Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

VIỆT NAM-LÀO: 70 NĂM NGHĨA TÌNH SON SẮT


Nhân dân Lào luôn ghi nhớ sự hy sinh, giúp đỡ của các chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào và gọi họ là “bộ đội nhà Phật”.
'GIÚP BẠN CŨNG CHÍNH LÀ TỰ GIÚP MÌNH"
70 năm về trước (ngày 30/10/1949), Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định tổ chức các lực lượng quân sự của Việt Nam được cử làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào thành hệ thống riêng và lấy danh nghĩa là Quân tình nguyện.
Việc xác định danh nghĩa quân tình nguyện Việt Nam tại Lào đã đánh dấu bước phát triển và trưởng thành của các lực lượng quân sự Việt Nam chiến đấu trên chiến trường Lào; đồng thời tạo cơ sở quan trọng để tăng cường quan hệ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa quân đội hai nước Việt Nam và Lào trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung.
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), cho rằng, quyết định mang tính lịch sử nói trên của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là nhằm phục vụ yêu cầu khách quan của lịch sử, đó là cả hai nước cần phải dựa vào nhau để có thể chống lại các thế lực xâm lược lớn như thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trước đó, mùa Xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đến tháng 10/1930 thì đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, có trách nhiệm lãnh đạo cách mạng 3 nước Đông Dương. Việc xây dựng Đảng để lãnh đạo phong trào được tiến hành ngay từ cuối năm 1930. Đến năm 1934, Đảng bộ Ai Lao đã được thành lập gồm 16 người, sau này đều đóng vai trò then chốt trong việc lãnh đạo cuộc cách mạng Lào khi tách ra thành Đảng riêng.
Đến cuối năm 1945, sau khi Việt Nam và Lào đều giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với Hoàng thân Lào Shouphanouvong tại Hà Nội để bàn việc Liên minh Việt - Lào trong tương lai nhằm chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt - Lào.
Khi thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam vào ngày 23/9/1945, phong trào kháng chiến lan sang cả Campuchia và Lào. Đến năm 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cử lực lượng sang giúp nhân dân Lào kháng chiến. Đảng Cộng sản Đông Dương tuy đã tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật và vẫn lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến của cả 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Như vậy, có thể nói, sau năm 1945, một thời kỳ mới đã được mở ra và khối liên kết giữa Việt Nam, Lào và Campuchia ngày càng gắn bó hơn. Đến ngày 30/10/1949, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định cử các lực lượng quân đội Việt Nam sang chiến đấu ở Lào. Quân tình nguyện cùng với lực lượng kháng chiến ở Lào đã phối hợp chiến đấu và đến ngày 1/11/1949, đã thành lập Ban Công tác Lào trực thuộc Trung ương Đảng.
“Sau này, trong các trận chiến lớn trên chiến trường Lào và Việt Nam như chiến dịch Đường 9 Nam Lào, Xuân-Hè 72, Cánh đồng Chum Xiengkhuang đều có sự phối hợp chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau giữa quân đội Việt Nam và Lào. Đó như một quy luật khách quan không thể khác, giúp mang lại thắng lợi cho cách mạng của 2 nước.
Từ sau năm 1975, khi 2 nước giành được độc lập, thống nhất, mối quan hệ hợp tác đặc biệt giữa Việt Nam và Lào ngày càng phát triển, trên cả 3 trụ cột về an ninh-chính trị, kinh tế và văn hóa. Đặc biệt trên mặt trận quốc phòng-an ninh, giữ gìn, bảo vệ thành quả cách mạng của 2 nước, tạo tiền đề, điều kiện giúp đỡ lẫn nhau đúng theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giúp bạn cũng chính là giúp mình”, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nhận định.
"BỘ ĐỘI NHÀ PHẬT" TRONG LÒNG NHÂN DÂN LÀO
Từng là chuyên viên cao cấp tham gia lực lượng quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào trong gần 40 năm, ông Nguyễn Văn Nghiệp nhớ lại, quán triệt lời dạy của Bác Hồ là “giúp bạn cũng chính là giúp mình”, các chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào đã phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, kết hợp giữa tinh thần yêu nước nồng nàn và tinh thần quốc tế vô sản chân chính trong thực hiện nhiệm vụ giúp cách mạng Lào.
“Các chiến sĩ tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã phấn đấu, hy sinh cả cuộc đời cho cách mạng Lào, nhiều người từ tuổi mười tám đôi mươi cho đến lúc về hưu. Thậm chí có người về hưu rồi, bạn gọi sang giúp đỡ lại lên đường. Ta sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất kỳ điều gì cách mạng Lào cần”, ông Nghiệp chia sẻ.
Cũng theo ông Nghiệp, quân tình nguyện không chỉ là đội quân chiến đấu mà còn là đội quân làm công tác dân vận khéo và giỏi. Chính điều này đã tạo cơ sở thuận lợi cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trước đây cũng như để xây dựng quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào trong suốt mấy chục năm qua.
Ngày 19/8/1948, ông cùng các chiến sĩ tình nguyện, chuyên gia Việt Nam xuất quân từ Quân khu 5 sang Lào. Trong buổi lễ xuất quân, bác Phạm Văn Đồng đã căn dặn ông và các chiến sĩ tình nguyện: “Các đồng chí phải tổ chức vận động được nhân dân Lào đứng dậy kháng chiến thì mới thắng được giặc Pháp xâm lược. Các đồng chí phải nhớ lời của Bác Hồ, khi sang Lào thì phải coi núi, sông, cây cỏ, ruộng đồng của Lào như quê hương mình, và phải tôn trọng, thương yêu nhân dân Lào như đồng bào mình”.
Do khi mới sang, không biết tiếng nói, phong tục tập quán và tình hình địa phương, các chiến sĩ tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã phải chia thành từng tổ 3-3 đi sâu vào dân, bám dân với phương châm “bắt mối, xâu chuỗi và tìm nòng cốt” để từ đó phát triển cơ sở, xây dựng đoàn thể quần chúng, dân quân du kích, chính quyền phục vụ cách mạng.
Để bám dân tại các vùng dân tộc thiểu số, các chiến sĩ tình nguyện và chuyên gia Việt Nam thậm chí còn phải đóng khố, cởi trần, để tóc dài, phơi nắng cho da đen để có thể gần gũi người dân địa phương liên tục trong 4 năm liền.
Những gian khổ và hy sinh của các chiến sĩ tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã giúp tạo dựng niềm tin và tình cảm thân thương mà chính quyền và nhân dân Lào dành cho họ. Chính quyền và nhân dân Lào sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, “cùng ăn, cùng ở, cùng sản xuất, cùng chiến đấu” với chiến sĩ tình nguyện và chuyên gia Việt Nam.
“Nhiều anh em chúng tôi được nhân dân Lào nhận làm con nuôi, em nuôi, đặt cho những tên Lào vừa thân thương, vừa dễ nhớ. Các bô lão Lào đã gọi chúng tôi là “Bộ đội Cụ Hồ đúng là Bộ đội của nhà Phật. Điều đó đã tạo nên liên minh vững chắc giữa 2 dân tộc, đảm bảo thành công cho các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước hiện nay”, ông Nghiệp nói.
Để phát huy mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam – Lào trong thời gian tới, theo bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, bên cạnh những thành tựu hợp tác về chính trị, ngoại giao và an ninh quốc phòng, hai nước cần thúc đẩy kết nối 2 nền kinh tế, giáo dục, nhất là giáo dục về nền tảng truyền thống trong mối quan hệ giữa 2 nước.
Bà Nguyễn Phương Nga lưu ý, Việt Nam và Lào cần xử lý tốt những vấn đề nhạy cảm có thể phát sinh trong bối cảnh tình hình thế giới có rất nhiều phức tạp, phong trào Dân tộc chủ nghĩa đang nổi lên và nhiều thế lực đang tìm mọi cách chia rẽ tình hữu nghị Việt Nam-Lào. Chính vì thế, việc đẩy mạnh tuyên truyền về mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa 2 nước là hết sức quan trọng và cần thiết./.

VIỆT NAM ĐẢM NHẬN CƯƠNG VỊ CHỦ TỊCH ASEAN TỪ NGÀY 4/11

🇻🇳
Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết nước này đã sẵn sàng tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị cấp cao liên quan ở Bangkok và tỉnh Nonthaburi từ ngày 2-4/11 tới.
Tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 có các nhà lãnh đạo và đại diện của trên 20 nước.
Ngoài ra, sẽ có các hội nghị cấp cao liên quan giữa các nước thành viên và không phải thành viên ASEAN.
Lễ chuyển giao cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN từ Thái Lan sang Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 4/11.

NHẬN ĐỊNH CỦA MỘT VỊ TƯỚNG

"Nếu chúng ta để người Trung Quốc tin rằng Việt Nam theo Mỹ, theo Nhật để bao vây, kiềm chế Trung Quốc như một số học giả của họ vẫn tuyên truyền, thì đừng nói Trường Sa của ta khó giữ, mà nguy cơ những ngón đòn tấn công có thể đổ ngay lên đầu chúng ta bất cứ lúc nào từ biên giới phía Bắc. Một khi để rơi vào thế đối đầu, Trung Quốc có nhiều con bài để chơi, dù bên nào thắng thì cả hai cũng sứt đầu mẻ trán.
Với Hoa Kỳ, nếu chúng ta không cho họ thấy rõ thiện chí hợp tác bảo vệ hòa bình và luật pháp, công lý quốc tế mà một số quan điểm trong giới chính trị Hoa Kỳ vẫn nghĩ Việt Nam "lệ thuộc" Trung Quốc thì khó có thể tận dụng được vị thế, quan điểm, lập trường và sự ủng hộ của Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Việt Nam ta còn yếu về kinh tế, còn yếu về thực lực nhưng lại nằm giữa trung tâm mặt trận cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị gay gắt giữa hai siêu cường ở Thái Bình Dương là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ứng xử không khéo, chúng ta sẽ tự đẩy mình vào bi kịch.
Bởi vậy, muốn không rơi vào thảm cảnh của Lybia, Iraq, Afghanistan hay Syria hiện nay, mỗi người dân Việt Nam nên nhớ nằm lòng: Tự lực tự cường, độc lập tự chủ, sẵn sàng làm bạn với các nước yêu chuộng hòa bình và công lý, nỗ lực hết sức mình với thiện chí cao nhất để bảo vệ hòa bình và công lý mới là lựa chọn cho hiện tại và tương lai".
----------
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhận định...

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG QUÂN TÌNH NGUYỆN, VUN ĐẮP MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - LÀO MÃI MÃI XANH TƯƠI, ĐỜI ĐỜI BỀN VỮNG


-------------
Từ đặc điểm về địa lý tự nhiên và xã hội, Việt Nam và Lào có mối quan hệ sinh tồn tự nhiên từ lâu đời và đều bị thực dân Pháp xâm lược; hai dân tộc đều chịu cảnh nô lệ, bị áp bức nặng nề. Hoàn cảnh lịch sử đó đòi hỏi cả hai dân tộc Việt-Lào phải đoàn kết chặt chẽ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi kẻ thù chung.
Cách đây tròn 70 năm, ngày 30-10-1949, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định: “Các lực lượng quân sự của Việt Nam chiến đấu và công tác giúp Lào tổ chức thành hệ thống riêng và lấy danh nghĩa là quân tình nguyện”. Đây là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển và trưởng thành của các lực lượng quân sự trên chiến trường Lào, khẳng định đường lối, quan điểm đúng đắn của Đảng ta trong thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Ngày 30-10-1949 được lấy là ngày truyền thống Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam (QTN và CGVN) tại Lào.
Tình hữu nghị và mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào đã được thực tiễn lịch sử chứng minh, được các lãnh tụ của hai dân tộc đặt nền móng, cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, vượt qua bao biến cố lịch sử, bao gian khổ, hy sinh, trở thành quan hệ mẫu mực thủy chung hiếm có.
Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống xâm lược, lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn xác định việc gìn giữ, củng cố quan hệ đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc Việt-Lào là nhiệm vụ sống còn của hai dân tộc. Từ đó, vận mệnh của hai nước, hai dân tộc càng gắn bó bền chặt, thủy chung. Nhân dân và quân đội hai nước trở thành bạn chiến đấu, chia ngọt sẻ bùi, cùng chung một chiến hào, sống chết có nhau, đồng cam cộng khổ. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc của mỗi nước, sự phối hợp giúp đỡ vô tư, chí tình, chí nghĩa, sẵn sàng hy sinh của hai dân tộc Việt-Lào là nhân tố hết sức quan trọng làm nên thắng lợi của cách mạng mỗi nước.
Với tinh thần quốc tế vô sản và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”, được sự thương yêu, đùm bọc giúp đỡ của nhân dân các bộ tộc Lào, sự đoàn kết hiệp đồng chiến đấu của LLVT cách mạng Lào, QTN và CGVN đã không ngại gian khổ, hy sinh, có những đóng góp to lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cùng với quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào giành thắng lợi hoàn toàn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975).
Có biết bao tấm gương chiến đấu, hy sinh anh dũng của những người con ưu tú hai dân tộc Việt-Lào vì độc lập, tự do của mỗi nước, vì tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt-Lào, với tinh thần “bát cơm sẻ nửa, hạt muối cắn đôi”. Các thế hệ QTN Việt Nam và những người con ưu tú của nhân dân các bộ tộc Lào đã phối hợp chặt chẽ, tôi luyện, trưởng thành trong chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc; trở thành biểu tượng cao đẹp của tình hữu nghị có một không hai. Nghĩa cử và tinh thần quốc tế cao đẹp; sự hy sinh oanh liệt, to lớn đó trở thành sức mạnh vô song, nguồn động lực to lớn góp phần đưa cách mạng của hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.
Sau thắng lợi năm 1975, hòa bình được lập lại trên đất nước Việt Nam và đất nước Lào. Quan hệ hai nước bước sang kỷ nguyên hòa bình, độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 18-7-1977, hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác, khẳng định tình đoàn kết đặc biệt trước sau như một, ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường phối hợp trong hoạt động đối ngoại, nhằm nâng cao vị thế của mỗi nước.
Vượt qua muôn vàn khó khăn, mất mát do hậu quả chiến tranh để lại, cùng sự bao vây cấm vận và chống phá của các thế lực thù địch, nhân dân hai nước luôn dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn về mọi mặt. Mối quan hệ truyền thống thủy chung, trong sáng đã hun đúc ý chí, quyết tâm, tạo nền tảng vững chắc để hai nước, hai dân tộc vững bước trên chặng đường mới. Nhân dân hai nước Việt Nam-Lào lại kề vai sát cánh, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vun đắp mối quan hệ láng giềng hữu nghị đặc biệt mãi mãi trường tồn; tăng cường và nâng quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt-Lào lên tầm cao mới.
Để được mục tiêu đó, lãnh đạo hai nước đã chỉ đạo các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương hai nước phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó tăng cường giáo dục truyền thống, phát triển và làm sâu sắc hơn mối quan hệ truyền thống đặc biệt, thủy chung hiếm có, không chỉ đối với lãnh đạo cấp cao, mà thấm sâu đến các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thế hệ trẻ. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp; phát triển và hoàn thiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi dành cho nhau; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá của các thế hệ thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của mỗi nước, gây chia rẽ quan hệ hai nước.
Nhân dân Việt Nam tự hào có nhân dân Lào là người bạn láng giềng thủy chung, son sắt trong suốt thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Các thế hệ hôm nay và mai sau luôn coi trọng, làm hết sức mình để củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào lên tầm cao mới, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
-------------
Thiếu tướng HUỲNH ĐẮC HƯƠNG, Chủ tịch Hội truyền thống Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào, nguyên Chính ủy Quân tình nguyện, nguyên Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào.

NHỎ BÉ NHÀ GIÀN - HIÊN NGANG NƯỚC VIỆT


"Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu...
- Vâng, con hiểu! Con hiểu, bố ạ!...”.
------
Ngay đến cả Trung Quốc, một quốc gia với tiềm lực mạnh hơn, kinh tế mạnh hơn, khoa học kỹ thuật nhỉnh hơn, cũng không thể tin được rằng Việt Nam dám làm, dám thực hiện một dự án đầy tính mạo hiểm như vậy giữa lúc bộn bề khó khăn.
Một số quốc gia ở Đông Nam Á cũng từng nghĩ vậy, người Việt chắc chắn không làm được, không thể được. Vì lúc ấy Việt Nam đang là quốc gia hạ cấp ở một khu vực vũng trũng của thế giới. Để triển khai các cụm nhà giàn như vậy là một điều phi lý và chưa từng có tiền lệ trên thế giới. Họ nghĩ rằng Việt Nam đang lãng phí lớn cho một dự án đầy mạo hiểm và không khả thi.
Và rồi Việt Nam đã chứng minh những điều ngược lại. Những công trình nhà giàn nhỏ bé mọc hiên ngang giữa Biển Đông đầy bao la, bốn bề đều là biển cả. Màu xanh của biển và của mây trời, màu xanh của áo lính.
Trong những năm cuối thập niên 80, kinh tế nước ta còn nghèo nàn, bị cấm vận, khối Đông Âu và Liên Xô gặp khó khăn, tình hình biên giới rất căng thẳng. Nhưng những nhà giàn như thế này, mọc lên giữa biển khơi, đã chứng tỏ rằng: Thứ gì đã thuộc về chủ quyền dân tộc, dù phải đánh đổi tất cả cũng vẫn phải giữ vững.
"Thực sự rất khủng khủng khiếp. Mình từng được nghe kể các chiến sĩ ngoài nhà giàn khi bão đến phải tự lấy dây thừng hoặc tương tự để buộc mình cố định vào vị trí nào đó để tránh bão cuốn phăng đi. Không ít chiến sĩ đã hi sinh. Ở trong đất liền thực sự thấy biết ơn các anh".
Chúng ta đã từng có những sự hi sinh ở đây, đại đa phần chúng ta không hiểu rõ được những khó khăn mà người lính gặp phải. Người ta nói: hi sinh giữa thời bình là như vậy. Ngay đến cả hiện tại, ở ngoài đảo xa, vẫn có những chiến sĩ im lặng về với đất mẹ. Đặt ra một câu hỏi rằng: Tại sao họ phải làm thế?
Dĩ nhiên là không phải là "nghĩa vụ thuế" của mấy bạn đóng được vài đồng VAT hay phí môi trường. Đừng đem sinh mạng của các chiến sĩ ra tính toán thiệt hơn.
"Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu…" - Đô đốc Giáp Văn Cương
Trên mỗi nhà giàn, đều có lá cờ đỏ hiên ngang, dòng chữ "CHXHCN Việt Nam" và những ánh đèn chiếu rọi.. Giữa biển khơi, mỗi người ngư dân khi nhìn thấy dấu hiệu này, họ hiểu rằng biển cả là nhà, để những người trong đất liền có thể thấy rõ chủ quyền dân tộc giữa biển khơi được gìn giữ như thế nào. Lá cờ tuy nhỏ, dòng chữ cũng không lớn, thân người thì bé xíu.
Nhưng Tổ Quốc Việt Nam này, to lớn lắm và vững chãi lắm.
Nguồn: Vietnam Projects Construction.
-----

ĐỪNG LẤY 39 NGƯỜI VƯỢT BIÊN Ở ANH RA LÀM BÀN ĐẠP CHÍNH TRỊ


________________________________________
Nghe tin vụ 39 người ra đi vĩnh viễn trên container ở Anh mà đau lòng, xót thương cho số phận của các nạn nhân. Cũng vì mưu sinh, vì khát vọng đổi đời, vì muốn đến miền đất hứa mà đánh đổi cả tính mạng. Dù họ quốc tịch nước nào, dù không phải đồng bào của mình, nhưng là người với nhau – nghe tin đều đau…
Kể từ khi giới chức các quốc gia liên quan truyền thông đại chúng về số phận bạc mệnh của 39 con người kia, rất nhiều người bàng hoàng. Sau khi xuất hiện thông tin 39 người chết ở Anh, nhiều gia đình ở Hà Tĩnh có con đi sang Anh cùng thời điểm đã rất lo lắng, bố mẹ khóc cạn nước mắt, có nhà vô vọng lập bàn thờ. Sự ám ảnh càng khắc sâu khi những dòng thông tin được truyền đi như: “Trước khi qua đời, 39 người chết trong container ở Anh có thể đã cố đập mạnh vào cửa để cầu cứu. Các nguồn tin cho biết xuất hiện nhiều dấu tay máu bên trong container”; hay những dòng tin nhắn “con chết vì không thở được, con thương ba mẹ nhiều”… Không ai cầm lòng được trước nỗi đau quá lớn này.
Tim co thắt lại, mỗi lúc một nhiều hơn khi thấy báo chí đưa tin phỏng đoán về các con số người Việt trong 39 nạn nhân, ngày một tăng dần. Rồi số lượng gia đình đến báo “nghi con là nạn nhân trong 39 người” cũng tăng, lòng người thêm chết lặng…
Cái cảm giác chờ đợi tin xem trong số 39 người xấu số đó, có ai là người thân mình không, nó đau khổ vô cùng. Nó dầy vò con người ta, ăn mòn tinh thần, sức chịu đựng con người ta khủng khiếp vô cùng, lắm khi sống còn khó hơn chết. Nỗi đau đó, ai đã từng đi qua, ai đã từng bặt vô âm tính của người thân mình, không biết sống chết ra sao sẽ hiểu rất rõ!
Chính vì hiểu được những điều đó, vì vậy mà rất nhiều người đã bày tỏ sự cảm thương thật sự. Nhưng cũng có một số kẻ thủ đoạn, vì bất mãn chế độ mà tàn nhẫn, không ngại lấy nỗi đau của người xấu số và người ở lại để làm chất xúc tác, hả hê phục vụ cho công cuộc tấn công chính quyền.
Nghĩa tử là nghĩa tận, dù cho con người ta có lỗi lầm gì hay hành động non trẻ ra sao dẫn đến những sai lầm, thì khi nhắm mắt, cũng nên dành cho nhau sự cảm thương – đó là sự nhân văn của con người. Còn nếu đã không thương được, thì cũng xin đừng nói lời cay đắng, đừng thấy sự ra đi của người đã khuất là cơ hội và vớ lấy nó để làm công cụ phục vụ cho chiêu trò chống phá chính quyền của mình, mà hả hê.
Bởi:
Khăn tang một lần đắp
huyệt mộ ai cũng qua
nhưng nỗi đau mất mát
lần này quá xót xa
GNXT

VIỆT NAM MỘT DÂN TỘC ĐẶC BIỆT


_______________________________________
 Nguyên ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã khuyên Tổng thống Trump về Việt Nam, khi Trump vừa nhậm chức như sau:
“Với người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung dân tộc Việt Nam là một dân tộc đặc biệt. Họ (Việt Nam) là một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn nhưng lại có một lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm mà bất kể một dân tộc nào trên thế giới cũng chưa từng phải trải qua. Kiên cường, bất khuất, thông minh, chịu đựng, cần cù, gan dạ, anh dũng, nhân đạo và thân thiện là tất cả những gì đều có ở dân tộc này. Vì vậy nếu nước Mỹ hôm nay và mai sau cần một lời khuyên về quan điểm ngoại giao của Mỹ với Việt Nam thì nên suy nghĩ đến những điều đặc biệt quan trọng sau.
Chúng ta (nước Mỹ) không nên lôi kéo để gần gũi họ - bởi dân tộc này có tinh thần cảnh giác rất cao độ đối với những nước lớn. Họ sợ gần gũi rồi lôi kéo mua chuộc làm mất an ninh quốc gia họ.
Ngay như Trung Quốc ở ngay bên cạnh nhưng trong suốt cuộc chiến tranh với Mỹ họ vẫn đề phòng mọi hành động của Trung Quốc vì vậy năm 1978 tại Campuchia và biên giới phía Bắc1979 họ đã không bị động bất ngờ.
Đặc biệt càng không nên tạo mối ác cảm thù địch với họ, vì như chúng ta biết có những thời điểm trong chiến tranh và hậu chiến tranh cảm tưởng như dân tộc này đã bị cô lập bỏ rơi nhưng ý chí và nghị lực của họ không bao giờ cạn.
Nếu những dân tộc khác mà bị gần một nghìn năm đô hộ Bắc thuộc như dân tộc Việt Nam chắc đã bị xoá tên trên bản đồ từ lâu nhưng với họ (Việt Nam) vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc và không bao giờ quên nhiệm vụ giành lại độc lập cho dân tộc. Vì vậy coi họ là kẻ thù nhiều khi lại không có lợi cho nước Mỹ.
Với dân tộc này (Việt Nam) chúng ta nên tôn trọng quyền tự quyết của họ, tạo niềm tin và sự tôn trọng với họ, bởi họ là một thế lực rất đáng gờm trong những quốc gia Đông Nam Á và Châu Á trong tương lai rất gần. Với vị thế và đường lối ngoại giao đặc thù như quốc gia này – họ không liên kết liên minh tạo phe phái gây bất lợi cho chúng ta.
Họ là lá cờ đầu trong việc xoá bỏ chế độ thuộc địa trên thế giới. Vì vậy đối với nhiều quốc gia Việt Nam vẫn là hình mẫu giải phóng và độc lập dân tộc. Họ có tiếng nói và niềm tin nhất định trên hầu hết các quốc gia thân thiện hay không thân thiện với chúng ta. Các quốc gia hợp tác và quan hệ với họ cảm thấy yên tâm hơn nhiều, hơn khi quan hệ với chính chúng ta.
Chính vì thế với Việt Nam chúng ta nên có một cách quan hệ đặc thù với họ. Không gần gũi lôi kéo, không gây sức ép cô lập ác cảm với họ. Và hãy quan hệ với họ bình đẳng khách quan và tôn trọng họ. Làm được như thế, chắc chắn nước Mỹ sẽ có được rất nhiều lợi thế trong khu vực Châu Á nói riêng và Thế Giới nói chung, bởi đây là một quốc gia đặc biệt – một dân tộc đặc biệt. Vì vậy nước Mỹ cũng nên có một mối quan hệ đặc biệt với họ”.
Nguồn: Duy Tùng
QĐNDVN

SỰ THẬT VỀ VIỆC CƯỚP ĐẤT TẠI GIÁO XỨ NGÔ XÁ CỦA LINH MỤC HOÀNG XUÂN HƯỜNG


---------------------------------------
1. Về nguồn gốc đất đai, quá trình cấp sử dụng và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trường Tiểu học cũ tại thôn 6 xã Cẩm Quang
Vị trí Trường Tiểu học cũ tại thôn 6 (Nay là thôn Nam Thành) xã Cẩm Quang trước năm 1980 là vùng đất hoang hóa do UBND xã Cẩm Quang quản lý. Thực hiện Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước, xã Cẩm Quang triển khai thực hiện đo đạc thành lập bản đồ 299/TTg vào năm 1981-1982. Theo bản đồ 299/TTg của xã Cẩm Quang thì thửa đất Trường Tiểu học cũ được xác định trong thửa đất số 588, tờ bản đồ số 1A, có diện tích là 4.960 m2; loại đất cũng thể hiện: đất hoang hóa, do UBND xã Cẩm Quang quản lý.
Vào những năm 1996 - 1997 do giao thông đi lại ở các xã gặp nhiều khó khăn, chủ yếu đường đất, lầy lội về mùa mưa, hiện tượng học sinh vùng nông thôn nghỉ học nhiều; mặt khác cơ sở vật chất các trường học còn thiếu thốn trong khi nguồn lực đầu tư của Nhà nước chưa thể đáp ứng. Thực hiện chủ trương xã hội hóa về giáo dục để con em đến trường thuận lợi nhiều xã đã hình thành các điểm lẻ trường tiểu học. Trong đó xã Cẩm Quang Trường Tiểu học có 1 điểm chính tại thôn 10 và 2 điểm lẻ được xây dựng vào năm 1997 (Điểm lẻ số 02 tại vùng Quang Sơn thuộc thôn 3 nay là thôn Thọ Sơn có 2 lớp học; Điểm lẻ số 03 tại vùng Ngô Xá thuộc thôn 6 nay là thôn Nam Thành có 3 lớp học. Ngày 26/7/2004 UBND xã Cẩm Quang đã bàn giao toàn bộ diện tích 908 m2 cho Trường Tiểu học xã Cẩm Quang quản lý sử dụng.
- Thực hiện Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất: Ngày 06/7/2008, Trường Tiểu học xã Cẩm Quang lập Tờ khai hiện trạng quản lý sử dụng đất của tổ chức tại cơ sở 03, địa chỉ kê khai thôn 5, sau này là thôn 6 nay là thôn Nam Thành; diện tích sử dụng 834,5 m2, mục đích đất giáo dục (ký hiệu DGD); được Trung tâm kỹ thuật và lưu trữ địa chính Hà Tĩnh trích đo địa chính thửa đất ngày 05/10/2008; Ngày 26/5/2009 Trường Tiểu học Cẩm Quang đã kê khai lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất Trường Tiểu học cũ tại thôn 6, với diện tích 834,5 m2 và đã được Sở Tài Nguyên – Môi trường thẩm định ngày 03/12/2009; UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trường Tiểu học Cẩm Quang số seri AQ 041159 cấp ngày 14/12/2009, số vào sổ cấp GCNQSD đất số 55 ngày 14/12/2009 với diện tích 834,5 m2 mục đích sử dụng đất là cơ sở Giáo dục – Đào tạo, thời hạn sử dụng lâu dài.
Như vậy, quá trình sử dụng thửa đất của Trường Tiểu học cơ sở 03 (cũ) tại Thôn 6 xã Cẩm Quang như sau:
+ Giai đoạn từ năm 1982 đến năm 1996 được thể hiện là đất hoang hóa do UBND xã Cẩm Quang quản lý.
+ Giai đoạn năm 1996-1997 Trường Tiểu học Cẩm Quang (cũ) được tiến hành xây dựng với 3 phòng học do nhân dân đóng góp. Sau khi hoàn thành năm 1998 được bố trí học sinh khối 1 và khối 2, thành 3 lớp, học tập liên tục cho học sinh trong vùng. Đến năm học 2011- 2012 toàn bộ học sinh cơ sở 3 này được chuyển về học tại điểm chính thuộc thôn 10 do tài sản xuống cấp sau trận lũ năm 2010.
- Ngày 18/4/2019, Trường Tiểu học xã Cẩm Quang có Đơn tự nguyện xin trả lại đất và tài sản gắn liền với đất do tài sản xuống cấp không còn nhu cầu sử dụng nên nhà trường trả lại toàn bộ thửa đất và tài sản trên đất cho Nhà nước quản lý và Tờ trình số 72/TTr – UBND ngày 19/4/2019 của UBND xã Cẩm Quang về việc thu hồi đất do không còn nhu cầu sử dụng; Công văn số 1104/UBND –TNMT ngày 22/5/2019 của UBND huyện; Công văn số 2043/STNMT – QHGĐ ngày 15/7/2019 của Sở Tài nguyên – Môi trường. Ngày 18/7/2019 UBND tỉnh có Quyết định số 2411/QĐ-UBND về việc thu hồi toàn bộ thửa đất do Trường Tiểu học Cẩm Quang quản lý tại thôn 6 để giao cho UBND xã Cẩm Quang tiến hành xây dựng cơ sở thể dục thể thao (Xây dựng sân vận động); tại Điều 2 Quyết định 2411/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 của UBND tỉnh đã chỉ rõ: Giao Sở Tài nguyên – Môi trường chủ trì phối hợp Trường Tiểu học Cẩm Quang, UBND xã Cẩm Quang, UBND huyện Cẩm Xuyên xác định cụ thể mốc giới, bàn giao đất trên thực địa cho UBND xã Cẩm Quang, thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, định kỳ phối hợp chính quyền địa phương kiểm tra việc sử dụng đất, để kịp thời tham mưu UBND tỉnh xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Từ những nội dung nêu trên cho thấy: Thửa đất Trường Tiểu học Cẩm Quang (cũ) sử dụng có nguồn gốc là đất hoang hóa do UBND xã Cẩm Quang quản lý và từ trước đến nay thửa đất này chưa được cấp có thẩm quyền giao đất cho một cá nhân hay tổ chức nào khác ngoài Trường Tiểu học Cẩm Quang và UBND xã Cẩm Quang được UBND tỉnh giao quyền sử dụng.
2. Về nguồn gốc hình thành và quyền quản lý tài sản của Trường Tiểu học cũ (cơ sở 3) tại thôn 6 xã Cẩm Quang:
- Thực hiện Chỉ thị số 14 ngày 03/8/1996 của Bộ Giáo dục – Đào tạo về nhiệm vụ năm học 1996 – 1997 của các ngành học, bậc học trong đó đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, động viên các lực lượng kinh tế và xã hội đóng góp cho giáo dục nhằm khắc phục một phần khó khăn về đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước, tạo điều kiện tối đa cho con, em đến trường được thuận lợi. Từ đó trên địa bàn huyện nhiều xã đã xây dựng nhiều điểm trường nhất là bậc tiểu học bằng nguồn kinh phí đóng góp của nhân dân. Tại xã Cẩm Quang Trường Tiểu học có 01 cơ sở chính tại thôn 10 đã được xây dựng từ trước; do địa bàn rộng để tạo thuận lợi cho con em đến trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, năm 1996 – 1997 thực hiện chủ trương trên, UBND xã Cẩm Quang chủ trương huy động sức đóng góp của nhân dân xây dựng thêm 2 điểm lẻ Trường Tiểu học, cụ thể: Xây dựng điểm lẻ tại vùng thôn 3 Quang Sơn do nhân dân vùng Quang Sơn đóng góp có 2 lớp học (Đã thanh lý tài sản và thu hồi đất giao cho UBND xã Cẩm Quang quản lý). Xây dựng điểm lẻ tại thôn 5 sau này là thôn 6 (Nay là thôn Nam Thành) do nhân dân vùng Ngô Xá đóng góp với dãy nhà cấp 4 có 3 phòng học; sau khi hoàn thành Trường Tiểu học Cẩm Quang bố trí học sinh khối 1 và khối 2 với 3 lớp học chủ yếu là con em vùng Ngô Xá; Trường Tiểu học Cẩm Quang hợp đồng ông Thuận bảo vệ đến năm 2004 và từ năm 2005 đến năm 2011 hợp đồng với ông Thường bảo vệ; các lớp học được học liên tục hàng năm từ năm 1998 đến năm 2011; năm học 2012 toàn bộ học sinh được chuyển về học tại điểm chính ở thôn 10 Cẩm Quang vì lý do trường đã xuống cấp, hư hỏng bởi trận lũ năm 2010 và thời điểm đó cơ sở vật chất tại điểm chính đã đáp ứng yêu cầu, giao thông đi lại khá thuận lợi.
- Việc xác lập quyền Nhà nước giao quản lý, sử dụng tài sản.
Dãy nhà cấp 4 gồm 3 phòng học được Trường Tiểu học Cẩm Quang quản lý, phản ánh, theo dõi vào hệ thống sổ sách kế toán, được xác lập quyền sử dụng theo quy định, cụ thể;
+ Căn cứ sổ theo dõi tài sản cố định của Trường Tiểu học Cẩm Quang năm 1999 (do ông Trần Công Nhung hiệu trưởng, bà Trần Thị Kiếm kế toán trưởng), phòng học cấp 4 (vùng giáo) được nghiệm thu, thống kê và đưa vào sổ sách theo dõi từ ngày 01/9/1998, được phản ánh vào hệ thống sổ sách kế toán, với nguyên giá 94.500.000 đồng và được hạch toán theo chế độ quy định (được hạch toán khấu hao).
+ Dãy nhà cấp 4 gồm 3 phòng Trường Tiểu học Cẩm Quang được kê khai, đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước. (Căn cứ phiếu kê khai Trường Tiểu học Cẩm Quang kê khai ngày 21/11/2003).
+ Đến năm 2014, trên hệ thống sổ sách kế toán của Trường TH Cẩm Quang (do ông Trần Hoàng Lan hiệu trưởng và bà Trần Thị Kiếm kế toán trưởng) vẫn theo dõi và phản ánh dãy nhà cấp 4 (vùng giáo) theo quy định.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, 2 Điều 3 và Mục 2 Điều 4, Điều 6 Luật Tài sản công số 15/2017/QH ngày 21/6/2017 quy định về quản lý tài sản công thì dãy nhà học cấp 4 gồm 3 phòng học điểm lẻ (Cơ sở 3) của Trường Tiểu học Cẩm Quang tại thôn 6 xã Cẩm Quang là tài sản công do nhà nước quản lý phục vụ lợi ích công cộng (Cụ thể phục vụ dạy và học khối 1 và khối 2) là tài sản thuộc hạ tầng Giáo dục – Đào tạo không phân biệt nguồn hình thành từ ngân sách nhà nước hay do nhân dân đóng góp xây dựng, được Nhà nước xác lập quyền sở hữu, được cơ quan có thẩm quyền theo dõi trên hệ thống sổ sách kế toán cả về hiện vật và giá trị được hạch toán tài sản, được hình thành trên đất do Nhà nước quản lý.
- Ngày 22/5/2019, UBND tỉnh có quyết định số 1479/QĐ – UBND về việc điều chuyển tài sản công (Đất và tài sản gắn liền với đất) của Trường Tiểu học (cũ) tại thôn 6 cho UBND xã Cẩm Quang quản lý, danh mục tài sản điều chuyển gồm: Dãy nhà học 3 phòng, cấp 4, năm xây dựng 1997, nguyên giá 94.500.000 đồng, giá trị còn lại không đồng, diện tích xây dựng 184 m2. Ngày 23/5/2019 UBND huyện có Quyết định số 1728/QĐ-UBND về việc thanh lý tài sản nhà nước đối với dãy nhà học 3 phòng, cấp 4 của Trường Tiểu học Cẩm Quang tại thôn 6 để thực hiện dự án xây dựng cơ sở thể dục thể thao theo Quyết định số 2411/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 của UBND tỉnh về việc thu hồi và giao đất để quản lý, bố trí sử dụng theo quy hoạch cụ thể xây dựng cơ sở thể dục thể thao (Sân vận động).
Từ những căn cứ tại mục 1 và mục 2 nêu ở trên thì:
1. Việc Giáo xứ Ngô Xá cho rằng Khu đất ngôi trường hiện có trước đây là khu đất hoang hóa là nơi chôn cất mồ mả từ lâu đời của giáo dân Giáo xứ Ngô Xá. Năm 1985 – 1986 dưới sự hướng dẫn của Giáo xứ, giáo dân đã cất bốc mồ mả về nghĩa trang, khai hoang khu đất sử dụng làm sân cho các cháu vui chơi là không có cơ sở vì: Theo bản đồ 299/TTg của xã Cẩm Quang thì khu đất Trường Tiểu học cũ được xác định là thửa đất số 588, tờ bản đồ số 1A, có diện tích là 4.960 m2; loại đất hoang hóa, do UBND xã Cẩm Quang quản lý và từ trước đến nay thửa đất này đã được UBND tỉnh giao đất cho Trường Tiểu học Cẩm Quang và UBND xã Cẩm Quang được quyền sử dụng. Mặt khác theo Quy định tại Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ thì đất khai hoang chỉ được phép sử dụng vào sản xuất nông nghiệp và từ trước đến nay chưa có bất kỳ một văn băn, giấy tờ có tính chất pháp lý nào phản ánh thửa đất trên là của Giáo xứ Ngô Xá.
2. Việc Giáo xứ Ngô Xá cho rằng: Đầu năm 1997 chính quyền tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Tôn giáo, Ủy Ban Đoàn kết công giáo đã thống nhất cho phép linh mục Đậu Xuân Khánh Quản xứ và Giáo xứ Ngô Xá xây dựng ngôi nhà cấp 4 gồm 4 phòng để làm nơi cho con em học hành giáo lý và làm nơi sinh hoạt chung. Chưa có bất cứ tổ chức, hội đoàn nào của chính quyền tham gia hoặc hỗ trợ bất cứ khoản nào về kinh phí trong quá trình khai hoang, phục hóa, cất bốc mồ mả và xây dựng ngôi trường này. Do Trường Tiểu học Cẩm Quang khó khăn chưa đủ trường lớp cho học sinh, nên Trường Tiểu học đã đề nghị Giáo xứ cho mượn để dạy cho học sinh ban ngày cho đến khi Trường Tiểu học Cẩm Quang đủ cơ sở dạy học. Các lớp giáo lý ban đêm vẫn sử dụng ngôi trường này. Trong quá trình sử dụng liên tục đến nay Giáo xứ chưa hề nhận được bất cứ nhắc nhở, hoặc chỉ ra vi phạm nào ở công trình này. Việc Giáo xứ Ngô Xá nêu vấn đề trên là không có cơ sở vì:
Thứ nhất, đã được thể hiện rõ trong các căn cứ đã được nêu tại mục 1 và mục 2 ở trên.
Thứ hai, việc xây dựng điểm lẻ (Cơ sở 3) dãy nhà học cấp 4 gồm 3 phòng học Trường Tiểu học Cẩm Quang là chủ trương của UBND xã Cẩm Quang thực hiện theo Chỉ thị số 14/GD-ĐT ngày 03/8/1996 của Bộ Giáo dục- Đào tạo về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, động viên các lực lượng kinh tế và xã hội đóng góp cho giáo dục để tạo thuận lợi cho con em đến trường học tập thuận lợi là trách nhiệm của xã hội đóng góp về nhân lực, tài lực, vật lực cho sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình theo quy định của Luật Giáo dục. Mặt khác sau khi dãy nhà xây dựng xong từ năm 1998 đến năm 2011 Trường Tiểu học Cẩm Quang bố trí 3 lớp học cho khối 1 và khối 2 học liên tục, các lớp học và tên giáo viên chủ nhiệm lớp học qua các năm học được phản ánh đầy đủ trong hồ sơ sổ sách nhà trường; tài sản được Nhà nước giao cho Trường Tiểu học Cẩm Quang quản lý, sử dụng theo quy định vì vậy Giáo xứ cho rằng dãy nhà học cấp 4 gồm 3 phòng học Trường Tiểu học Cẩm Quang (Điểm l, cơ sở 3) là do Giáo xứ Ngô Xá xây dựng để dùng vào việc học giáo lý và cho Trường Tiểu học Cẩm Quang mượn là không đúng thực tế và không có căn cứ.
3. Việc Giáo xứ cho rằng: Thời gian gần đây Giáo xứ chúng tôi liên tục nhận được một số Quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh; UBND huyện Cẩm Xuyên; UBND xã Cẩm Quang đối với tài sản mà chúng tôi đã khai hoang, xây dựng và liên tục sử dụng từ năm 1986 đến nay. Sự việc này đã làm cho giáo dân chúng tôi phẫn nộ trước việc chính quyền địa phương đã cố tình ra những văn bản trái pháp luật: là không có cơ sở vì:
- Ngày 18/4/2019, Trường Tiểu học Cẩm Quang có Đơn xin tự nguyện trả lại đất và tài sản gắn liền với đất đối với điểm lẻ cơ sở 3 tại thôn 6 xã Cẩm Quang do không còn nhu cầu sử dụng, tài sản xuống cấp, trên cơ sở đề nghị của UBND huyện tại Văn bản số 922/UBND – TCKH ngày 06/5/2019, của UBND xã Cẩm Quang Văn bản số 73/CU-UBND ngày 19/4/2019 và Văn bản thẩm định số 1561/STC-GCS ngày 10/5/2019 của Sở Tài chính; ngày 22/5/2019 UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định số 1479/QĐ-UBND về việc điều chuyển tài sản công của Trường Tiểu học Cẩm Quang (cũ) sang cho UBND xã Cẩm quang quản lý theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017 của Quốc hội.
- Căn cứ điểm a. Mục 3 Điều 8 Nghị quyết số 114/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh quy định về phân cấp quản lý tài sản công trên địa bàn tỉnh quy định.
Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thanh lý đối với: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp có nguyên giá tài sản theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/ 01 đơn vị tài sản.
Căn cứ Quy định trên thì thẩm quyền thanh lý dãy nhà học cấp 4 gồm 3 phòng Trường Tiểu học xã Cẩm Quang có nguyên giá theo hệ thống sổ sách theo dõi là 94.500.000 đồng thuộc thẩm quyền của UBND huyện thanh lý. Vì vậy Quyết định số 1728/QĐ-UBND ngày 23/5/2019 của UBND huyện về việc thanh lý tái sản Nhà nước dãy nhà học 3 phòng, cấp 4 cũ Trường Tiểu học Cẩm Quang là đúng quy định pháp luât.
- Việc ngày 23/02/2019 ông Nguyễn Văn Hỷ và Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Ngô Xá tự ý tiến hành lợp lại mái ngói dãy nhà học cấp 4 gồm 3 phòng học trên đất thuộc quyền quản lý của UBND xã Cẩm Quang được UBND tỉnh thu hồi và giao đất cho UBND xã Cẩm Quang xây dựng sân vận động là trái quy định của pháp luật, vì vậy UBND huyện ban hành Quyết định số 3692/QĐ- UBND ngày 19/9/2019 của UBND huyện buộc ông Nguyễn Văn Hỷ thực hiện việc tháo dỡ toàn bộ số ngói đã lợp lại tại Trường Tiểu học Cẩm Quang cũ tại thôn 6 (Nay là thôn Nam Thành) là có căn cứ theo quy định của pháp luật. UBND huyện yêu cầu ông Nguyễn Văn Hỷ và Hội đồng Mục vụ khẩn trương tháo dỡ phần ngói đã lợp để UBND xã Cẩm Quang tháo dỡ dãy nhà học 3 phòng, cấp 4 của Trường Tiểu học (cũ) để san lấp mặt bằng, hoàn thiện công trình cơ sở thể dục thể thao (Sân vận động) phục vụ hoạt động vui chơi cho bà con giáo dân nói riêng và nhân dân xã Cẩm Quang nói chung; nếu ông Nguyễn Văn Hỷ và Hội đồng Mục vụ Giáo xứ cố tình trì hoãn việc tháo dỡ thì UBND huyện sẽ tổ chức cưõng chế tháo dỡ theo quy định để bàn giao mặt bằng cho UBND xã Cẩm Quang.

Kẻ khủng bố chỉ đạo gây ra vụ nổ ở Cục thuế tỉnh Bình Dương là ai?


Lisa Phạm tên thật là Phạm Thị Anh Đào là thành viên của tổ chức phản động và đang bị Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, truy nã vì tội khủng bố.
Liên quan đến vụ nổ Cục thuế Bình Dương, theo thông tin từ Bộ Công an, Trương Dương (sinh năm 1980, trú tại 9/11 khu phố Tây B, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là kẻ thực hiện gây nổ theo chỉ đạo của Lisa Phạm – thành viên tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.
Lisa Phạm tên thật là Phạm Thị Anh Đào, sinh năm 1979 tại TP.HCM, hiện đang định cư tại Mỹ. Nhiệm vụ của Lisa Phạm trong tổ chức khủng bố này là kích động khủng bố, phá hoại manh động chống phá Việt Nam.
Tháng 8/2017, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, truy nã Phạm Lisa về tội “Khủng bố chống chính quyền nhân dân” theo Điều 84 BLHS Việt Nam.
Được biết, Lisa Phạm từng nhập cảnh về Việt Nam 3 lần vào 2005 nhằm móc nối, xúi dục các thành phần phản động trong nước và cả 3 lần đều bị An ninh Việt Nam bắt về Trại giam B34, Bộ Công an ở TP.HCM. Trong trại giam, Lisa Phạm từng nhận tội lỗi của mình và viết đơn xin khoan hồng.

Lisa Phạm đang bị Bộ Công an truy nã vì tội khủng bố.
Tuy nhiên, sau khi được trả tự do và bị trục xuất khỏi Việt Nam, Lisa Phạm tiếp tục thể hiện thái độ chống đối, quay ngoắt thái độ.
Lisa Phạm cùng Đào Minh Quân - “Thủ tướng” tự xưng của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” cũng là những kẻ cầm đầu, chỉ đạo vụ ném bom xăng, gây cháy 320 chiếc xe tại kho tạm giữ xe vi phạm giao thông của Công an Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) vào ngày 8/4/2017 và đặt bom xăng tại nhà xe, cổng ga đến quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 22/4/2017.
Tháng 8/2017, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can, truy nã Đào Minh Quân về tội “Khủng bố chống chính quyền nhân dân” theo Điều 84 BLHS Việt Nam.
Tân Nguyên

NGƯỜI DÂN MỸ NHÌN VNCH NHƯ THẾ NÀO?


-------------
Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ, trên Facebook của Donald Trump có 1 commen từ 1 người của chế độ cũ vnch với nội dung tóm gọn là "nước Mỹ không nên tin tưởng và làm bạn với Việt Cộng".
Và đây là cách người Mỹ đáp lại.
"As things turned out, you Vietnamese guys are the traitors of your own country. The intelligent people including Americans can't trust the traitors of all kinds. You guys betrayed your own country, what make sure you won't betray our America? How should we trust you guys? Vietcong fought for their country without fear, they did not betray their own country and did a good job, how should we not trust them? We let you guys stay in America because of the humanity, not really because of being allied. You guys were just the puppets, did things as we pulled the string."
dịch:
"Các anh là kẻ phản bội Tổ Quốc. Những người thông minh bao gồm cả người Mỹ đều không thể tin tưởng kẻ phản bội. Các anh đã phản bội Tổ Quốc mình thì có gì chắc chắn là các anh không phản bội Mỹ. Làm sao chúng tôi có thể tin tưởng các anh được? Cộng sản họ chiến đấu vì Tổ Quốc họ không 1 chút run sợ, họ không phản bội Tổ Quốc và họ đã làm tốt việc của mình thì hà cớ gì chúng tôi không tin tưởng họ? Chúng tôi cho các anh sống ở đây chỉ là vì lý do nhân đạo chứ không thực sự là đồng minh. Các anh chỉ là con rối cho chúng tôi giật dây!
--------------
Hãy chia sẻ cho bọn Caly phọt đu càng nó hiểu, 3/// nhục không tưởng nổi
ST

TÀU HẢI DƯƠNG 8 LẶNG LẼ CÚT KHỎI VÙNG BIỂN VIỆT NAM


Ngày 24-10 dẫn các dữ liệu từ trang theo dõi hàng hải Marine Traffic cho biết tàu Hải Dương Địa chất 8 lặng lẽ cụp đuôi rời vùng EEZ của Việt Nam hướng về Trung Quốc sáng cùng ngày dưới sự hộ tống của hai chiếc tàu khác.
Không rầm rộ, hùng hổ như khi đến bài Tư Chính hồi đầu tháng 7, nhà cầm quyền Bắc Kinh một lần nữa lại cứng lưỡi, nhục nhã khi vấp phải sự chính nghĩa của Việt Nam mà cả thế giới phải công nhận.
Các mẹ, các chị nhà mình đang đi chợ mua thêm thật nhiều thức ăn ngon để đón các anh - Những người con ưu tú của dân tộc không quản ngại hi sinh, gian khổ để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Tổ quốc trở về./.
Nguồn: Tự hào ta đi lên