Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU XUYÊN TẠC CỦA VIỆT TÂN VỀ BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968


                                                                                                                          Tiên phong
Vừa qua, với ý đồ xét lại lịch sử của đám phản động và một số “nhà sử học” ở trong và ngoài nước, các phương tiện truyền thông của các tổ chức phản động, trên các trang cá nhân của các đối tượng chống đối ở trong nước đưa ra nhiều luận điệu xuyên tạc về bản chất và ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Trước hết, về bản chất của cuộc Tổng tiến công năm 1968 nói riêng và cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung. Đó là cuộc chiến giữa một bên là nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với quân Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Việt Nam Cộng hòa không phải là một chính thể độc lập mà nó là sản phẩm được dàn dựng của Mỹ, nhận sự chỉ đạo, hỗ trợ của Mỹ và không thể tồn tại nếu thiếu sự đứng sau của đế quốc Mỹ. Chính cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân và lý giải, xét cho cùng, thất bại cay đắng của nước Mỹ nảy sinh từ bản chất cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa của Mỹ; từ việc không nhận thức được sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam được nhân lên gấp nhiều lần dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh “đánh giá thấp sức mạnh của một dân tộc đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó”. Hay như Ngô Đình Diệm đã từng tuyên bố rằng: "Biên giới của Mỹ không ngừng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mà kéo dài, ở Đông Nam Á, tới sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17 của Việt Nam, hình thành một biên giới của 'thế giới tự do', cái mà chúng ta đều trân quý”. Như vậy, cả phía quân đội Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng đều thừa nhận về bản chất của cuộc chiến chống Mỹ là cuộc chiến của cả dân tộc Việt Nam chống lại “thế giới tự do”, chống lại quân đội Mỹ xâm lược.
Thứ hai, về ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân, dân miền Nam, với những đòn “sấm sét” liên tiếp, không chỉ đã làm tổn thất nặng nề lực lượng và vũ khí, trang bị của địch, mà còn làm thay đổi cơ bản tình thế của Mỹ ở miền Nam Việt Nam: uy thế và sức mạnh quân sự của Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng, ý chí xâm lược của chúng bị lung lay. Tổng thống Mỹ Johnson buộc phải tuyên bố đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, không tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ 2 và cử người đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris. Hành động đó, không chỉ là sự thừa nhận chiến lược “chiến tranh cục bộ” bị phá sản, mà còn là bước khởi đầu của quá trình xuống thang chiến tranh, đánh dấu xu thế không thể đảo ngược: thế và lực của cách mạng Việt Nam ngày càng mạnh, Mỹ - ngụy càng suy yếu và đi xuống.
Bên cạnh đó, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu thân đã tác động sâu sắc tới dư luận nước Mỹ, làm thay đổi hẳn quan điểm của người Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam. Giáo sư Sử học Mỹ Larry Berman đã từng nói “Tết Mậu Thân là một bước chuyển mang tính quyết định, chấm dứt leo thang chiến tranh Việt Nam. Người Mỹ sử dụng cụm từ “khủng hoảng lòng tin”. Cuộc tiến công bộc lộ cho người Mỹ thấy rằng, toàn bộ cuộc chiến này dựa trên cơ sở của một lời dối trá”. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã làm thay đổi cục diện địa chính trị ở chiến trường Miền Nam Việt Nam, cùng với chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 buộc chính quyền Mỹ phải xuống nấc thang chiến tranh, cam kết rút toàn bộ quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán với chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Pari 1973.

Như vậy, càng xuyên tạc về ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 càng cho thấy nỗi sợ hãi, ám ảnh của sự kiện này đối với đám phản động, trong đó, nhiều kẻ là hậu duệ của những kẻ ngụy quân, ngụy quyền đã từng thất bại trong cuộc chiến hơn 40 năm về trước. Năm tháng qua đi nhưng tầm vóc và ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân năm 1968 vẫn còn nguyên giá trị trong lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét