Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

LẠI BÀN VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM


          Vấn đề dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội ở Việt Nam được thể hiện rất rõ ràng trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam nêu rõ: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Trong những năm qua, quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo đúng Hiến pháp và pháp luật. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tối đa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người được luôn được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam coi trọng đúng mức. Chính việc thực hiện và phát huy dân chủ đầy đủ, rộng rãi đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh,… của Việt Nam trong thời gian qua.
Vậy mà, ngày 31/01/2018, trên trang Danlambao, tác giả Nguyễn Văn Thân có bài viết: “Hãy thảo luận về một lộ trình và mô hình dân chủ cho Việt Nam”, thông qua việc viện dẫn ý kiến của người khác để trình bày những luận điệu thiếu khách quan về tình hình dân chủ ở Việt Nam. Trong bài viết của Nguyễn Văn Thân có nêu cái gọi là “kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành một cuộc cải cách chính trị toàn diện” theo mô hình thể chế chính trị một số nước trên thế giới. Đồng thời, Nguyễn Văn Thân còn nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và cho rằng ở Việt Nam có tù nhân lương tâm. Nguyễn Văn Thân còn có những bình luận và trình bày cái gọi là “một vài bài học quan trọng” với nội dung xuyên tạc sự thật, có tính chất kích động nhân dân chống lại chế độ và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nguyễn Văn Thân còn ngang nhiên viết: “Phong trào dân chủ tại châu Á có vẻ như đang trên đà suy thoái”. Đây là những luận điệu không mới, mà chỉ phản ánh sự thiếu hiểu biết của Nguyễn Văn Thân về vấn đề dân chủ ở Việt Nam. Nguyễn Văn Thân cần biết rằng, ở Việt Nam vấn đề dân chủ ngày càng được thực hiện rộng rãi, mọi người đều có quyền, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đều bình đẳng trước pháp luật; ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương”, mà chỉ có tù nhân vi phạm pháp luật Việt Nam bị tòa án tuyên phạt tù theo quy định của pháp luật. Với những luận điệu xuyên tạc sự thật của Nguyễn Văn Thân chắc chắn sẽ không tránh khỏi “việc mà mọi người có thể làm được ngay là bắt tay vào một cuộc thảo luận về lộ trình” để loại bỏ những kẻ thiếu hiểu biết về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam như Nguyễn Văn Thân đã nêu lên trong bài viết./.
                                                                             Văn Hóa


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét