Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

CHỦ NGHĨA MÁC CÓ PHẢI LÀ MỘT DẠNG CỦA THUYẾT QUYẾT ĐỊNH LUẬN KINH TẾ ?



Chống phá chủ nghĩa Mác từ nhiều phương diện, song mọi sự công kích đó đã bị sụp đổ ngay chính sự mâu thuẫn trong lập luận. Kẻ thù của chủ nghĩa Mác tìm cách tấn công bằng một cách khác, cách bẻ đôi luận điểm của Mác, từ đó hòng gán cho C.Mác một sự cực đoan, phiến diện. Chúng cho rằng chủ nghĩa Mác quy mọi vấn đề về kinh tế, là một dạng quyết định luận về kinh tế. Tất cả các vấn đề về nghệ thuật, tôn giáo, chính trị, luật pháp, chiến tranh, đạo đức và sự biến đổi của lịch sử đều được nhìn nhận dưới sự phản ánh của kinh tế, của đấu tranh giai cấp. Đề từ đó chúng đi đến một kết luận, tư tưởng của Mác chứa đầy mâu thuẫn với quan điểm đa nguyên của xã hội hiện đại, rằng nhận thức xã hội không bằng cái nhìn đóng khung cứng nhắc, đơn sắc của chủ nghĩa Mác mà đó là đa sắc của cầu vồng.
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác viết rằng hoạt động mang tính lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất vật chất rồi mới đến làm khoa học, chính trị, nghệ thuật. Không có hoạt động sản xuất vật chất thì dĩ nhiên cũng sẽ không có nền văn minh nào ra đời.
Sinh thời, Ph.Ăngghen đã kịch liệt phản bác quan điểm này, và khẳng định rằng việc coi kinh tế là yếu tố duy nhất quyết định tiến trình lịch sử là một mệnh đề vô nghĩa, phi thực tế và điên rồ. Việc bóc, tách một mệnh đề trong chỉnh thể của nó rõ ràng là một sự xuyên tạc trắng trợn nhất. Các nhà kinh điển Mác – Lênin viết rằng, chính trị là sự phản ánh tập trung của kinh tế song không có nghĩa là quyết định luận kinh tế. Bản thân chính trị, văn hóa, khoa học, tư tưởng và tồn tại xã hội không chỉ giản là do kinh tế biến tướng, chúng có đời sống thực tại khách quan riêng của chúng tạo ra lịch sử riêng của chúng và vận động theo những lôgic tự thân của chúng, chúng không chỉ đơn giản là sự phản ánh mờ nhạt của cái khác, của kinh tế. Và nhờ đó mà ở một nhà nước Phổ phong kiến lại nảy sinh các tư tưởng triết học vượt thời đại, cái đó chẳng phải là sự phát triển theo đời sống riêng của nó.
Trong bản chất các mối quan hệ, các nhà kinh điển với công cụ phép biện chứng nhuần nhuyễn luôn nhìn nhận trong sự tác động qua lại, trong sự vận động, phát triển không ngừng. Cái cách còn người sản xuất ra đời sống vật chất của mình sẽ đặt ra giới hạn cho các thiết chế văn hóa, luật pháp, chính trị và xã hội mà con người tạo ra (Từ quyết định cần hiểu theo nghĩa là đặt ra giới hạn). Phương thức sản xuất không phải ra lệnh cho một loại hình chính trị, văn hóa hoặc một hệ thống tư tưởng. Cũng không phải phương thức sản xuất đẻ ra những tư tưởng hay thiết chế đó để phục vụ mục đích của mình.  
Đúng là C.Mác luôn nhấn mạnh vai trò trung tâm của kinh tế (theo nghĩa hẹp của từ này), trong suốt lịch sử nhân loại đến nay. Tư tưởng này không chỉ những người theo chủ nghĩa Mác mới có mà chính bản thân các nhà tư tưởng tư sản thời kỳ Khai sáng thế kỷ XVIII, các nhà kinh tế chính trị người Anh cuối thế kỷ XIX đã từng quan niệm. Nhưng việc quy kết cho Ông tất cả mọi thứ đều do kinh tế quyết định thực sự là sự đơn giản hóa quá mức đến ngớ ngẩn. Có thể khẳng định rằng, với C.Mác bậc thầy của phép biện chứng, cái hình thành nên quá trình lịch sử là đấu tranh giai cấp, mà đấu tranh giai cấp thì không thể quy gọn về yếu tố kinh tế, cũng giống như khi nói giai cấp là giai cấp xã hội, địa vị kinh tế xã hội, về các mối quan hệ sản xuất xã hội, cách mạng xã hội chứ không chỉ là kinh tế.
C.Mác cũng vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản, về sự sản xuất dưới chế độ tư bản hầu hết không phải là sản xuất đích thực. Sản xuất đích thực khi họ tự do thực hiện và vì lợi ích của họ. Chỉ có dưới chủ nghĩa xã hội mới có thể làm cho sản xuất trở nên đích thực, và làm cho kinh tế đứng ở một vị trí thứ yếu hơn, kinh tế sẽ không biến mất, nhưng nó sẽ không còn là thứ gây phiền nhiễu nữa.
Thiện Trí




1 nhận xét: