Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Chia sẻ ý kiến từ bức thư của một kiều bào!

CÁC BẠN THÂN MẾN !
Tôi, một kiều bào sống xa Tổ quốc luôn hướng về quê nhà dõi theo những tiến triển và đổi thay từng ngày của Đất nước !
Hân hoan với những thắng lợi mà nhân dân ta đã đạt được và vô cùng bức xúc với những vấn nạn xã hội còn hiện hành...
Thế nhưng có những kẻ lại chỉ ham lấy vấn nạn xã hội để châm chọc mỉa mai rồi đổ thừa cho sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước chứ họ chẳng chịu nhìn nhận những đổi thay của Đất nước có được thành tựu như ngày nay do đâu mà nhân dân ta đạt đươc !
Còn nói về cái mà họ gọi là nhân và quyền thì xin lỗi nhé, Nhân dân Việt Nam ọe vào cái quyền và nhân đó của họ - Bởi lẽ đơn giản, nếu có quyền đâu phải biếm ngôn, có nhân đâu cần xảo ngữ !
Họ còn xuyên tạc bôi nhọ một nhân vật như Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng thì quả thực chẳng thể hiểu nổi họ là giống gì ?

Chính vì những điều nhức nhối đó mà tôi lập lên trang này để truy cập các nguồn tin chính thống của Chính phủ và thông tin các bài viết về Hồ Chủ tịch, nhằm truyền đạt chân thực về Đất nước và Lãnh tụ kính yêu của mình !

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Vừa thiếu tâm vừa thiếu trí – thật đáng xấu hổ!

         Sắp đến kỷ niệm ngày 30.4.1975, ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, một ngày trọng đại của cả dân tộc Việt Nam, tôi lại được nghe mấy chiêu trò xuyên tạc lịch sử của những kẻ vừa thiếu tâm, thiếu trí. Thật nực cười khi họ viết rằng:
“Đó là cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam tức Quốc gia Việt Nam Cộng hòa do Miền bắc tức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động, kéo dài 20 năm (1954-1975), được phe khởi xướng ngụy trang bằng danh xưng “Giải phóng Miền Nam” ban đầu, sau thành “Chống Mỹ cứu nước”; ngày nay thường được họ gọi là “Chiến tranh chống Mỹ”.
Đây đích thị là sự xuyên tạc, “lập lờ đánh lận con đen”, nhưng sự thật bao giờ cũng là sự thật, đừng hy vọng gì ở sự sáo ngôn và ngụy biện bằng từ ngữ là có thể thay đổi được sự thật lịch sử nhé...thật đáng xấu hổ...!

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Tự do phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật QĐND - Thứ hai, 02/03/2015 | 8:55 GMT+7

QĐND - Gần đây, trên một số trang mạng xã hội, xuất hiện một số người tự xưng là “người yêu tự do”, “nhóm yêu tự do”. Họ cho rằng quyền tự do ở Việt Nam đang bị hạn chế. Có lẽ họ không biết hoặc cố tình không biết về bản chất của tự do chân chính ở bất cứ nhà nước pháp quyền nào cũng đều phải đặt trong khuôn khổ pháp luật; không thể có tự do “vô chính phủ”, muốn làm gì thì làm. Tại Việt Nam, quyền tự do chân chính của người dân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ...
 ĐỖ PHÚ THỌ

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Sức sống và giá trị trường tồn của Chủ nghĩa Mác - Lênin



Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đến nay vẫn như là một cái "cớ" không thể tốt hơn để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, công kích và phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và họ có vẻ như cố tìm trong sự sụp đổ đó những "lý lẽ" có sức "thuyết phục" để xuyên tạc và phủ nhận. Những “lý lẽ” có phần ngụy biện, thiên kiến chủ quan đó được họ tung đi khắp các châu lục và đang được tuyên truyền trên khắp các phương tiện thông tin. Những lý lẽ xuyên tạc đó đang “mớm” lời cho các phần tử thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin ở mọi nơi, mọi chỗ. Xin thưa rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời từ chính nhu cầu của đời sống thực tiễn; từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống ách áp bức của chủ nghĩa tư bản - một xã hội mà ngày nay nhiều người sống trong xã hội đó đã khẳng định là “không thể chấp nhận được”. Mục tiêu cao cả và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Từ bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của nó, chủ nghĩa Mác - Lênin đã đồng hành cùng nhân loại gần 2 thế kỷ và nó đang tiếp tục khẳng định sức sống, giá trị trường tồn trước những biến động to lớn của lịch sử đương đại. Bởi thế, những người thiếu hụt về lý trí và tầm nhìn đừng nên hằn học bởi các thiên kiến chủ quan của mình!

                                                                                            Trọng An

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - niềm tin tất thắng của dân tộc Việt Nam



          Thời gian gần đây, có một số người không thiện chí cho rằng, Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế, mà còn cả về tư tưởng…Và rằng, không ai còn tin vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn. Theo họ, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là "trái với tiến trình lịch sử - tự nhiên", rồi họ "khuyên” Việt Nam cần phải đi theo con đường khác, "chủ thuyết phát triển" khác. Sự mập mờ ấy cuối cùng đi tới một lời “khuyên” rằng, Việt Nam nên đi theo con đường “văn minh” của chủ nghĩa tư bản. Nhưng có rất nhiều sự thật hiển nhiên họ lại bỏ qua và cố tình không thấy, như: nhiều người đang sống ở các nước tư bản phát triển đã phải lên tiếng và cho rằng chủ nghĩa tư bản là một xã hội không thể chấp nhận được do bản chất bóc lột, bất công; đồng thời, là nguyên nhân lớn nhất đưa tới sự tha hóa con người. Dân tộc Việt nam có quyền tự quyết con đường phát triển của mình, lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cho thấy, do trung thành và vận dụng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam đã qui tụ được sức mạnh của cả dân tộc. Và đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay là hoàn toàn phù hợp với qui luật khách quan, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của lịch sử; là nguyện vọng, quyết tâm và ý chí của Đảng cộng sản Việt Nam và đại bộ phận nhân dân để thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Thành tựu to lớn của gần 30 năm đổi mới đất nước là minh chứng sống động nhất khẳng định tính đúng đắn của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Theo đó, độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu không thể thay đổi và niềm tin tất thắng của toàn thể dân tộc Việt Nam hiện nay!

                                                                                            Trọng An

Bước tiến vững chắc của Việt Nam về nhân quyền



Từ quan điểm xuất phát, con người là vốn quí nhất, là “chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”, Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo các quyển con người, quyền công dân. Từ quan điểm, đến việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện trên thực tế đã khẳng định tính nhất quán của Việt nam về vấn đề trên. Theo đó, ở Việt Nam hiện nay không có cái mà một số người cho rằng, đã “hạn chế” một số quyền con người; rồi vu khống Việt Nam “vi phạm nhân quyền”.
Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người; đồng thời, đã nội luật các công ước đó trong pháp luật quốc gia. Hiến pháp 2013 của Việt Nam (được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28-11-2013) đã tiếp thu những giá trị phổ quát về quyền con người; đồng thời, quy định cụ thể quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Điều 14, Hiến pháp 2013 ghi rõ: “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy, quyền con người, quyền của mỗi cá nhân được đảm bảo bằng hiến pháp, pháp luật và gắn với nghĩa vụ công dân. Trong những nghĩa vụ này, mỗi công dân có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật hiện hành. Đáng tiếc trong thời gian qua, đã xuất hiện một số quan điểm cá nhân cổ súy cho các hành vi vi phạm pháp luật, rồi truy chụp và vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền”. Việt Nam thừa nhận một số yếu kém về “Năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu”. Nhưng tất cả những gì đang diễn ra, những thành quả đã đạt được cho thấy, nhân quyền ở Việt Nam đang có những bước tiến vững chắc và không có chuyện Việt Nam “vi phạm nhân quyền”.
                                                                                            Trọng An