Từ quan điểm xuất phát, con người là vốn quí nhất, là “chủ
thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”, Đảng cộng sản Việt
Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến
việc đảm bảo các quyển con người, quyền công dân. Từ quan điểm, đến việc thể
chế hóa và tổ chức thực hiện trên thực tế đã khẳng định tính nhất quán của Việt
nam về vấn đề trên. Theo đó, ở Việt Nam
hiện nay không có cái mà một số người cho rằng, đã “hạn chế” một số quyền con
người; rồi vu khống Việt Nam
“vi phạm nhân quyền”.
Cho
đến nay, Việt Nam
đã ký kết và tham gia phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế cơ bản về quyền
con người; đồng thời, đã nội luật các công ước đó trong pháp luật quốc gia. Hiến
pháp 2013 của Việt Nam (được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày
28-11-2013) đã tiếp thu những giá trị phổ quát về quyền con người; đồng thời,
quy định cụ thể quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Điều 14, Hiến pháp
2013 ghi rõ: “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy, quyền
con người, quyền của mỗi cá nhân được đảm bảo bằng hiến pháp, pháp luật và gắn
với nghĩa vụ công dân. Trong những nghĩa vụ này, mỗi công dân có nghĩa vụ phải
tuân thủ pháp luật hiện hành. Đáng tiếc trong thời gian qua, đã xuất hiện một
số quan điểm cá nhân cổ súy cho các hành vi vi phạm pháp luật, rồi truy chụp và
vu cáo Việt Nam
“vi phạm nhân quyền”. Việt Nam
thừa nhận một số yếu kém về “Năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ
chức thực thi pháp luật còn yếu”. Nhưng tất cả những gì đang diễn ra, những
thành quả đã đạt được cho thấy, nhân quyền ở Việt Nam
đang có những bước tiến vững chắc và không có chuyện Việt Nam “vi phạm nhân quyền”.
Trọng An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét