Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

NHẬN DIỆN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI


                                                                            Trần Mai Chi
Quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội là những thông tin phản khoa học, sai sự thật về các vấn đề chính trị, xã hội được các chủ thể đưa lên cộng đồng sử dụng mạng dưới nhiều hình thức nhằm mục đích lôi kéo, kích động cộng đồng mạng chống phá cách mạng Việt Nam. Từ cách hiểu đó có thể tiếp cận quan niệm sai trái, thù địch trên mạng xã hội trên một số điểm căn bản sau:
Thứ nhất, xuyên tạc, bài bác, phủ định học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác, cho rằng lý luận Mác-Lênin chỉ đúng cho thời kỳ tư bản công nghiệp (nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX), nay loài người đã qua giai đoạn văn minh công nghiệp, văn minh khoa học kỹ thuật số, nhất là cả thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0 nên lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã trở nên lỗi thời. Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu họ cho rằng đó là sự bất cập của học thuyết, Việt Nam chủ trương xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa hội là đi vào ngõ cụt, không có tiền đồ. 
Thứ hai, xuyên tạc tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam, thổi phồng những yếu kém, khuyết điểm, quy mọi yếu kém đều do Đảng lãnh đạo, do có một đảng nên đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đòi thành lập các tổ chức xã hội và đảng phái chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Thứ ba, bằng mọi cách tác động vào nội bộ ta, nhằm làm cho nội bộ nghi ngờ lẫn nhau và Nhân dân nghi ngờ Đảng. Cho Đảng kiên trì chế độ “tập trung dân chủ” thực chất là “tập trung quyền lực” sẽ dẫn đến triệt tiêu dân chủ, công tác phòng chống tham nhũng là thanh toán bè phái trong Đảng…
Thứ tư, xuyên tạc tình hình thực tế Việt Nam, vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, cố tình dựng chuyện Việt Nam đàn áp tôn giáo, kỳ thị, phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số. 
 Thứ năm, xuyên tạc lịch sử, “hạ bệ thần tượng”, phủ nhận thắng lợi lịch sử của Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét