thách thức nghiêm trọng. Tư tưởng cơ hội hữu khuynh đó không chỉ được xây dựng trên một cơ sở lý luận xét lại nào đó, mà còn là sự cóp nhặt hỗn tạp giữa trào lưu triết học, xã hội học tư sản hiện đại, song lại chưa thoát được căn bệnh giáo điều đối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và mắc bệnh thực dụng. Điều này thể hiện thái độ và lối sống cơ hội nhằm trục lợi cả chính trị lẫn vật chất. 
Một số quan điểm khác phủ nhận con đường phát triển đất nước theo hướng chủ nghĩa xã hội viện dẫn cơ sở lý luận phương pháp luận mác-xít về quá trình vận động của lịch sử như một dòng chảy lịch sử - tự nhiên. Những người cơ hội trước kia đã từng giáo điều trong việc nhận thức về sự thối nát, giãy chết của chủ nghĩa tư bản, thì bây giờ họ lại ấu trĩ cho rằng thế giới tư bản chủ nghĩa ngày nay toàn những nước tư bản có nền công nghệ phát triển cao, toàn những “con rồng”, “con hổ”; rằng con đường tư bản đưa dân tộc đến tương lai tươi sáng. Họ ngụy biện rằng không nhất thiết phải theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, xây dựng chủ nghĩa xã hội, không nhất thiết phải chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản thì đất nước mới phát triển. Từ đó vội vàng đi đến kết luận rằng chủ nghĩa xã hội chỉ là một lý thuyết của một học thuyết chưa được chứng thực, nếu có thì chỉ mới có sự chứng thực của sự thất bại và đổ vỡ.
Họ tung ra luận điệu trong Đảng có “phe cải cách” và “phe bảo thủ”, có “nhóm lợi ích” từ lãnh đạo cấp cao và nhóm này chi phối toàn bộ các “nhóm lợi ích” ở cấp dưới. Họ cũng bịa đặt rằng “điều này cho thấy phe bảo thủ đã thành công trong việc đặt nặng sự ổn định chính trị trong nước trước cải cách. Thành phần thủ cựu trong Đảng Cộng sản lo ngại Nhà nước sẽ mất đặc quyền đặc lợi”. Họ tìm mọi cách bịa đặt, nói xấu cán bộ của Đảng và Nhà nước, xuất hiện nhiều cuốn nhật ký, hồi ký tài liệu tung ra những chuyện giật gân trong sinh hoạt của các nhà lãnh đạo, đề cao người này, hạ thấp người kia, kích động, chia rẽ lãnh đạo cao cấp của Đảng, gây nghi ngờ hòng mong chia rẽ nhân dân với Đảng.
Các đối tượng phủ định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, công kích đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục phát triển kinh tế quốc doanh với những lý sự, như “kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội không thể hòa nhập được”. “kinh tế thị trường là kinh tế tư bản chủ nghĩa, do thời cuộc và do cuộc sống bắt buộc, chính quyền Việt Nam phải chọn sống chung với con hổ yêu tinh hiện đại này, thể nào sớm hay muộn cũng bị nó ăn thịt”; thực hiện đường lối mở cửa, phát triển kinh tế thị trường là chế độ cộng sản Việt Nam đã uống liều thuốc đắng, kinh tế nhà nước là ung nhọt, là “sân sau” của những “nhóm lợi ích” cấp cao, là những tổ mối đục khoét của cải của đất nước.
Bôi nhọ lịch sử chính là một thủ đoạn mới của các đối tượng phản động nhằm phá hoại về tư tưởng, làm mất lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ. Tất cả các mũi tấn công trên đều nhằm vào phát triển mầm mống các nhân tố chống chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy sự hình thành “xã hội dân sự” dưới tác động của hàng hóa, nguồn vốn phương Tây, hình thành tâm lý sùng bái đồng đô-la, lôi kéo thêm lực lượng cán bộ, đảng viên có quan điểm sai trái, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân để lấn át kinh tế nhà nước.
Tiếp tục phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, gần đây họ tung lên luận điệu “No Ho” hòng phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc công lao, sự nghiệp vĩ đại của Bác. Thâm độc hơn, họ tung ra luận điệu hòng tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với học thuyết Mác - Lê-nin. Họ ngụy biện rằng, bây giờ học thuyết Mác - Lê-nin đã lỗi thời, chỉ dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ. Từ đó họ lại ám chỉ “Chủ nghĩa Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa dân tộc”. Đây là một luận điệu hết sức nguy hiểm, vì như vậy sẽ làm suy yếu tư tưởng Hồ Chí Minh và thực chất là từ phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tiến tới phủ định chính ngay tư tưởng Hồ Chí Minh.
Họ còn nói chế độ một đảng là không dân chủ, đòi đảng cộng sản đang cầm quyền phải từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình. Một số phần tử cho rằng thích ứng với nền kinh tế đa sở hữu thì nền chính trị không thể nhất nguyên được, không thể duy trì sự lãnh đạo của một đảng duy nhất. Do vậy theo họ, dân chủ phải đi liền với đa nguyên về chính trị. Không ít những lời gièm pha, chỉ trích rằng dân chủ của ta là nửa vời, chưa mở ra đã khép lại... Có người nói cách làm của chúng ta là non gan, yếu bóng vía, không dám mở bung dân chủ hết cỡ, không dám thực hiện dân chủ công khai, không giới hạn.
3- Những quan điểm sai trái nảy sinh từ trình độ nhận thức chính trị kém.
So với các nước trên thế giới, Việt Nam vẫn là một nước còn nghèo, sự phát triển kinh tế còn chưa vững chắc, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế còn chưa cao. Trong lĩnh vực xã hội, còn nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi phải được tiếp tục quan tâm giải quyết. Điều đó đã tác động, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh xã hội, làm ảnh hưởng tới cuộc sống bình yên của nhân dân.
Mặc dù đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, nhưng tâm trạng của một bộ phận nhân dân chưa thật vui, chưa thật phấn khởi, không ít những hiện tượng bất ổn khác làm cho chúng ta tiếp tục suy nghĩ, như: sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, các vùng, miền, khoảng cách chênh lệch về sự phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng ngày càng nới rộng. Lĩnh vực công tác tư tưởng, văn hóa vẫn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém, đôi khi còn tỏ ra chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, chưa làm sáng tỏ được những vấn đề do thực tiễn đất nước đặt ra để định hướng tư tưởng và thực tiễn, ngay cả trên nhiều vấn đề rất cơ bản. Lòng tin của một bộ phận nhân dân vào Đảng, vào chế độ có phần giảm sút vì bất bình trước những bất công xã hội. Tình hình đó đã làm khối đại đoàn kết dân tộc tuy đã được củng cố một bước, song chưa bền chặt và đang đứng trước những thách thức mới, những nguy cơ tiềm ẩn; mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân tuy đã được chăm lo củng cố, song bắt đầu xuất hiện những hiện tượng không thể xem thường.
Do tác động nhiều mặt, trong xã hội đã xuất hiện nhiều hiện tượng, như chạy theo lối sống sinh hoạt văn hóa lai căng, thác loạn, dung tục, xa rời văn hóa truyền thống. Một số tác phẩm văn hóa có tư tưởng phủ định lịch sử, nhận thức sai về văn học, nghệ thuật, cổ xúy cho những hành vi sai trái, lệch lạc. Hiện nay có một số đầu sách có nội dung phức tạp, xuyên tạc lịch sử Việt Nam vẫn được nhập khẩu, phát hành. Trên thị trường băng đĩa nhạc xuất hiện hàng loạt băng đĩa đồi trụy, phản động được lưu hành. Hàng loạt thông tin xâm nhập vào không kiểm chứng, dẫn đến nhận thức sai lệnh thông tin và hình thành nên quan điểm sai trái. Một số báo đưa tin, bài không trung thực, thiếu định hướng tư tưởng gây ảnh hưởng xấu trong dư luận.
Trong khi đó, một số cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài (AFP, Reuter, BBC, VOA) đưa một số tin, bài vu cáo ta vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Đã vậy, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin sai trái, hoàn toàn bịa đặt mà không ít cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng nhân dân đã đọc, nghe những thông tin này, không phân biệt đúng sai, nhiều cán bộ đảng viên đã có biểu hiện dao động, mất lòng tin, dẫn tới “tự diễn biến”, suy thoái về tư tưởng chính trị. Các thế lực thù địch đều rất quan tâm lôi kéo tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên, học sinh, sinh viên vì đây là lực lượng hùng hậu, là đội ngũ quan trọng trong xã hội, nhất là trí thức, lớp trẻ. Chúng coi đó là hướng hoạt động có tính chiến lược nhằm chuyển hóa tư tưởng của thế hệ điều hành đất nước trong tương lai. Những thế hệ sau năm 1975 đã quên hoặc chưa từng nếm trải những khổ cực trong chiến tranh do đó dễ bị thao túng, lôi kéo. Do ảnh hưởng của các thế lực thù địch cùng với tác động của một số yếu tố khách quan, một số trí thức, sinh viên viết bài, làm thơ nói xấu chế độ. Có một số cán bộ, đảng viên, trí thức cũng ngộ nhận, phê phán nguyên tắc tập trung dân chủ, thậm chí có người còn đòi xóa bỏ nguyên tắc này. Họ cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ nay đã lỗi thời, chỉ thích hợp với hoạt động của Đảng khi chưa giành được chính quyền, Đảng còn hoạt động bí mật hoặc lãnh đạo kháng chiến, rằng thực hiện tập trung dân chủ hiện nay là nguyên nhân gây ra độc đoán, chuyên quyền trong Đảng và trong xã hội, sẽ không có dân chủ, không có nhân đạo. Họ cho rằng định hướng xã hội chủ nghĩa là giáo điều, sách vở, xuất phát từ định đề giai cấp chứ không xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Theo họ, phải từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa thì mới phù hợp với thực tế đất nước, xu thế thời đại. Họ cho rằng quan hệ sản xuất mà chúng ta đang xây dựng chỉ là phương tiện để phát triển sản xuất, vì chúng ta chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa bằng mọi giá, nên lực lượng sản xuất yếu kém, trì trệ.
Một số đối tượng đã xoay chiều, quay quắt, phủ định truyền thống, nêu ra những luận điệu quái gở như “các nhà lãnh đạo Việt Nam cứ mãi ngây thơ tin vào sự đồng lòng xả thân cho một ý thức hệ vu vơ”... 
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng”, Đảng ta, nhân dân ta luôn mong muốn một không khí hòa bình để xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, nhưng các thế lực thù địch không để chúng ta yên. Chúng thường xuyên chống phá chúng ta bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt. Vì vậy, đấu tranh chống quan điểm sai trái như một nhiệm vụ tất yếu chúng ta phải làm. Để làm thật tốt, cùng với việc tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chúng ta cần chủ động nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội; sớm phát hiện và xử lý kịp thời những vụ, việc phức tạp, nổi cộm mới phát sinh, những vấn đề bức xúc trong xã hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng. Chủ động theo dõi và nắm bắt kịp thời các dạng quan điểm sai trái và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, từ đó xác định những giải pháp đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả./.
--------------------------------------------
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng , Hà Nội, 2016, tr. 68
Vũ Văn HiềnGS, TS, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

ĐẤU TRANH LÝ LUẬN TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG HIỆN NAY



                                                   HB
Thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền xuyên tạc tình hình Việt Nam, tiêu biểu là về Luật đặc khu ở Việt Nam, điều này đã tác động không nhỏ đến quần chúng nhân dân, đã có một bộ phân nhân dân ở các tỉnh thành phía nam bị lôi kéo đập phá, gây rối mất trật tự an ninh. Điều đó càng khẳng định sự cần thiết phải đấu tranh lý luận trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay.
Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay đang diễn ra hết sức quyết liệt và phức tạp trên nhiều cấp độ, phương diện khác nhau. Các thế lực thù địch đang tập trung tổng lực vào cuộc đấu tranh này nhằm mục tiêu phá bỏ nền tảng tư tưởng của nước ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và cuối cùng là xoá bỏ chế độ XHCN trên đất nước ta.
Phương tiện thông tin đại chúng được hiểu là những phương tiện giúp tiếp cận, truyền bá thông tin tốt nhất đến quảng đại quần chúng - xã hội. Phương tiện thông tin được coi là đại chúng khi nó trở nên quen thuộc, hữu ích về mặt thông tin với đa số quần chúng và được họ sử dụng thường xuyên trong một khoảng thời gian dài.
Có thể nói, ngày nay có đủ các loại thông tin thật - giả, đúng – sai, tốt – xấu, chính – tà, “thượng vàng hạ cám”… đều có thể được truyền tải, lưu trữ, truy cập khai thác trên mạng internet. Chính điều này tạo ra sự hấp dẫn, tiện ích, phong phú, phổ biến… của những thông tin được truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, song cũng có thể dẫn đến sự “choáng ngợp”, ngộ nhận, nhiễu loạn, phân tâm, mất phương hướng… của đối tượng tiếp nhận những thông tin trên các phương tiện truyền thông hiện đại.
Thực tiễn diễn ra trên lĩnh vực đấu tranh này, cần tập trung giải quyết trong cuộc ĐTLL trên phương tiện thông tin đại chúng hiện nay:
Một là, cần tập trung làm rõ, phơi bày bản chất phản động, phản khoa học, dối trá và tính chất tinh vi, nguy hại, phức tạp trong các luận điểm chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch; công bố một cách công khai, rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân thấy rõ, từ đó họ không còn nghe, tin theo những luận điệu đó. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm và sự đồng thuận của mỗi người dân về ĐTLL trên các phương tiện thông tin đại chúng trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Hai là, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cơ quan nghiên cứu, đội ngũ trí thức, các nhà khoa học và mọi người dân tâm huyết, đặc biệt coi trọng vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí tham gia cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp đồng bộ các tổ chức, các lực lượng, các hình thức ĐTLL trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, internet, các trang web, blog, mạng xã hội.... 
Ba là, đa dạng hóa các loại hình, phương thức truyền bá, bảo đảm tính đại chúng, linh hoạt, hấp dẫn, dễ hiểu… của các nội dung thông tin lý luận cơ bản trên các phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép nội dung truyền bá lý luận với các nội dung thông tin đa dạng khác trên các phương tiện thông tin đại chúng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin tri thức khoa học, công nghệ, văn hóa, đời sống… của nhân dân. Coi trọng việc tìm tòi, xây dựng các nội dung, chương trình hoạt động, tạo nhiều “sân chơi” hấp dẫn, phong phú, bổ ích để vận động, lôi cuốn, tập hợp giới trẻ thông qua việc sáng tạo các phương thức mới mẻ….

TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ ĐẤU TRANH LÝ LUẬN HIỆN NAY



      HB
ĐTLL là một trong những loại hình của đấu tranh giai cấp, là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực hình thái ý thức xã hội với tính chất vô cùng phức tạp, gay go quyết liệt và lâu dài. Cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng vô sản với hệ tư tưởng tư sản là cuộc đấu tranh lâu dài, gay go và quyết liệt nhất trong lịch sử đấu tranh giữa các hệ tư tưởng của nhân loại.
Để tiến hành ĐTLL thành công cần phải có chủ trương lãnh đạo thống nhất, công tác tổ chức chặt chẽ, đồng bộ, lực lượng nghiệp vụ tinh thông, công tác kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, sự quan tâm bảo đảm đầy đủ, sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội. Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với nhiệm vụ ĐTLL là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của cuộc đấu tranh này. Cần thực hiện tốt những nội dung sau
Thứ nhất, phát huy vai trò cấp ủy các cấp trong giáo dục, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội đối với nhiệm vụ ĐTLL.
Cấp uỷ đảng các cấp phải xác định cuộc ĐTLL là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cấp ủy các cấp cần giáo dục tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong các tổ chức, lực lượng trong toàn xã hội về nhiệm vụ ĐTLL. Cùng với việc chỉ đạo lồng ghép nội dung giáo dục về mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, phương pháp, hình thức ĐTLL vào trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng thường xuyên, cấp ủy các cấp cần tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, nâng cao ý thức cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trước các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Phải cụ thể hóa chủ trương ĐTLL của Đảng thành chủ trương, nội dung, biện pháp giáo dục, triển khai xây dựng kế hoạch cụ thể về ĐTLL ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
Thứ hai, đổi mới tư duy, nâng cao tầm trí tuệ của cấp ủy các cấp.
Quá trình đổi mới tư duy, nâng cao tầm trí tuệ cấp ủy các cấp cần tập trung hướng vào những nội dung: Thường xuyên quán triệt, nắm vững mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, chủ trương, giải pháp và những nguyên tắc công tác lý luận của Đảng. Bám sát thực trạng tư tưởng và tình hình đấu tranh tư tưởng trong xã hội, chống chủ quan, phiến diện, bảo thủ hoặc nóng vội. Phát huy sức mạnh tổng hợp, coi trọng tinh thần linh hoạt, sáng tạo của cơ sở trong tiến hành ĐTLL.
Thứ ba, xây dựng cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ chuyên trách vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt của cán bộ, đảng viên trong ĐTLL.
Cấp ủy các cấp cần xây dựng lộ trình xây dựng hệ thống các cơ quan chuyên trách cũng như quy hoạch, tuyển chọn bố trí sử dụng và bảo đảm chính sách đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác lý luận của Đảng. Cần nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ chuyên môn công tác lý luận hằng năm. Nghiên cứu đổi mới chế độ, chính sách với đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác lý luận của Đảng. Bảo đảm chế độ, chính sách vừa là yêu cầu, vừa là biện pháp góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác lý luận có đủ tâm và tầm, gắn bó lâu dài với công việc và không ngừng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Cấp uỷ các cấp cần tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất, kiểm tra, đôn đốc của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức toàn diện, bồi dưỡng năng lực tham mưu, phương pháp tác phong công tác khoa học; rèn luyện phong cách sâu sát cơ sở; nhạy bén với cái mới, chú trọng tổng kết và kinh nghiệm sáng tạo của cơ sở, tổ chức đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Xây dựng bầu không khí dân chủ, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ, tổ chức động viên mọi lực lượng và tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần cho các hoạt động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận để đội ngũ cán bộ, đảng viên có thể cụ thể hóa các chủ trương, phương hướng ĐTLL vào điều kiện của cơ sở mình.




NHẬN DIỆN SỰ CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TỚI BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN NAY



Hiện nay, xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tính chất phức tạp hơn, chi phối rất lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, tới mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về nhận thức chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống và tính nhân văn, chân - thiện - mỹ; ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định mục tiêu lý tưởng cách mạng, động cơ học tập, rèn luyện, ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của họ. Lợi dụng quá trình hội nhập quốc tế, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch gia tăng các thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta trong đó lĩnh vực văn hóa là một trọng điểm. Đáng chú ý, chúng đẩy mạnh việc truyền bá, áp đặt các giá trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống của xã hội tư sản, ra sức tuyên truyền các sản phẩm phản văn hóa với “làn sóng văn nghệ hải ngoại”, các quan điểm sai trái, thù địch vào nước ta. Nhiều giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống ngoại lai không phù hợp với truyền thống dân tộc được du nhập vào Việt Nam, hòng đầu độc tư tưởng, tâm hồn quần chúng, lái công chúng ngày một xa rời thị hiếu nghệ thuật lành mạnh, tốt đẹp.Chúng dành những khoản kinh phí lớn cho việc sản xuất và phổ biến các loại sản phẩm văn hóa phản động, tuyên truyền bạo lực, mê tín dị đoan, các hiện tượng tôn giáo mới, lối sống thực dụng. Thông qua các sản phẩm văn hóa kích động bạo lực, kích dục, gieo rắc các tư tưởng và thị hiếu thấp hèn, tạo ra một tầng lớp người, đặc biệt là thế hệ trẻ lối sống buông thả xa rời lao động, xa rời đấu tranh cách mạng, thích ăn chơi, trác táng không dựa trên thành quả sức lao động, chạy theo đồng tiền, bất chấp đạo lý.  Chúng tạo ra loại văn hóa theo kiểu của xã hội tiêu thụ, mọi hoạt động văn hóa đều quy giảm về quan hệ hàng - tiền, kiếm tiền là mục tiêu cao nhất, bất chấp các quy luật thẩm mỹ vốn là động lực của sự phát triển văn hóa, v.v..
Trong đó, chiến lược “diễn biến hòa bình” lấy xâm lăng văn hoá làm trọng điểm tiến công với mục tiêu bao trùm nhằm làm băng hoại những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta đi chệch khuynh hướng chính trị - tư tưởng tiến bộ, cách mạng. Các thế lực thù địch thực hiện dưới nhiều thủ đoạn thâm hiểm như: Thông qua các sản phẩm văn hoá và phương tiện thông tin đại chúng, thông tin nghe nhìn với ưu thế vượt trội cho phép sử dụng văn hoá với hiệu suất cao nhất để đánh vào lòng người, vào tâm lý, sở thích; kích thích những ham muốn tầm thường của các tầng lớp dân cư, trước hết là lớp trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh chưa vững vàng, còn ít kinh nghiệm sống.
Thực tế đó dễ đưa tới sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, ảnh hưởng đến nhận thức, trách nhiệm trong sáng tạo, sáng tác, thể hiện các giá trị văn hóa dân tộc, chi phối việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đồng thời, làm cho những giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và nhiều giá trị văn hóa, quan hệ văn hóa, hoạt động văn hóa, thiết chế văn hóa, dễ bị pha tạp, tạo nguy cơ làm xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua sự tích hợp, đồng hóa của văn hoá. Khiến cho các giá trị văn hoá truyền thống có chiều hướng “lép vế” trước các sản phẩm văn hoá nước ngoài không phù hợp với giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, dễ làm lu mờ, đánh mất văn hóa truyền thống; dẫn đến nguy cơ xâm nhập các khuynh hướng “đồng nhất văn hoá”, “nhất thể hoá văn hoá”,... làm giảm các giá trị văn hóa ở đơn vị cơ sở. Chúng ta phải kịp thời nhận diện và kiên quyết đấu tranh chống lại những tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tinh thần của xã hội.
                                                                                        Văn hóa

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH KIÊN QUYẾT NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI ĐÒI “PHI CHÍNH TRỊ HÓA” QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM



Hiện nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ra sức xuyên tạc bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng đòi tách quân đội khỏi sự lãnh đạo của Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với quân đội, giữa quân đội với nhân dân; tuyên truyền quan điểm "siêu giai cấp" của quân đội và cho rằng, quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước, quốc gia; “quân đội là của chung dân tộc, làm nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm chứ không phải để bảo vệ chế độ”; “Quân đội mang bản chất nhân dân chứ không mang bản chất của giai cấp công nhân”. Quân đội là công cụ của toàn xã hội, nên “quân đội trung lập về chính trị”, “không có đảng phái nào được nắm quân đội”; “hãy trả lại quân đội cho Nhà nước”, “quân đội không cần phải trung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, chỉ cần trung thành với quốc gia, với nhân dân”; quân đội có thể đứng trên giai cấp.
Thực chất của quan điểm trên là che đậy bản chất phản động, phản khoa học của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, làm cho quân đội dao động về tư tưởng, mất phương hướng chính trị; thiếu niềm tin vào Đảng, vào chế độ, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, dẫn đến suy yếu, mất sức chiến đấu; tước bỏ quyền lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Đây là một thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược "diễn biến hoà bình" với ý đồ phi vô sản hoá để từng bước tư­ sản hoá quân đội vốn là quân đội cách mạng, tư­ớc vũ khí của gia cấp công nhân, vô hiệu hoá công cụ bạo lực để chuyển sang tay giai cấp thống trị khác; xoá bỏ thành quả cách mạng, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, tiến tới xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở n­ước ta.
Cả lý luận và thực tiễn cho thấy, không thể có một nhà n­ước “siêu giai cấp”, nhà nư­ớc “toàn dân”, hay nhà n­ước “phúc lợi chung”. Do đó, không thể có quân đội do nhà n­ước, giai cấp sinh ra lại đứng ngoài chính trị, đứng trên gia cấp. Khi một chế độ xã hội bị thay thế bởi chế độ xã hội khác thì quân đội hoặc bị giải tán, hoặc bị cải tạo để phục vụ cho nhà nư­ớc, giai cấp thống trị mới, đó là sự thật.
Do đó, cần kịp thời nhận diện, đấu tranh không khoan nhượng, vạch trần sự “dối trá”, phản động, phản khoa học của những quan điểm trên và khẳng định vấn đề có tính nguyên tắc mà V.I.Lênin chỉ ra là, hiện nay cũng như trước kia và sau này quân đội sẽ không bao giờ có thể trung lập được. Nghĩa là, không có quân đội nào ra đời và tồn tại lại thoát ly khỏi các quan hệ chính trị, giai cấp, dân tộc, hiện thực. Tiếp tục: “Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch”.
                                             Văn hóa

Cảnh giác trước những ấn phẩm văn học nghệ thuật có nội dung phản động


Trong thời gian qua, các thế lực thù địch gia tăng các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội ta với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc, xảo quyệt… Đặc biệt, một số đối tượng phản động, cơ hội chính trị, chống đối đã sáng tác và tán phát nhiều tài liệu có nội dung phản động dưới dạng các ấn phẩm văn học nghệ thuật, trong đó nổi lên một số cuốn sách như: “Chính trị bình dân” do đối tượng Phạm Đoan Trang soạn thảo từ tháng 11-2016 (Phạm Đoan Trang là thành viên của các tổ chức phản động: “Sáng kiến vì lương tâm người Việt-VOICE” và tổ chức “Mạng lưới Blogger Việt Nam”). Cuốn sách này được xuất bản tại Hoa Kỳ vào tháng 9-2017, dài 517 trang, gồm 6 phần nhỏ, được chia thành 30 chương; có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu chế độ Đảng, Nhà nước, Quân đội ta; nhằm thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam…
Cuốn Hồi ký “Những mảnh đời sau song sắt” do đối tượng Phạm Thanh Nghiên soạn thảo từ năm 2012, sau khi chấp hành xong hình phạt tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, (Phạm Thanh Nghiên là đối tượng sáng lập ra “Mạng lưới Blogger Việt Nam”). Cuốn sách được viết với bút danh là “Blogger Phạm Thanh Nghiên”, dung lượng 500 trang, được in song ngữ do Đài “Đáp lời Sông Núi”, “Tủ sách Tiếng quê hương” và “Thư viện Việt Nam” tổ chức in ấn và phát hành, có giá bán 25 USD tại Mỹ. Nội dung cuốn sách tuyên truyền phản đối chính sách giam giữ của Việt Nam; vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền; cổ vũ, khích lệ “tinh thần đấu tranh dân chủ của các đối tượng tù nhân lương tâm”, nhất là đối tượng nữ giới ở Việt Nam và sự phát triển của cái gọi là “phong trào xã hội dân sự độc lập”.
Hay cuốn sách “Một người quốc dân” (bút danh Lê Luân) được Lê Văn Luân soạn thảo từ tháng 12-2016 (Luân là luật sư thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội; được các đối tượng chống đối phong cho là “Luật sư nhân quyền”). Nội dung cuốn sách gồm 281 trang, chia thành 8 phần với nội dung khẳng định giá trị và bản lĩnh của “một con người chân chính”; tuyên truyền việc thay đổi tư tưởng, nhận thức của con người; đấu tranh phê phán tiêu cực trong xã hội, bàn cách thay đổi thể chế, xóa bỏ và lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam; kêu gọi mọi người đoàn kết, tự lực, tự cường nhằm xây dựng quốc gia mới…
Những cuốn sách nêu trên được các đối tượng soạn thảo dưới dạng tác phẩm văn học đều có nội dung tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội ta với mục tiêu cuối cùng là đưa ra cách thức nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi thể chế chính trị ở nước ta. Cả ba đối tượng viết cuốn sách trên còn trẻ nhưng có quá trình hoạt động chống phá rất quyết liệt và công khai; đồng thời đều được sự hậu thuẫn, ca ngợi, tiếp sức của các thế lực phản động, thù địch cả trong và ngoài nước. Hiện nay, các thế lực phản động đang tìm mọi cách để tán phát các tài liệu này đến các tầng lớp trong xã hội, trong đó có Quân đội ta.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn những âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa; nhất là những ảnh hưởng tiêu cực từ những ấn phẩm văn học nghệ thuật có nội dung phản động như các ấn phẩm nêu trên đến niềm tin của cán bộ, chiến sĩ đối với sự lãnh đạo của Đảng; cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp trong Quân chủng cần tăng cường giáo dục, quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ về các chỉ thị, quy chế, quy định, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Quân chủng, cơ quan nghiệp vụ các cấp trong đấu tranh chống âm mưu hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa; gắn với thực hiện hiệu quả Chỉ thị 34-CT/TW ngày 17-4- 2009 của Ban Bí thư “Về tăng cường đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa” và các văn bản liên quan đến lĩnh vực này.
Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, thông tin, định hướng tư tưởng, làm cho cán bộ, chiến sĩ nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch, phần tử cơ hội chính trị, chống đối… chống phá chế độ XHCN, chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta; nâng cao tinh thần cảnh giác SSCĐ cao, củng cố niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Chủ động phòng ngừa không để các ấn phẩm trên, các tài liệu có nội dung phản động, tài liệu không chính thống tán phát, lưu truyền trong cơ quan, đơn vị; kịp thời phát hiện, thu hồi, tiêu hủy các tài liệu phản động khi xuất hiện trong cơ quan, đơn vị, báo cáo cấp trên theo quy định. Giáo dục cho bộ đội không tiếp cận, tìm mua, đọc những ấn phẩm trên, nhất là trên Internet và các trang mạng xã hội. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nắm chắc tình hình địa bàn, nếu phát hiện có dấu hiệu xuất hiện các dạng ấn phẩm trên phải kịp thời đề ra biện pháp xử lý có hiệu quả; giữ vững đơn vị an toàn, địa bàn an toàn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
VŨ MINH

Không thể xuyên tạc Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII)


Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 7 đến 12-5- 2018, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) họp Hội nghị lần thứ 7 đã thông qua 3 nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết số 26- NQ/TW về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” (gọi tắt là Nghị quyết 26).
Trong khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đón nhận 3 nghị quyết, nhất là Nghị quyết 26 bằng niềm tin, sự phấn khởi thì các thế lực thù địch, phản động lại ráo riết đưa ra những luận điệu trái chiều hòng làm xói mòn niềm tin của quân dân cả nước trước những quyết sách vừa có tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài trong sự phát triển, hội nhập của đất nước. Chúng cho rằng, Nghị quyết 26 được đưa ra ở Hội nghị lần này là cách làm giật gấu vá vai, lấp liếm những yếu kém trong công tác cán bộ của Đảng để phân chia quyền lực, lợi ích cho các nhóm. Chúng áp đặt chủ quan và có phần vu khống khi cho rằng, Nghị quyết 26 là cách Đảng tạo cơ hội, cổ súy cho tình trạng chạy chức, chạy quyền “chạy nhanh hơn” và mang đến bất công xã hội ngày càng lớn. Đây là những luận điệu hết sức sai trái của các thế lực thù địch, phản động mà chúng ta cần nhìn nhận đúng để hành động trúng.
Thực tế trong những năm qua, từ Trung ương đến mọi tổ chức cơ sở Đảng đều đặc biệt coi trọng công tác bồi dưỡng, rèn luyện, đào tạo, quản lý, bố trí sử dụng cán bộ hợp lý, hiệu lực, hiệu quả theo đúng nguyên tắc, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 7 (Khóa XII) lần này, Đảng ta đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, khuyết điểm trong công tác cán bộ, đó là tình trạng “chạy chức, chạy quyền”, quan liêu, tham nhũng chưa được ngăn chặn triệt để, thậm chí có xu hướng phức tạp hơn. Đặc biệt, Nghị quyết 26 đã chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng chính trị, suy thoái về đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, “trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm”. Chính sự trung thực nhìn thẳng vào những khuyết điểm, yếu kém đi đôi với những biện pháp căn cơ của Nghị quyết 26 và sự xử lý triệt để những sai phạm của cán bộ thời gian qua đã tạo được niềm tin, sự đồng thuận nhất trí cao của toàn hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân.
Mục tiêu của Nghị quyết 26 là “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; kiên quyết xóa bỏ nạn chạy chức, chạy quyền; ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên. Trong đó, chú trọng hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm và rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp gắn với kiện toàn, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và các giải pháp, nhóm giải pháp căn cơ quy định khung cơ chế, chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững… Từ đó cho thấy, Nghị quyết thực sự khoa học, văn minh, phù hợp với xu thế phát triển chung trong chiến lược quốc gia về thu hút và trọng dụng nhân tài theo hướng không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài.
Tính khoa học, dân chủ, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, cán bộ cấp chiến lược mà Nghị quyết 26 đưa ra còn thể hiện rõ khi xác định lựa chọn cán bộ, “không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài” cho thấy, Nghị quyết 26 đã triệt để thực hiện nguyên tắc dân chủ, cạnh tranh lành mạnh trong công tác bầu cử, ứng cử, như “bầu trực tiếp bí thư tại đại hội, danh sách ứng cử bầu cử có số dư; ứng viên trước khi bổ nhiệm phải trình bày chương trình hành động và cam kết trách nhiệm thực hiện; những cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới và nhân sự không trúng cử cấp ủy cấp dưới thì không giới thiệu để bầu cấp ủy cấp trên. Song song với đó là những giải pháp mang tính đột phá về tư duy chính trị như trên không phải là cách làm giật gấu vá vai như sự suy diễn chủ quan, thiếu cơ sở khoa học của các thế lực thù địch, phản động loan tin vu khống, mà được rút ra từ thực tế trong những kỳ đại hội đã qua. Ví như chủ trương không bố trí bí thư cấp tỉnh, huyện là người địa phương được dư luận hoan nghênh.
Có thể nói, Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) không chỉ là bước đột phá vào những vấn đề lớn và rất bức thiết của xã hội mà còn thể hiện tư duy, trách nhiệm chính trị của Đảng ta đối với sự phát triển của dân tộc. Vậy nên, trước sự chống phá quyết liệt của kẻ xấu, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Quân chủng cần tổ chức quán triệt sâu rộng cho mọi cán bộ, chiến sĩ nắm chắc, hiểu thấu đáo nội dung, tính khoa học, sự cần thiết, tính đúng đắn từ chủ chương đến mục tiêu, các giải pháp của Nghị quyết 26. Từ đó khẳng định, Nghị quyết 26 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII ban hành trong tình hình hiện nay là tất yếu, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
NGÔ TIẾN MẠNH

Bài 1: Những yêu cầu bức thiết phải ban hành Luật An ninh mạng


Ngày 12-6-2018, Quốc hội khóa XIV Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, kỳ họp thứ 5 đã chính thức thông qua Luật An ninh mạng. Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2019. Luật An ninh mạng ra đời là cơ sở pháp lý ổn định về an ninh mạng theo hướng áp dụng các quy định pháp luật một cách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành. Phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an ninh mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng; mở rộng hợp tác quốc tế về an ninh mạng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà nước ta tham gia ký kết.
Thực trạng về Luật An ninh mạng
Trong tình hình hiện nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ (KHCN), không gian mạng trở thành một bộ phận đặc biệt quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự phát triển của công nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh… đã làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng, được dự báo sẽ mang lại những lợi ích chưa từng có cho xã hội loài người nhưng cũng làm xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn. Nhiều quốc gia đã nhận rõ về những mối đe dọa đối với an ninh mạng, coi đây là thách thức mới, mối đe dọa mới có tầm quan trọng và nguy hiểm cao nên đã cụ thể hóa thành các văn bản chính sách, văn bản pháp luật như luật hoặc văn bản dưới luật tại hơn 80 quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế như Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc, NATO… nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng; nhiều quốc gia thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng và tội phạm mạng. Chỉ trong vòng 6 năm trở lại đây đã có 23 quốc gia trên thế giới ban hành trên 40 văn bản luật về an ninh mạng.
Ở nước ta, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đã góp phần to lớn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, phát huy sức sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế về an ninh mạng cần khắc phục như: Tiềm lực quốc gia về an ninh mạng của nước ta chưa đủ mạnh, chưa huy động, khai thác được sức mạnh tổng hợp để đối phó với các mối đe dọa trên không gian mạng; không gian mạng và một số loại hình dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin đang bị các thế lực thù địch, phản động sử dụng để thực hiện âm mưu tiến hành “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chế độ chính trị ở nước ta. Tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật, làm nhục, vu cáo tổ chức, cá nhân tràn lan trên không gian mạng nhưng chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc về nhân mạng, tinh thần, thậm chí ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, TTATXH; ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, cường độ cao, gia tăng về tính chất nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và TTATXH. Khủng bố mạng nổi lên như một thách thức đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia. Hoạt động phạm tội trên không gian mạng ngày càng gia tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng đến tư tưởng, văn hóa, xã hội. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia chưa được xác định và bảo vệ bằng các biện pháp tương xứng. Tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước, bí mật quân sự qua không gian mạng rất đáng lo ngại, nhiều văn bản thuộc bí mật nhà nước, bí mật quân sự bị đăng tải trên không gian mạng. Sự phụ thuộc vào thiết bị công nghệ thông tin có nguồn gốc từ nước ngoài là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh mạng nếu xảy ra xung đột. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng chưa được xây dựng, các văn bản hiện hành chưa đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật...
Những nguy cơ từ an ninh mạng
Từ thực trạng về an ninh mạng đã đặt ra cho đất nước chúng ta những nguy cơ đó là: Sự phát triển của mạng xã hội góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội, song cũng tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tác động, chuyển hóa chính trị, khủng bố. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã và đang tạo ra những thành tựu KHCN vượt trội, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng cũng dự báo sẽ gây nên “thảm họa” nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Các thiết bị kết nối Internet ngày càng phổ biến không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho cuộc sống con người, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh mà còn có thể bị sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Các cuộc tấn công mạng có chủ đích (Advanced Peristent Threat-APT) không chỉ có thể phá hoại các mục tiêu, công trình quan trọng về an ninh quốc gia mà còn chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật, chiếm đoạt để sử dụng các hệ thống dữ liệu lớn, dữ liệu nhanh phục vụ các ý đồ chính trị và hoạt động phạm tội…
Thực trạng và nguy cơ trên đang đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng và ban hành văn bản luật về an ninh mạng để phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân
KIÊN CƯỜNG

Sự thật về cái gọi là “Nhà nước Khmer Krom”

Biên phòng - Bất chấp sự thật lịch sử về vùng đất Tây Nam bộ mà đồng bào Khmer đang sinh sống là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, thế lực thù địch, phản động đang đeo đuổi, làm rộ lên vấn đề Khmer Krom, vu cáo Việt Nam “cướp đất” Campuchia, xuyên tạc trắng trợn chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, nhất là những vấn đề liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer. Gắn liền với âm mưu và những hành động đó là sự ra đời của tổ chức phản động Khmer Krom phản động.
dlut_4
Cờ, biểu tượng “Nhà nước Khmer Krom” của tổ chức phản động lưu vong. Ảnh: Lê Xuân Trình
Thời gian gần đây, Tổ chức “Liên đoàn Khmers Kampuchea Krom - KKK - KKF” (Mỹ) triệt để lợi dụng việc tham gia các “diễn đàn” quốc tế, tiếp xúc các chính khách gia tăng các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo chống phá Việt Nam.
Chúng đã cử phái đoàn tham gia “Diễn đàn thường trực Liên hợp quốc về các vấn đề dân tộc bản địa (UNPFII) lần thứ 14”, “Diễn đàn nhân dân ASEAN 2015” AFP, tiếp xúc chính khách Mỹ về vấn đề tự do tôn giáo, tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam, bắt và xử lý số đối tượng vi phạm pháp luật ở trong nước là vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp sư sãi; yêu cầu Việt Nam, Campuchia chấm dứt phân biệt đối xử với người “Khmer Krom”; đề nghị Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và các nước thành viên ASEAN can thiệp; yêu cầu thành lập Văn phòng nhân quyền bảo vệ quyền lợi cho người “Khmer Krom” tại Việt Nam.
KKF đã nộp đơn xin hưởng quy chế tư vấn của “Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốc” (ECOSOC); tổ chức tụ tập nhiều người đến trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị cử giám sát viên theo dõi nhân quyền tại Việt Nam; củng cố tổ chức, bầu Ban Chấp hành Hội sư sãi KKK tại Bắc Mỹ (nhiệm kỳ 2015-2020).
Sau khi cách chức Chủ tịch điều hành đối với Thạch Ngọc Thạch, KKF bổ nhiệm mới hàng loạt nhân sự cầm đầu các chi nhánh tại Mỹ, Australia, New Zealand; đề ra phương hướng hoạt động năm 2018, tập trung đào tạo những người trẻ, lôi kéo người dân tộc Khmer tham gia, cấp thẻ thành viên KKF, vận động các nước gây sức ép với Việt Nam về vấn đề “Khmer Krom”.
Tại Campuchia, đảng Cứu quốc Campuchia - CNRP sau khi bị giải thể (ngày 16-11-2017), số lãnh đạo lưu vong của đảng này ở nước ngoài chống đối quyết liệt hơn. Chúng thành lập “Phong trào cứu quốc Campuchia - CNRM” tại Mỹ (tháng 1-2018) để tiếp tục đấu tranh vì nền “dân chủ” Campuchia, khẳng định CNRP là đảng đối lập duy nhất đối trọng với đảng Nhân dân Campuchia CPP, nếu không có CNRP tham gia thì cuộc bầu cử là không dân chủ, kêu gọi người dân Campuchia tẩy chay bầu cử Quốc hội Campuchia khóa VI (ngày 29-7-2018).
Được sự dung túng của đảng Cứu quốc (CNRP), các đối tượng phản động người Khmer lưu vong tiếp tục lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền tiến hành nhiều hoạt động chống phá Việt Nam. Chúng đã tổ chức hội thảo “Nâng cao nhận thức và sự tham gia giải quyết vấn đề Khmer Krom” để xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “xâm phạm” quyền tự do tín ngưỡng, phong tục tập quán, không tôn trọng sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer; thống nhất bố trí nhân sự lãnh đạo điều hành chùa Samaki Reangsay (thành phố Phnôm Pênh) thành nơi tập trung các hoạt động chống đối; trao học bổng cho số tăng sinh (do “Liên minh tăng sinh sinh viên KKK” tuyển chọn) đưa sang Thái Lan “tu học” nhằm đào tạo, huấn luyện phục vụ mục tiêu chống phá Việt Nam lâu dài.
Tổ chức “Liên minh sinh viên trí thức Campuchia” đưa hàng trăm người có các hội nhóm, đảng phái đối lập với đảng Nhân dân Campuchia - CPP khảo sát, phỏng vấn người dân sát cột mốc biên giới với Việt Nam mục đích tìm chứng cứ phản đối Việt Nam lấn chiếm đất đai, đưa vấn đề này ra diễn đàn Quốc hội Campuchia.
CNRP kích động nhân dân tham gia các cuộc biểu tình xuyên tạc Campuchia “cắt đất” cho Việt Nam, vu cáo Thủ tướng Hun Sen “bán đất” cho Việt Nam, chính quyền Việt Nam ngăn cản không cho người Campuchia canh tác trên phần đất của mình. Chúng còn đề nghị Thủ tướng Hun Sen thảo luận với Việt Nam “2 vấn đề”: (1) Đấu tranh với Việt Nam về hành vi xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền Campuchia, cho rằng Việt Nam làm đường, đào sông tại các khu vực biên giới lấn vào lãnh thổ Campuchia; (2) Giải pháp giải quyết tình trạng nhập cư trái phép vào Campuchia, tiếp tục đẩy đuổi người nhập cư Campuchia bất hợp pháp để đảm bảo an ninh chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Campuchia.
Đáng chú ý, sau khi Bộ Nội vụ Campuchia cho phép thành lập đảng Quyền lực Khmer - KPP tham gia tranh cử Quốc hội Campuchia khóa VI (tháng 7-2018), Sourn Serey Ratha (Chủ tịch đảng KPP) đã tổ chức buổi họp mặt tại bang California, Mỹ với 100 người ủng hộ. Tại đây, Sourn Serey Ratha tuyên bố: “Chỉ có đảng KPP nắm quyền điều hành, đất nước Campuchia mới có khả năng giành lại đất nước Khmer Kampuchia Krom từ chế độ Cộng sản Việt Nam”.
Trong nước, qua công tác truy xét, ta đã phát hiện, thu hàng ngàn tài liệu có nội dung xuyên tạc lịch sử vùng đất Nam bộ, cho rằng, đất Nam bộ là của người “Khmer Krom” bị Việt Nam xâm chiếm. Lợi dụng Tuyên ngôn về quyền của người bản địa của Liên hợp quốc, chúng xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta đối với dân tộc Khmer; vu cáo, kích động gây chia rẽ quan hệ Việt Nam - Campuchia; ủng hộ hoạt động của Đảng CNRP; tuyên truyền, khuếch trương thanh thế cho KKF.
Lực lượng an ninh còn phát hiện hàng chục đối tượng bên ngoài thường xuyên tác động, chỉ đạo, tài trợ, hướng dẫn các phần tử cực đoan trong nội địa thu thập tin tức bí mật chuyển ra ngoài, lợi dụng các vụ việc phức tạp, nhạy cảm để xuyên tạc, vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo, dân tộc thiểu số, kích động quần chúng gây rối, biểu tình đòi ly khai, tự trị.
Ta đã phát hiện, làm rõ các đối tượng phản động ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu có hoạt động thu thập, cung cấp thông tin ra bên ngoài; trả lời phỏng vấn, đưa tin xuyên tạc, bịa đặt; tán phát tài liệu phản động, tuyên truyền tư tưởng ly khai, tự trị cho người Khmer Krom. Số này chủ yếu là tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer trẻ, thiếu tu dưỡng rèn luyện, thường xuyên vi phạm giáo luật, có tư tưởng hướng ngoại.
Nổi lên là vụ khiếu kiện tranh chấp đất tại chùa Mỹ Văn, chùa Rùm Sóc (Trà Vinh); vụ việc phức tạp liên quan đến việc một số chùa tại An Giang không nhận con dấu khắc không có chữ Pali; vụ việc liên quan đến tượng Phật cổ bị số đối tượng có tư tưởng cực đoan lợi dụng xuyên tạc “Việt Nam đã chiếm vùng đất Tây Nam bộ của người Khmer Krom, nay lại muốn chiếm luôn tượng Phật cổ của người Khmer”.
Vụ mâu thuẫn nội bộ Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu đã kéo dài nhiều năm do tranh giành quyền lợi, địa vị dẫn đến không tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, ý đồ của chúng loại số cao tăng tiến bộ ra khỏi Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước, từng bước đòi tách Phật giáo Nam tông Khmer ra khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhiều đối tượng cộm cán “Liên đoàn KKK - KKF” tại Mỹ và các hội, nhóm KKK cực đoan tại Campuchia, Thái Lan nhập cảnh vào địa bàn Tây Nam bộ thu thập tin tức bí mật, móc nối cơ sở, tiếp tục lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam.
Với các thủ đoạn tinh vi, KKF chủ trương sử dụng hình ảnh 3 màu: Xanh - vàng - đỏ (màu cờ của KKF) làm biểu tượng tuyên truyền, vận động, lôi kéo, móc nối với số phần tử thù địch, phản động trong nội địa với mục tiêu mặc định sự tồn tại của tổ chức KKF trong vùng dân tộc Khmer tiến tới đòi quyền “dân tộc tự quyết” cho người Khmer, lập “Nhà nước Khmer Krom”.
Lê Xuân Trình