Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

LUÔN LUÔN CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG “CHIÊU TRÒ” CỦA CÁC PHẦN TỬ PHẢN ĐỘNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI



Hồng Thủy
Mạng xã hội là nơi rất thuận lợi để kết nối mọi người trên toàn thế giới, không kể lứa tuổi, giới tính, ngôn ngữ... Lợi dụng ưu thế này, các thế lực thù địch, phản động đã triệt để sử dụng vào những âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước.
Một trong những thủ đoạn của chúng là thường dùng những hình ảnh, video có trên thực tế, nhưng đã được cắt, xén, lai gép để dẫn chứng, viết bài, đưa những thông tin, luận điệu phản động, xuyên tạc, bịa đặt, sai lệch, thậm chí độc hại, gây nhiễu loạn thông tin trên các trang mạng xã hội như blog, facebook, zalo, youtube, twitter, instagram, zingMe, google plus... Bởi vì, các phần tử phản động này, nắm được điểm bất lợi là nhà cung cấp dịch vụ mạng là chỉ có thể xóa hình ảnh và video vi phạm quy định, chứ không thể tự động lọc bài viết thiếu lành mạnh, sử dụng các ngôn ngữ kém phổ thông, trong đó có tiếng Việt. Cho nên, chúng dễ dàng trà trộn, đăng tải, , đưa ra những thông tin bịa đặt, những luận điệu phản động bằng vô số bài viết, lời lẽ, dẫn chứng xuyên tạc, tuyên truyền biến dạng sự thật. Gần đây, không ít người đã dễ dàng bị hoả mù, sai lệch nhận thức, từ đó manh nha cho những hành động không đúng đắn chống phá chính quyền. Vụ việc Formosa Hà Tĩnh chính là một ví dụ điển hình cho sự lợi dụng mạng xã hội tinh vi của các nhóm đối tượng phản động. Những sự việc trên chính là dẫn chứng chân thực nhất cho việc mạng xã hội có thể “ăn mòn” nhân cách con người, gây những hệ lụy khôn lường ở ngoài đời thực, nếu người dùng không làm chủ được nó. Nếu người dùng không đủ tinh tế để chọn lọc, kiểm chứng thông tin đúng đắn, hữu ích thì sẽ rất dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch, phản ánh không  đầy đủ, thiếu khách quan thậm chí độc hại, gây nhiễu loạn thông tin, gây ngộ nhận, tạo dư luận không tốt.
Thật vậy, đối với người sử dụng mạng xã hội thông minh hãy hết sức cảnh tỉnh trước những thủ đoạn, “chiêu trò” vô cùng tinh vi, xảo quyệt và thâm độc của các phần tử phản động đăng tải bình luận xuyên tạc về các các hình ảnh, clip và thông tin trên các trang mạng xã hội.

ĐỐT VÀNG MÃ MỘT TẬP TỤC MÊ TÍN, DỊ ĐOAN CẦN LOẠI BỎ



Hồng Thủy
Tục đốt vàng mã xuất phát từ Trung Quốc, được du nhập từ có từ xa xưa, theo truyền thuyết từ các triều đại Trung Quốc, khi nhà vua băng hà thì tất cả cung nữ, người hầu sẽ phải bị chôn theo để hầu hạ dưới âm phủ. Sau này, họ thấy việc đó độc ác quá nên mới dùng các hình nhân thế mạng để thay vào.
Ở Việt Nam, tập tục đốt vàng mã đã đi sâu vào tiềm thức trong dân chúng từ lâu, qua nhiều thế hệ rất quen thuộc trong đời sống tâm linh của người Việt. Tập tục này tin rằng, sau khi chết, con người tồn tại dưới âm phủ vĩnh hằng. Từ đó, người ta có nhu cầu chăm sóc cho người dưới âm phủ như thể đang còn sống trên trần thế. Dẫn đến những tưởng tượng “trần sao âm vậy” trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cùng với quan niệm theo phong thủy dân gian làm lễ vật dâng sao cúng khấn “dâng sao, giải hạn” để giảm nhẹ vận hạn do có sao chiếu mệnh xấu như: La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch... Có người lạm dụng mua nhiều hình nhân thế mạng để làm lễ cúng cầu tai qua nạn khỏi cho mình và đốt đi nhằm trốn tránh vận hạn. Những ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7) và nhiều ngày lễ khác như Tết Nguyên đán, giỗ chạp, ngày 15 hay mồng 1 âm lịch hằng tháng người dân thường mua tiền vàng và các đồ vàng mã mô phỏng đồ dùng sinh hoạt để đốt cúng cho người thân đã khuất ở dưới cõi âm.
Những quan niệm trên và tục dùng vàng mã, hình nhân thế mạng để lễ, cúng, đốt là mê tín và lệch lạc cần phải loại bỏ ngay, bởi vì những lý do sau:
Thứ nhất, dùng vàng mã, hình nhân thế mạng để lễ, cúng, đốt mang nặng tính mê tín ngoại lai, không phải xuất xứ từ tín ngưỡng của người Việt. Không có kinh sách nào của Phật giáo và Nho giáo dạy về thuyết đốt vàng mã dùng hình nhân thế mạng để tế, lễ, dâng cúng cho những người đã mất, quá cố để báo hiếu. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn gửi Ban trị sự Giáo hội phật giáo các tỉnh, thành đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự.
Thứ hai, đốt nhiều vàng mã, hương, nến gây tốn kém, lãng phí tiền của, vô nghĩa, không có tác dụng với người âm và cũng không mang lại niềm hoan hỉ và lợi ích thực sự nảo cả. Ước tính mỗi năm, Việt Nam đốt khoảng 50.000 tấn vàng mã, tiêu tốn 400 tỉ đồng, với số tiền mà người dân mua vàng mã để đốt này có thể nuôi được hàng triệu người Việt nghèo khó.
Thứ ba, đốt nhiều vàng mã gây ô nhiễm môi trường. Vàng mã thường, hình nhân thế mạng làm từ các loại giấy tái chế và có nhiều hóa chất tạo màu. Người đốt vàng mã bị hại phổi, khói cùng tro than gây ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, đốt vàng mã là một trong những nguy cơ hỏa hoạn gây cháy nổ cao nhất và mất an toàn. Điển hình là vụ cháy ngày 20/02/2018 ở khu vực sân Đền Mẫu, thị trấn Đồng Đăng huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Thứ năm, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Việc đốt vàng mã có tác hại, mang lại nhiều hệ lụy. Không khích lệ tập tục này và tiến tới loại bỏ việc đốt vàng mã là điều cần thiết. Thiết nghĩ, mỗi người chúng ta cần tìm hiểu kỹ, thấu đáo, sâu xa và tự trang bị cho bản thân mình những tri thức đúng đắn về tín ngưỡng, tâm linh, để có thể duy trì được một xã hội phát triển lành mạnh, văn minh và có chính tín.

CHIA CHỦ NGHĨA MÁC THÀNH “CHỦ NGHĨA MÁC TRUYỀN THỐNG” VÀ “CHỦ NGHĨA MÁC HIỆN ĐẠI” - MỘT TRONG NHỮNG HÌNH THỨC CHẶT CỤT CHỦ NGHĨA MÁC



                                                                                   Kiên Trung
Chủ nghĩa Mác với tư cách là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ, là kim chỉ nam lý luận đập tan xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tiến bộ, tốt đẹp hơn. Về bản chất đó là hệ thống tư tưởng khoa học, hữu cơ và hoàn chỉnh. Vì thế, phân chia chủ nghĩa Mác thành “chủ nghĩa Mác truyền thống” và “chủ nghĩa Mác hiện đại” là một trong những hình thức chặt cụt chủ nghĩa Mác, một hình thức chống lại chủ nghĩa Mác của các thế lực thù địch phản động.
Chủ nghĩa Mác đúng là đã ra đời ở thời kỳ đại công nghiệp cận đại và chủ nghĩa tư bản tự do, ra đời trong quá trình C.Mác và Ph.Ăngghen phê phán chủ nghĩa tư bản. Nhưng nếu vì thế mà nói rằng: Lý luận của chủ nghĩa Mác chỉ dùng để giải thích những hiện tượng của chủ nghĩa tư bản tự do trong thời đại đó, chứ không thể giải thích những hiện tượng của chủ nghĩa tư bản hiện đại, thậm chí hoàn toàn không thể giải thích những hiện tượng của xã hội xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn vô căn cứ, một sự xuyên tạc trắng trợn. Thông qua việc nghiên cứu và phân tích mổ xẻ chủ nghĩa tư bản tự do, C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ phát hiện ra quy luật phát triển của hình thái đặc biệt đó của chủ nghĩa tư bản, mà còn đã phát hiện ra quy luật chung của sự phát triển của xã hội loài người. Trong chủ nghĩa Mác không chỉ bao gồm những nguyên lý và kết luận cá biệt về chủ nghĩa tư bản tự do, về chủ nghĩa tư bản chung, mà còn bao gồm cả nguyên lý cơ bản, phổ biến của sự phát triển cả xã hội loài người. Những nguyên lý cơ bản đó không thể lỗi thời vì những biến đổi của chủ nghĩa tư bản. Các kết luận cá biệt của nó về những hiện tượng nhất định ở thời kỳ nhất định của chủ nghĩa tư bản có thể thay đổi, nhưng những nguyên lý cơ bản của nó về chủ nghĩa tư bản, về sự phát triển của xã hội loài người sẽ không thể thay đổi.
Thậm chí, còn có một số học giả giương cao ngọn cờ “tái nhận thức” đối với chủ nghĩa Mác, tuyên bố phải tiến hành “phê phán” và “đổi mới” chủ nghĩa Mác. Cái lý do mà họ đưa ra là chủ nghĩa Mác của Mác là “xây dựng lý luận phê phán ở thời đại chủ nghĩa tư bản cổ điển”, nó không thể nào lý giải đầy đủ, đúng đắn sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại, vì thế “đang đứng trước nguy cơ sâu sắc”. Họ phân chia chủ nghĩa Mác thành “chủ nghĩa Mác truyền thống” và “chủ nghĩa Mác hiện đại” với mưu đồ không phải là để thuyết minh, luận giải chủ nghĩa Mác ở thời kỳ hiện đại, mà là dùng “truyền thống” và “hiện đại” để chặt cụt chủ nghĩa Mác, qua đó nhằm mục đích phủ định chủ nghĩa Mác. Đối với vấn đề này, họ nói rất rõ: “ở thời đại phát triển mới của chủ nghĩa Mác này”, “chủ nghia Mác mà ngày nay chúng ta kiên trì đã khác xưa”. Những cái truyền thống cuối cùng đã cùng với lịch sử bị bỏ lại đằng sau, đã mở ra những trang mới!”, v.v.. Theo đó, các loại chủ nghĩa Mác đã “đổi mới”, cách ly đoạn tuyệt với cái gọi là “chủ nghĩa Mác truyền thống”.
Tuy nhiên, cả lý luận và thực tế lịch sử đã chứng minh, chủ nghĩa Mác không phải là giáo điều mà chỉ là hành động, lý luận kết hợp với thực tiễn là một nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác. Trong sự kết hợp với thực tế cụ thể, chủ nghĩa Mác cần được phát triển. Đó là chỗ mà chủ nghĩa Mác mãi mãi không thể lỗi thời, giữ mãi được sức sống mạnh mẽ của mình. Nhưng, sự phát triển này là sự phát triển có tính kế thừa, chứ không phải là sự phát triển vứt bỏ những nguyên lý cơ bản. Chủ nghĩa Lênin hay chủ nghĩa Mác - Lênin đều là sự phát triển của chủ nghĩa Mác ở ý nghĩa này. Chủ nghĩa mác là khoa học không ngừng phát triển, mãi mãi thích hợp với đương đại, không thể lỗi thời.


CẦN CẢNH GIÁC VÀ TỈNH TÁO VỚI MƯU ĐỒ ĐỐI LẬP C.MÁC VỚI PH.ĂNGGHEN



                                                                                     Kiên Trung
 Cùng với việc đem đối lập C.Mác với chính C.Mác, các học giả tư sản còn đem đối lập giữa C.Mác với Ph.Ăngghen - người bạn vĩ đại của mình. Họ lý sự rằng, C.Mác của thời kỳ trưởng thành đã “đi chệch khỏi con đường phát trin chân chính đó để biến thành một trào lưu tư tưởng có tính chất biện pháp”, học thuyết của C.Mác thuần túy là “một thứ chủ nghĩa duy vật kinh tế, b rơi mt con người, hạ thp vai trò của con người xuống địa vị một công cụ của quy luật kinh tế”. Và nguyên nhân sâu xa của sự đi chệch đó theo họ, là do cuộc gặp g với Ph.Ăngghen - một cuộc gặp gỡ  rất tai hại cho C.Mác. Họ nhấn mạnh: Chính cái gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng của Ph.Ăngghen đã làm cho Mác bỏ rơi mất triết học nhân bn chân chính thuở ban đầu của mình.
Nhưng thực tiễn đã chỉ ra, cái trò đem đối lập C.Mác với Ph.Ăngghen không phải là một điều mới mẻ. Chính Ph.Ăngghen trong thư gửi Bécstanh ngày 23/4/1883, đã viết: Các hoạt cảnh về việc ông Ph.Ăngghen độc ác làm cho ông C.Mác tốt bụng b lạc đường đã được diễn đi diễn lạis lần k từ năm 1844 trở đi.
Bọn mác học tư sản và bọn xét lại bất chấp sự thật về tình bạn vĩ đại hiếm có, về sự cộng tác chặt chẽ trong suốt cuộc đời hoạt động của C.Mác và Ph.Ăngghen (kể cả sau khi C.Mác đã qua đời), về sự cống hiến to lớn của Ph.Ăngghen vào học thuyết mang tên của C.Mác, lặp lại câu chuyện hoang đường về cuộc gặp gỡ “tai hại” giữa “một C.Mác tốt bụng với một Ph.Ăngghen độc ác” chính là mưu đồ đối lập Ph.Ăngghen với C.Mác.
Lịch sử nhân loại cũng đã chứng minh, C.Mác và Ph.Ăngghen không những để lại cho nhân loại một khối lượng tri thức khoa học khổng lồ, một hệ thống lý luận quý báu, mà các ông còn để lại một tấm gương mẫu mực, tuyệt vời về nhân cách cao đẹp, một tình bạn, tình đồng chí vĩ đại. Trong đó, Ph.Ăngghen đã dành cho C.Mác những gì tốt đẹp nhất, tôn trọng và quý mến bạn hơn cả chính mình. Nhận xét về tình bạn giữa C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã khẳng định: “Những chuyện cổ tích thường kể lại những tấm gương cảm động về tình bạn. Giai cấp vô sản châu Âu có thể nói rằng khoa học của mình là tác phẩm sáng tạo của hai nhà bác học kiêm chiến sĩ mà tình bạn đã vượt xa tất cả những gì là cảm động nhất trong những truyền thuyết của đời xưa kể về tình bạn của con người”.
Như vậy, thời gian có lùi xa, lịch sử nhân loại dù có nhiều biến động, nhưng có lẽ, tình bạn, tình đồng chí giữa C.Mác và Ph.Ăngghen sẽ mãi mãi là một biểu tượng cho tất cả những gì là cao cả nhất, vĩ đại nhất. Do đó, kẻ thù của chủ nghĩa Mác dù có dùng “muôn phương ngàn kế” cũng không thể xuyên tạc, phủ nhận sự cộng tác đặc biệt hữu hiệu, thiết thực và tình bạn vĩ đại giữa C.Mác và Ph.Ăngghen. Cũng theo đó, chúng càng không thể đối lập giữa hai con người vĩ đại này về mọi phương diện.

XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH VÔ HIỆU HÓA NHỮNG LUẬN ĐIỆU XẤU ĐỘC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VÀ CƠ HỘI CHÍNH TRỊ HIỆN NAY



                                                                            NIỀM TIN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Một dân tộc, một đảng, một con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”[1]. Mặt khác, trên thực tế các thế lực thù địch và cơ hội chính trị hiện nay, chúng đều tìm cách lợi dụng những sơ hở, khuyết điểm của Đảng để đưa ra các luận điệu chống phá sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Vì vậy, nhằm vô hiệu hóa các luận điệu xấu độc của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị hiện nay. Vấn đề có tính nguyên tắc là cần phải xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh thực sự là một đảng: trí tuệ, đạo đức, văn minh. Đồng thời, “Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng có hiệu lực, hiệu quả; giữ vững bản lĩnh chính trị của Đảng, của các tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên"[2].
Theo đó, nhiệm vụ trước mắt và tập trung nhất hiện nay là kiên quyết đấu tranh, khắc phục tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Theo đó, cần quán triệt và thực hiện có hiệu quả quan điểm Đại hội XII của Đảng về: “Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch”[3]. Vì vậy, các cấp ủy đảng và từng cán bộ, đảng viên phải quán triệt tư tưởng và thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: về tự phê bình và phê bình; về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng; về cơ chế, chính sách; về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Đây là công tác liên quan trực tiếp đến xây dựng tổ chức, đụng chạm trực tiếp đến danh dự, lợi ích, quan hệ của mỗi cán bộ, đảng viên, do đó rất phức tạp, nên phải làm rất kiên trì, bền bỉ, thường xuyên, liên tục. Đòi hỏi cán bộ đảng viên, nhất là những người đứng đầu các tổ chức Đảng, chính quyền các cấp phải nghiêm túc tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu về đạo đức, lối sống, nghiêm khắc kiểm điểm, liên hệ theo chức trách, nhiệm vụ được giao, làm rõ trách nhiệm cá nhân; thực sự thấm nhuần và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; lời nói phải đi đôi với việc làm; xử lý nghiêm minh theo Điều lệ Đảng và pháp luật những vi phạm, bất kể ai ở chức vụ nào.
Chú trọng nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên bằng hành động thực tế: Nói phải đi đôi với làm, cán bộ, đảng viên phải làm gương cho nhân dân noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm căn dặn:  Đối với các dân tộc phương Đông, “một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn thuyết”[4]; “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ “cộng sản” mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta noi theo”[5]. Người cách mạng phải học tập, tu dưỡng đạo đức suốt đời. “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”[6].
Khi xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thì các tư tưởng cơ hội, xét lại, chống cộng phủ nhận vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng ta; chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; xuyên tạc quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước… đều sẽ được vô hiệu hóa. Ngược lại, nếu không xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh.. thì tư tưởng cơ hội xét lại càng thừa cơ phát triển, chi phối đời sống tinh thần xã hội.
Trong thời gian qua với những biện pháp quyết liệt Đảng ta đã nhận rõ hơn, sâu sắc hơn, cảnh báo và bước đầu ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Bước đầu kiềm chế, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí. Một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được tập trung chỉ đạo điều tra, xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, được chính cán bộ đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ củng cố niềm tin  trong Đảng và nhân dân từ đó năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được nâng cao. Đây cũng là minh chứng cho vấn đề là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhân tố quyết định vô hiệu hóa các luận điệu xấu độc của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị hiện nay.



[1] Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 12, tr. 557
[2] VKĐHĐBTQLT XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội 2016, tr.199.
[3] VKĐHĐBTQLT XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội 2016, tr. 200 - 201.
[4] Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 1, tr.263
[5] Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 5, tr.552
[6] Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 9, tr.293

KHÔNG BAO GIỜ CÓ QUÂN ĐỘI ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ



      NIỀM TIN
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội các thế lực thù địch, cơ hội chính trị và thậm chí một số kẻ “theo đóm ăn tàn”, tung hô luận điệu cũ rích: quân đội là lực lượng “siêu giai cấp”, “trung lập về chính trị” … Song, tiếp cận cả về phương diện lý luận và thực tiễn lịch sử cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam, chúng tôi khẳng định rằng: không bao giờ có quân đội đứng ngoài chính trị như luận điệu của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị hiện nay, ở những lý do sau:
Thứ nhất, luận điệu quân đội đứng ngoài chính trị được hình thành dựa trên quan điểm tư sản sai trái, phản khoa học về bản chất quân đội. Giai cấp tư sản tìm mọi cách xuyên tạc bản chất quân đội, gán cho quân đội là lực lượng “siêu giai cấp”, “trung lập về chính trị” bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp xã hội, nhằm che giấu sự thật là quân đội các nhà nước bóc lột chỉ bảo vệ lợi ích của các giai cấp bóc lột.
Luận điệu quân đội đứng ngoài chính trị được xuất hiện đầu tiên trong thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga (1905 - 1907). Khi đó, để đối phó với phong trào cách mạng của đại đa số nhân dân lao động Nga với Chính phủ Nga hoàng, không để lực lượng vũ trang, quân đội ngả theo cách mạng, bọn tôi tớ của nền chuyên chế Nga hoàng đã ra sức tuyên truyền về tính trung lập của quân đội, về sự cần thiết phải giữ cho lực lượng vũ trang, quân đội đứng ngoài chính trị. Sau đó, đến những năm 80 thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội lại đưa ra luận điệu “phi chính trị hóa” quân đội với nội dung cơ bản là: quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước, được tổ chức ra để bảo vệ lợi ích quốc gia, chỉ tuân theo pháp luật; quân đội trung lập về chính trị, không có quân đội xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa; quân đội đứng ngoài những biến động chính trị - xã hội, đứng ngoài cuộc đấu tranh của các đảng phái chính trị giành quyền kiểm soát các cơ quan quyền lực nhà nước; quân đội không chịu sự lãnh đạo của bất cứ đảng phái chính trị nào. Nhưng trên thực tế thì không có quân đội tư sản nào đứng ngoài chính trị cả. Kể cả quân đội Liên Xô tuyên bố trung lập khi sảy ra chính biến 19/8/1991 cũng chỉ là sự lừa bịp dư luận mà thôi. Bởi, trên thực tế quân đội Liên Xô đã “biến chất” trượt sang giai cấp tư sản, bảo vệ bọn phản động, cơ hội chính trị. Bằng chứng là cái quân đội tuyên bố trung lập ấy đã thừa lệnh của Tổng thống Nga lúc bấy giờ nã đạn đại bác vào Nhà Quốc hội buộc những người cộng sản trung kiên phải rời khỏi đó.
   Thứ hai, theo quan điểm của các nhà kinh điển đã khẳng định quân đội là một hiện tượng lịch sử ra đời trong giai đoạn phát triển nhất định của loài người khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự đối kháng giai cấp trong xã hội; bản chất của giai cấp quân đội phụ thuộc vào bản chất giai cấp giai cấp của nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó. Trong xã hội có giai cấp, quân đội chưa bao giờ và không bao giờ đứng ngoài đời sống chính trị của xã hội. V. I. Lênin đã chỉ rõ: “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản và của chế độ Nga hoàng, bọn này trong thực tế bao giờ cũng đã lôi kéo quân đội vào chính trị phản động”[1]. Xét đến cùng, bản chất chính trị - xã hội của quân đội được quyết định bởi quân đội đó do giai cấp, nhà nước nào tổ chức ra, nằm trong tay ai và phục vụ trước hết cho lợi ích của giai cấp, nhà nước nào trong xã hội, do đó, nó luôn tham gia vào mọi hoạt động chính trị của nhà nước.
Thứ ba, nhân loại đã chứng minh rất rõ vấn đề này. Những quân đội đầu tiên xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp, La Mã cổ đại… đã luôn đóng vai trò là công cụ bạo lực hữu hiệu giúp giai cấp chủ nô hiện thực hóa mọi mục đích chính trị, như: bảo vệ nhà nước chiếm hữu nô lệ, trấn áp phong trào đấu tranh của nô lệ, tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng phạm vi lãnh thổ… Trải qua thời kỳ trung đại, cận đại và hiện đại ngày nay, vấn đề này vẫn là một quy luật không hề thay đổi. Vì vậy, dù có ai thừa nhận hay không thừa nhận, thì quân đội vẫn chịu sự chi phối bởi quan điểm, đường lối chính trị của giai cấp, nhà nước đã tổ chức ra nó. Tùy theo tính chất phản động, hay tiến bộ, cách mạng của giai cấp ấy mà quân đội sẽ thể hiện bản chất của mình.
Thứ  tư, thực tiễn lịch sử hơn 73 năm xây dựng, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định một vấn đề mang tính quy luật: sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố cơ bản, quyết định sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta. Được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta sáng lập, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng kiểu mới, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Nhờ đó, Quân đội đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, trở thành đội quân “bách chiến, bách thắng”, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, Quân đội ta đã cùng cả dân tộc vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập cho Tổ quốc, mang đến cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
Vậy thì, những người đưa ra luận điệu này nhằm mục đích gì? Không khó khăn lắm cũng có thể biết luận điệu “quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị” chỉ là sự biến tướng của âm mưu, thủ đoạn thâm độc nhằm “phi chính trị hóa” Là một ngón đòn thâm hiểm của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị hiện nay. Chúng hòng  phi chính trị hóa Quân đội nhân dân Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội, xóa nhòa bản chất chính trị - giai cấp của quân đội, tiến tới làm biến chất quân đội, trên cơ sở đó tạo tiền đề cho việc xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam như theo kiểu ở Đông Âu và Liên Xô trước đây.


[1] V. I .Lênin toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ Mátxcova, 1979, tr. 134-135.


CÁN BỘ, CHIẾN SĨ QUÂN ĐỘI GIỮ VỮNG VÀ PHÁT HUY HÌNH ẢNH “BỘ ĐỘI CỤ HỒ - BỘ ĐỘI CỦA DÂN” TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY



                                                                        Gió biển
Hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ - Bộ đội của dân” là hình ảnh cao quý, thể hiện tình cảm, tấm lòng trân trọng của nhân dân giành cho cán bộ, chiến sĩ quân đội ta, là một giá trị nhân văn cao cả  phản ánh khách quan, trung thực bản chất, truyền thống hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta; đó là sự kế thừa từ lịch sử truyền thống, văn hoá, cốt cách bản lĩnh, trí tuệ của dân tộc Việt Nam; được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội gìn giữ, phát huy không chỉ trong chiến tranh vệ quốc mà cả trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, trước những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và sự chống phá mạnh mẽ của các thế lực thù địch đã và đang tạo ra những nhân tố tiêu cực làm ảnh hưởng đến hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ - Bộ đội của dân”. Vì vậy, giữ vững và phát huy hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ - Bộ đội của dân” là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết của giai đoạn hiện nay.
Hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ - Bộ đội của dân” không ngừng được bồi đắp, phát triển trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội, phản ánh trung thực bản chất và truyền thống: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang tích cực đẩy mạnh quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, cũng tiềm ẩn không ít những khó khăn, thách thức, nhất là trước những tác động mạnh mẽ từ mặt trái nền kinh tế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch đối với quân đội làm xuất hiện một số biểu hiện giảm sút niềm tin, xa rời mục tiêu, lý tưởng; dao động, hoài nghi, lo lắng về sức mạnh quân sự Việt Nam; sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức nhất là lối sống cá nhân, ích kỷ, thực dụng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cục bộ, bè phái và tình trạng vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước,… những hiện tượng tiêu cực trên đã và đang xuất hiện với tính chất, mức độ ngày càng phức tạp gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ - Bộ đội của dân” và truyền thống quân đội ta. Nếu chúng ta lơ là, mất cảnh giác, không tập trung khắc phục, giải quyết dứt điểm thì đó sẽ là “lỗ hổng” thuận lợi để các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện âm mưu “phi chính trị hoá” và “vô hiệu hoá” quân đội.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhiệm vụ đặt ra cấp thiết hiện nay, tiếp tục giữ vững và phát huy hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ - Bộ đội của dân” là một trong những nội dung hết sức quan trọng, góp phần trực tiếp góp phần tăng cường sức đề kháng cho quân đội trước những đòn tiến công chính trị trong âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, đảm bảo cho quân đội ta có đủ sức vượt qua mọi khó khăn, thử thách và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. 



ĐỊNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG TRONG HỌC TẬP CHÍNH TRỊ CHO HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ - VẤN ĐỀ CẦN ĐẶC BIỆT QUAN TÂM HIỆN NAY



                                                                                        Gió biển         

Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay đang đặt ra những yêu cầu cao, bức thiết xây dựng quân đội về chính trị, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chính trị trong quân đội, đặc biệt là nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, hình thành các phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng cho hạ sĩ quan, binh sĩ. Học tập chính trị trong chương trình huấn luyện hàng năm do Tổng cục Chính trị quy định là hình thức giáo dục chính trị cơ bản và quan trọng nhất. Trước yêu cầu mới, tổ chức học tập chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở hiện nay không đơn thuần là trang bị, truyền thụ những nội dung, kiến thức theo chương trình khung quy định, mà quan trọng hơn là ở mỗi nội dung của từng chủ đề bài học, người cán bộ giảng dạy chính trị phải biết kết hợp chặt chẽ giữa truyền tải nội dung với định hướng tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin, tình cảm, xây dựng bản lĩnh, ý chí, quyết tâm, bảo đảm cho hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Định hướng tư tưởng trong học tập chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở là quá trình tác động tích cực của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, cơ quan chính trị ở đơn vị cơ sở, trực tiếp là đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị nhằm tăng tính hướng đích của bài học, nâng cao vai trò tác động của bài học trong việc hướng dẫn, cổ vũ nhận thức và hành động đúng cho hạ sĩ quan, binh sĩ. Ở các đơn vị cơ sở trong toàn quân, định hướng tư tưởng trong học tập chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ là vấn đề được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Do đó, định hướng tư tưởng trong học tập chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã bám sát tình hình nhiệm vụ đơn vị; tích cực, chủ động đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện định hướng tư tưởng bảo đảm phù hợp với đặc điểm của đối tượng. Vì vậy, hầu hết hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở đều có nhận thức đúng đắn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng, quân đội và đơn vị; có lập trường tư tưởng kiên định, bản lĩnh chính trị vững vàng; có niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới của đất nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay; có ý chí quyết tâm cao và hành động cách mạng kiên quyết trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, định hướng tư tưởng trong học tập chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập: nhận thức của một số lãnh đạo, chỉ huy về vị trí, vai trò của định hướng tư tưởng trong học tập chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ chưa sâu sắc; một số đơn vị mới chỉ tập trung trang bị nội dung kiến thức theo quy định, chưa quan tâm thỏa đáng đến định hướng tư tưởng; ở một số nội dung định hướng tư tưởng còn mang tính chất lý luận chung chung, chưa sâu, chưa sắc, chưa cụ thể, chưa gắn lý luận vào giải quyết triệt để những vấn đề thực tiễn đặt ra; phương pháp định hướng còn cứng nhắc, tính thuyết phục, cảm hóa người học chưa cao; trình độ nhận thức, sự chuyển biến về tư tưởng và chất lượng thực hiện chức trách, nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật ở một số hạ sĩ quan, binh sĩ còn hạn chế...
Hiện nay, cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, đặc biệt cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ diễn ra gay gắt và quyết liệt. Trên mặt trận chính trị, tư tưởng đang hết sức nóng bỏng và xung yếu. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ráo riết thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, điên cuồng chống phá cách mạng nước ta. Chúng công kích, xuyên tạc, bôi nhọ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, mưu toan “phi chính trị hóa” quân đội, nhằm làm cho quân đội xa rời hệ tư tưởng, mất phương hướng chính trị dẫn đến bị vô hiệu hóa. Bên cạnh đó, trên mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh xuất hiện ngày càng nhiều sự kiện “nóng và nhạy cảm” thường xuyên tác động mạnh mẽ vào tư tưởng cán bộ, chiến sĩ quân đội nói chung và hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở nói riêng.
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới đòi hỏi quân đội ta không chỉ tinh nhuệ trên mặt trận đấu tranh vũ trang mà còn phải sắc bén trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận và trên mặt trận đấu tranh chính trị; không những phải có trình độ hiểu biết về chính trị mà còn phải có tư tưởng, bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, đủ sức răn đe và đập tan âm mưu của các thế lực thù địch hòng chống phá ta về chính trị, tư tưởng. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay đối với cấp ủy, người chỉ huy mà trực tiếp là đội ngũ chính ủy, chính trị viên cần đặc biệt quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt việc định hướng tư tưởng trong học tập chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội trong tình hình mới.

SỰ THẬT NHỮNG KẺ “GIẢ DANH” BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN



                                                                             Tg: Vĩnh Chân

Hiện nay, một trong những thủ đoan chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch và cơ hội về chính trị là nhân danh trong việc bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp với xu thế của thời đại. Song thực chất vấn đề này của chúng là bóp méo, xuyên tạc làm mất đi bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin mà thôi. Những thế lực đòi xét lại, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin đã xuất hiện ngay từ lúc C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin còn sống và đã phát triển mạnh khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ và đến tận ngày nay.
Việc bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác là nhiệm vụ của bất kỳ một người mácxít chân chính nào, do sự thay đổi không ngừng của thực tiễn cách mạng quy định. Ngay C. Mác và Ph. Ăngghen cũng đã nhiều lần bổ sung, phát triển những quan điểm của mình trên tất cả các lĩnh vực cho phù hợp với thực tiễn cách mạng và sự phát triển của phong trào công nhân. V. I. Lênin cũng đã bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới trong khi lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. Nhiều vấn đề lý luận quan trọng như chủ nghĩa duy vật, lý luận về chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, các hình thức kinh tế quá độ của những nước chưa qua chế độ tư bản chủ nghĩa,... đã được V. I. Lênin phát triển một cách sâu sắc.
Trong quá trình bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, Lênin vẫn kiên định và bảo vệ đến cùng những nguyên lý căn bản trong học thuyết của chủ nghĩa Mác. Trên cơ sở những nguyên lý căn bản, Lênin đã vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, làm cho những nguyên lý đó có sức sống mới. Đó là sự vận dụng sáng tạo. Sự sáng tạo đó phù hợp với bản chất cách mạng của chủ nghĩa Mác. Còn sự sáng tạo đi đến sự bóp méo, làm mờ bản chất, xa rời những nguyên lý căn bản, về thực chất là biểu hiện rõ nét của chủ nghĩa xét lại. Từ đây, chúng ta có cơ sở để dễ dàng phân biệt những nhà mácxít chân chính và những phần tử cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân, khoác áo, nhân danh chủ nghĩa Mác để làm tổn lại cho phong trào, cho cách mạng.
Hiện nay, có nhiều nhà lý luận, nhà tư tưởng tư sản đưa ra những tư tưởng, lý luận, thuật ngữ như xã hội siêu công nghiệp”, “các cơ quan siêu quốc gia”, “ý thức hệ toàn cầu”… Các học giả mệnh danh là “chủ nghĩa Mác mới” ở các nước phương Tây từ những năm 20 của thế kỷ XX đến nay, “văn minh hậu công nghiệp”, “văn minh trí tuệ”, “văn minh tin học”... Tất cả những lý luận, tư tưởng của các học giả thuộc các trường phái trên đây xét đến cùng đều nhằm phủ nhận vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Từ sự phát triển của thực tiễn đã và đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp với điều kiện mới. Tuy nhiên, dù phát triển ở những nội dung nào thì những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phải được lấy làm xuất phát điểm. Xa rời những nguyên lý này chắc chắn những nguyên lý lý luận sẽ bị lệch lạc, mất định hướng, bị sa vào chủ nghĩa xét lại.