Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

MỘT TRONG NHỮNG BÀI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BÁO CHÍ CỦA BÀ TRƯỞNG ĐOÀN ĐÀM PHÁN MTGPMN NGUYỄN THỊ BÌNH GÂY CHOÁNG VÁNG CHO KHÔNG CHỈ VNCH MÀ CẢ THẾ GIỚI LÚC BẤY GIỜ


Năm 1969, phía Mỹ bắt đầu các cuộc hòa đàm bí mật ở Paris với đại diện của Bắc Việt và MTDTGP Miền Nam Việt Nam. Tổng thống chính quyền Sài Gòn khi đó là Nguyễn Văn Thiệu đã làm đủ mọi cách nhằm gây áp lực, "làm mình làm mẩy" với Mỹ để buộc Mỹ "phải loại bỏ MTDTGPMNVN khỏi các cuộc hòa đàm này" nhưng thất bại. Bà Nguyễn Thị Bình (trưởng đoàn đàm phán MTDTGPMNVN, lúc bấy giờ được báo chí Pháp và quốc tế gọi bằng cái tên đầy kính nể là "Madame Bình") hiển nhiên trở thành mục tiêu công kích, bêu riếu hàng đầu của chính quyền Sài Gòn.
Trên mặt báo và trên các phương tiện truyền thông lúc bấy giờ, chỉ cần có ai đó hỏi về MTDTGP Miền Nam VN và cuộc hòa đàm ở Paris thì hầu như ngay lập tức, Thiệu và thuộc hạ sẽ luôn miệng ca "điệp khúc" đã thành quen thuộc: "Ở miền Nam VN, chính quyền Sài Gòn kiểm soát hầu hết, nếu không muốn nói là ít nhất 80% lãnh thổ toàn miền, MTDTGP ư, chúng chẳng có gì để mà tự coi mình là 1 bên trong cuộc chiến, chúng đại diện cho cái gì, chúng chỉ đại diện cho chính chúng mà thôi, không đất, không dân, không gì cả". Luận điệu này, cùng lối tuyên truyền ồ ạt, bất chấp tất cả của chính quyền SG lẽ dĩ nhiên không khỏi khiến cho giới báo chí nước ngoài có chút hoài nghi.
Một phóng viên nước ngoài (không rõ tờ báo nào) đã đặt câu hỏi với bà Bình "Ông ấy (tức Thiệu) nói rằng MTDTGPMNVN không đại diện cho cái gì cả, vùng giải phóng là không tồn tại, vậy bà có thể cho chúng tôi biết vùng giải phóng của MTDTGPMNVN ở đâu được không", bằng 1 thái độ nhẹ nhàng mà cương quyết, Madame Bình đã trả lời
"Bất cứ nơi nào ở miền Nam này mà Mỹ ném bom, bắn phá thì đó chính là vùng giải phóng của chúng tôi. Nếu không tại sao Mỹ lại phải ném bom?”.
Nguồn: đồng nghiệp

3 nhận xét:

  1. Đúng là một câu trả lời sắc đáng của Bà Nguyễn Thị Bình; câu trả lời khẳng định đanh thép rằng toàn bộ chiến trường Miền Nam Việt Nam đều là của Việt Nam, Thiệu và bậu xậu bên dưới chỉ là quân bán nước mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Đấu tranh quân sự là sự phản ánh cuộc đọ sức giữa hai bên trên chiến trường, nhưng đấu tranh ngoại giao lại góp phần tích cực thúc đẩy và tạo điều kiện đẩy nhanh cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta đi đến thắng lợi.

    Trả lờiXóa
  3. Câu trả lời rất sắc bén của Bà Nguyễn Thị Bình; khiến cho Tổng thống chính quyền Sài Gòn khi đó là Nguyễn Văn Thiệu như bị dao cắt từng lát thịt.

    Trả lờiXóa