Ưu tiên nguồn lực cho bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu của Việt Nam. Ảnh: Tư liệu
Trao quyền cho người dân
Uy tín Việt Nam có được còn từ các thành tựu trong nỗ lực bảo đảm nhân quyền luôn thuộc về nhân dân, vì nhân dân. Như tại cuộc họp cấp bộ trưởng với chủ đề “trao quyền cho người dân, bảo đảm tính bao trùm và bình đẳng” do Ủy ban kinh tế - xã hội châu Á - Thái Bình Dương LHQ tổ chức tháng 5-2019 tại Băng Cốc (Thái Lan), đại diện Việt Nam đã nhấn mạnh Việt Nam luôn chủ động, tích cực thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của LHQ, lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững vào các chương trình, kế hoạch hành động quốc gia và đạt một số kết quả như: Giảm tỉ lệ nghèo đa chiều quốc gia từ 9,9% năm 2015 xuống dưới 7% vào năm 2017; tỉ lệ người có bảo hiểm y tế đạt 86,4% vào năm 2017; hơn 99% số hộ gia đình đã có điện vào năm 2016. Kết quả này có được bởi trong chiến lược phát triển quốc gia, Việt Nam luôn đặt người dân làm trung tâm và thúc đẩy sự bình đẳng, bảo đảm tính bao trùm trong suốt quá trình hoạch định chính sách từ Trung ương đến địa phương...
Không phải ngẫu nhiên, trong khuôn khổ Khóa họp 41 Hội đồng Nhân quyền LQH ngày 4-7-2019 tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ), trước sự chứng kiến của đại diện 192 nước thành viên LHQ, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III đã được chính thức thông qua. Việt Nam chấp thuận 241 trong tổng số 291 khuyến nghị mà các quốc gia đưa ra, đạt tỷ lệ gần 83%, gồm những nội dung quan trọng, toàn diện của công tác bảo đảm quyền con người, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các biện pháp bảo đảm các quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa và tăng cường thể chế bảo vệ quyền con người và các vấn đề mới đặt ra về di cư, biến đổi khí hậu, môi trường và phát triển bền vững. Đây là tỷ lệ chấp thuận rất cao, thể hiện thái độ rất nghiêm túc, trách nhiệm và quyết tâm của Việt Nam.
Lễ Giáng sinh ở giáo xứ Phú Cường, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Tư liệu
Dù còn gặp nhiều khó khăn song những năm qua Việt Nam vẫn nỗ lực và đạt những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, ưu tiên nguồn lực cho bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường tiếp cận công nghệ thông tin cho người dân, bảo đảm và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, bảo đảm quyền của người lao động… Đại diện các nước và nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam, đánh giá cao sự tham gia nghiêm túc của Việt Nam trong tiến trình UPR, đặc biệt là việc chấp thuận với tỷ lệ cao các khuyến nghị UPR.
Tiếp cận nhân quyền cả chiều rộng và chiều sâu
Nhìn từ lịch sử, ngay từ đầu, các nội dung liên quan nhân quyền đã được khẳng định trong chiến lược cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo. Cương lĩnh Chính trị năm 1930 của Đảng xác định trong các mục tiêu đấu tranh vì xã hội mới có nội dung: Xây dựng xã hội nam nữ bình quyền, phổ cập giáo dục, lấy ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày nghèo. Tháng 9-1945, khi đất nước đang đứng trước vô vàn khó khăn, vừa trải qua nạn đói khủng khiếp, 95% dân số không biết chữ, lại phải đối phó với “thù trong, giặc ngoài”… nhưng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) non trẻ vẫn triển khai kế hoạch “chống nạn mù chữ” trong toàn dân, coi đó là nhiệm vụ cấp bách.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Khát vọng độc lập dân tộc và nhân quyền thể hiện rất cụ thể khi Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời các nhà báo nước ngoài năm 1946: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đến năm 1948, vào lúc cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra quyết liệt, trong Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự cần thiết của vấn đề: “Dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân... Toàn dân đủ ăn đủ mặc. Toàn dân biết đọc, biết viết”. Việc nhân quyền được khẳng định là một mục tiêu của cách mạng đã góp phần cực kỳ quan trọng tạo ra động lực để dù khó khăn thế nào thì toàn Đảng, toàn dân Việt Nam vẫn nỗ lực vượt qua, giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Thành quả vĩ đại nhất của nỗ lực đó là giành lại và bảo vệ quyền tự quyết dân tộc, đất nước độc lập và thống nhất, tạo dựng tiền đề vững chắc để phổ cập nhân quyền trong toàn dân. Hơn ai hết, mọi người Việt Nam yêu nước đều hiểu rằng, đem xương máu để giành lại độc lập tức là giành lại quyền làm người - giá trị cao cả, thiêng liêng và cần phải tiếp tục bảo vệ, phát triển.
Thực hiện chính sách an sinh xã hội không chỉ là trách nhiệm mà còn là nền tảng, động lực phát triển bền vững của mỗi nền kinh tế. Ảnh: Tư liệu
Từ năm 1975 đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định quyền con người là nội dung có tính pháp lý, liên tục được phát triển, bổ sung, hoàn thiện. Phản ánh kết quả nhận thức khoa học, tiên tiến, văn minh về nhân quyền, Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ đã tiếp cận nhân quyền theo cả chiều rộng, chiều sâu, với các nội dung phù hợp mục tiêu phát triển của Việt Nam, phù hợp nhận thức chung của nhân loại tiến bộ. Biểu hiện cụ thể là trong Hiến pháp năm 2013, sau Chương I “Chế độ chính trị” là Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” mở đầu bằng Điều 14 với khẳng định: “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Khẳng định đó được cụ thể hóa trong quy định của Hiến pháp về quyền con người, kết hợp với việc Quốc hội đã thông qua các bộ luật và luật liên quan để bảo đảm nhân quyền được thực thi nghiêm túc. Sự ưu việt nói trên có được do Đảng luôn dựa trên cơ sở các nguyên tắc khách quan - toàn diện - lịch sử - cụ thể - phát triển nhằm nhận thức, hoàn thiện quan điểm nhất quán về nhân quyền.
Với vai trò chính đảng tiên phong, tổ chức, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, một trong 5 bài học kinh nghiệm lớn Đảng rút ra từ hoạt động thực tiễn phong phú, được khái quát trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh - bổ sung, phát triển năm 2011): “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”. Đồng thời, Cương lĩnh khẳng định xã hội mới phải: “do nhân dân làm chủ... con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện... các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo...”.
Chỉ thị 12-CT/TW “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta” của Ban Bí thư (khóa VII) xác định: “Quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Đó là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới chống lại mọi áp bức, bóc lột”. Từ sự phân tích biện chứng về tiến trình lịch sử của vấn đề nhân quyền, Chỉ thị 12-CT/TWchỉ rõ: “Giải phóng con người (trong đó có việc bảo đảm các quyền con người) gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội; chỉ có dưới tiền đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì quyền con người mới có điều kiện được bảo đảm rộng rãi, đầy đủ, trọn vẹn nhất”.
Các luận điểm trên cho thấy, Đảng ta luôn có quan niệm hết sức khoa học, đúng đắn khi đặt nhân quyền trong quan hệ biện chứng với độc lập dân tộc, với bản chất chế độ xã hội. Vì, chỉ có giải quyết tốt quan hệ đó mới có thể duy trì sự thống nhất xã hội, bảo đảm để mọi người được phát triển tự do, hài hòa, phát huy khả năng sáng tạo...
Những hành động thiết thực
Với Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhân quyền không chỉ thể hiện qua quan niệm, chủ trương, chính sách mà còn thể hiện qua hành động thiết thực để nhân quyền thật sự trở thành giá trị xã hội và là tài sản của nhân dân. Sau hơn 30 năm của sự nghiệp đổi mới, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nhân quyền được cụ thể hóa sinh động qua các thành tựu trên mọi lĩnh vực. Với chúng ta, nhân quyền không phải là khái niệm trừu tượng, mà là tiêu chí sống, môi trường sống, được hiện thực hóa qua các giá trị vật chất - tinh thần toàn dân được thụ hưởng.
Từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ nỗ lực của toàn dân, ngày nay mức sống từ thành thị tới nông thôn đã nâng cao rất rõ rệt. Nhà nước chú trọng phát triển hệ thống giao thông và lưới điện quốc gia. Các chương trình xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả cao, từng bước đưa cuộc sống và sự phát triển văn hóa - văn minh của đồng bào vùng sâu, vùng xa tiến kịp mọi miền. Phúc lợi, an sinh xã hội trở thành tài sản chung của toàn dân. Giáo dục các cấp phát triển trên địa bàn cả nước, việc học tập để nâng cao tri thức, phát triển trí tuệ, thể chất được khuyến khích đối với mọi lứa tuổi, mọi thành phần, một xã hội học tập đã bước đầu hình thành.
Đặc biệt, từ quan điểm coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện để công dân theo tín ngưỡng, tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo”, niềm tin tôn giáo được tôn trọng cùng quyền lợi, trách nhiệm xã hội. Đồng bào các dân tộc ít người luôn được bảo đảm quyền công dân, được Nhà nước quan tâm chăm lo, đầu tư phát triển, để vừa giữ gìn bản sắc văn hóa riêng, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển chung của cả nước. Cùng với đó là sự phát triển rất mạnh mẽ của hệ thống y tế, bưu chính viễn thông, hệ thống thông tin đại chúng... Những thành tựu không thể phủ nhận đó đã làm cho đất nước Việt Nam thay đổi theo chiều hướng tích cực, dư luận thế giới phải công nhận. Dù đất nước còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội còn nhiều vấn đề cần giải quyết, các thành tựu này vẫn là biểu hiện thiết thực của việc thực thi nhân quyền.
Vươn lên từ các cuộc chiến tranh, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân, mà trước hết là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm trên thực tế quyền con người, quyền công dân. Không ngừng phấn đấu hoàn thiện thể chế và tạo dựng cơ sở vật chất để bảo đảm tốt hơn quyền con người. Mọi chiến lược, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đều được xây dựng trên cơ sở lấy người dân làm trung tâm, hướng về người dân và phục vụ người dân (Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh).
Chúng ta nhận thức rằng, ở Việt Nam, nhân quyền là bộ phận cấu thành bản chất của chế độ, là mục tiêu phấn đấu của cách mạng, là điều kiện tiên quyết xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Lịch sử dân tộc hơn nửa thế kỷ qua đã chứng minh một lô-gic tất yếu rằng các thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu để giành chủ quyền và nhân quyền, thì chúng ta có nghĩa vụ phải giữ vững chủ quyền, phải làm cho nhân quyền trở thành tài sản chung của toàn dân, tạo cơ hội để mọi người cùng phát triển. Chúng ta cần phải tiếp tục phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa để đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tới các thành tựu mới. Đó chính là hành động thiết thực nhất để tôn vinh giá trị cao cả của nhân quyền.
(Mời các bạn đón đọc tiếp Bài 3: Không thể xuyên tạc sự thật).
Uy tín Việt Nam có được còn từ các thành tựu trong nỗ lực bảo đảm nhân quyền luôn thuộc về nhân dân, vì nhân dân. Như tại cuộc họp cấp bộ trưởng với chủ đề “trao quyền cho người dân, bảo đảm tính bao trùm và bình đẳng” do Ủy ban kinh tế - xã hội châu Á - Thái Bình Dương LHQ tổ chức tháng 5-2019 tại Băng Cốc (Thái Lan), đại diện Việt Nam đã nhấn mạnh Việt Nam luôn chủ động, tích cực thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của LHQ, lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững vào các chương trình, kế hoạch hành động quốc gia và đạt một số kết quả như: Giảm tỉ lệ nghèo đa chiều quốc gia từ 9,9% năm 2015 xuống dưới 7% vào năm 2017; tỉ lệ người có bảo hiểm y tế đạt 86,4% vào năm 2017; hơn 99% số hộ gia đình đã có điện vào năm 2016. Kết quả này có được bởi trong chiến lược phát triển quốc gia, Việt Nam luôn đặt người dân làm trung tâm và thúc đẩy sự bình đẳng, bảo đảm tính bao trùm trong suốt quá trình hoạch định chính sách từ Trung ương đến địa phương...
Không phải ngẫu nhiên, trong khuôn khổ Khóa họp 41 Hội đồng Nhân quyền LQH ngày 4-7-2019 tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ), trước sự chứng kiến của đại diện 192 nước thành viên LHQ, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III đã được chính thức thông qua. Việt Nam chấp thuận 241 trong tổng số 291 khuyến nghị mà các quốc gia đưa ra, đạt tỷ lệ gần 83%, gồm những nội dung quan trọng, toàn diện của công tác bảo đảm quyền con người, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các biện pháp bảo đảm các quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa và tăng cường thể chế bảo vệ quyền con người và các vấn đề mới đặt ra về di cư, biến đổi khí hậu, môi trường và phát triển bền vững. Đây là tỷ lệ chấp thuận rất cao, thể hiện thái độ rất nghiêm túc, trách nhiệm và quyết tâm của Việt Nam.
Lễ Giáng sinh ở giáo xứ Phú Cường, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Tư liệu
Dù còn gặp nhiều khó khăn song những năm qua Việt Nam vẫn nỗ lực và đạt những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, ưu tiên nguồn lực cho bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường tiếp cận công nghệ thông tin cho người dân, bảo đảm và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, bảo đảm quyền của người lao động… Đại diện các nước và nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam, đánh giá cao sự tham gia nghiêm túc của Việt Nam trong tiến trình UPR, đặc biệt là việc chấp thuận với tỷ lệ cao các khuyến nghị UPR.
Tiếp cận nhân quyền cả chiều rộng và chiều sâu
Nhìn từ lịch sử, ngay từ đầu, các nội dung liên quan nhân quyền đã được khẳng định trong chiến lược cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo. Cương lĩnh Chính trị năm 1930 của Đảng xác định trong các mục tiêu đấu tranh vì xã hội mới có nội dung: Xây dựng xã hội nam nữ bình quyền, phổ cập giáo dục, lấy ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày nghèo. Tháng 9-1945, khi đất nước đang đứng trước vô vàn khó khăn, vừa trải qua nạn đói khủng khiếp, 95% dân số không biết chữ, lại phải đối phó với “thù trong, giặc ngoài”… nhưng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) non trẻ vẫn triển khai kế hoạch “chống nạn mù chữ” trong toàn dân, coi đó là nhiệm vụ cấp bách.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Khát vọng độc lập dân tộc và nhân quyền thể hiện rất cụ thể khi Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời các nhà báo nước ngoài năm 1946: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đến năm 1948, vào lúc cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra quyết liệt, trong Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự cần thiết của vấn đề: “Dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân... Toàn dân đủ ăn đủ mặc. Toàn dân biết đọc, biết viết”. Việc nhân quyền được khẳng định là một mục tiêu của cách mạng đã góp phần cực kỳ quan trọng tạo ra động lực để dù khó khăn thế nào thì toàn Đảng, toàn dân Việt Nam vẫn nỗ lực vượt qua, giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Thành quả vĩ đại nhất của nỗ lực đó là giành lại và bảo vệ quyền tự quyết dân tộc, đất nước độc lập và thống nhất, tạo dựng tiền đề vững chắc để phổ cập nhân quyền trong toàn dân. Hơn ai hết, mọi người Việt Nam yêu nước đều hiểu rằng, đem xương máu để giành lại độc lập tức là giành lại quyền làm người - giá trị cao cả, thiêng liêng và cần phải tiếp tục bảo vệ, phát triển.
Thực hiện chính sách an sinh xã hội không chỉ là trách nhiệm mà còn là nền tảng, động lực phát triển bền vững của mỗi nền kinh tế. Ảnh: Tư liệu
Từ năm 1975 đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định quyền con người là nội dung có tính pháp lý, liên tục được phát triển, bổ sung, hoàn thiện. Phản ánh kết quả nhận thức khoa học, tiên tiến, văn minh về nhân quyền, Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ đã tiếp cận nhân quyền theo cả chiều rộng, chiều sâu, với các nội dung phù hợp mục tiêu phát triển của Việt Nam, phù hợp nhận thức chung của nhân loại tiến bộ. Biểu hiện cụ thể là trong Hiến pháp năm 2013, sau Chương I “Chế độ chính trị” là Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” mở đầu bằng Điều 14 với khẳng định: “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Khẳng định đó được cụ thể hóa trong quy định của Hiến pháp về quyền con người, kết hợp với việc Quốc hội đã thông qua các bộ luật và luật liên quan để bảo đảm nhân quyền được thực thi nghiêm túc. Sự ưu việt nói trên có được do Đảng luôn dựa trên cơ sở các nguyên tắc khách quan - toàn diện - lịch sử - cụ thể - phát triển nhằm nhận thức, hoàn thiện quan điểm nhất quán về nhân quyền.
Với vai trò chính đảng tiên phong, tổ chức, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, một trong 5 bài học kinh nghiệm lớn Đảng rút ra từ hoạt động thực tiễn phong phú, được khái quát trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh - bổ sung, phát triển năm 2011): “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”. Đồng thời, Cương lĩnh khẳng định xã hội mới phải: “do nhân dân làm chủ... con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện... các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo...”.
Chỉ thị 12-CT/TW “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta” của Ban Bí thư (khóa VII) xác định: “Quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Đó là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới chống lại mọi áp bức, bóc lột”. Từ sự phân tích biện chứng về tiến trình lịch sử của vấn đề nhân quyền, Chỉ thị 12-CT/TWchỉ rõ: “Giải phóng con người (trong đó có việc bảo đảm các quyền con người) gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội; chỉ có dưới tiền đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì quyền con người mới có điều kiện được bảo đảm rộng rãi, đầy đủ, trọn vẹn nhất”.
Các luận điểm trên cho thấy, Đảng ta luôn có quan niệm hết sức khoa học, đúng đắn khi đặt nhân quyền trong quan hệ biện chứng với độc lập dân tộc, với bản chất chế độ xã hội. Vì, chỉ có giải quyết tốt quan hệ đó mới có thể duy trì sự thống nhất xã hội, bảo đảm để mọi người được phát triển tự do, hài hòa, phát huy khả năng sáng tạo...
Những hành động thiết thực
Với Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhân quyền không chỉ thể hiện qua quan niệm, chủ trương, chính sách mà còn thể hiện qua hành động thiết thực để nhân quyền thật sự trở thành giá trị xã hội và là tài sản của nhân dân. Sau hơn 30 năm của sự nghiệp đổi mới, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nhân quyền được cụ thể hóa sinh động qua các thành tựu trên mọi lĩnh vực. Với chúng ta, nhân quyền không phải là khái niệm trừu tượng, mà là tiêu chí sống, môi trường sống, được hiện thực hóa qua các giá trị vật chất - tinh thần toàn dân được thụ hưởng.
Từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ nỗ lực của toàn dân, ngày nay mức sống từ thành thị tới nông thôn đã nâng cao rất rõ rệt. Nhà nước chú trọng phát triển hệ thống giao thông và lưới điện quốc gia. Các chương trình xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả cao, từng bước đưa cuộc sống và sự phát triển văn hóa - văn minh của đồng bào vùng sâu, vùng xa tiến kịp mọi miền. Phúc lợi, an sinh xã hội trở thành tài sản chung của toàn dân. Giáo dục các cấp phát triển trên địa bàn cả nước, việc học tập để nâng cao tri thức, phát triển trí tuệ, thể chất được khuyến khích đối với mọi lứa tuổi, mọi thành phần, một xã hội học tập đã bước đầu hình thành.
Đặc biệt, từ quan điểm coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện để công dân theo tín ngưỡng, tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo”, niềm tin tôn giáo được tôn trọng cùng quyền lợi, trách nhiệm xã hội. Đồng bào các dân tộc ít người luôn được bảo đảm quyền công dân, được Nhà nước quan tâm chăm lo, đầu tư phát triển, để vừa giữ gìn bản sắc văn hóa riêng, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển chung của cả nước. Cùng với đó là sự phát triển rất mạnh mẽ của hệ thống y tế, bưu chính viễn thông, hệ thống thông tin đại chúng... Những thành tựu không thể phủ nhận đó đã làm cho đất nước Việt Nam thay đổi theo chiều hướng tích cực, dư luận thế giới phải công nhận. Dù đất nước còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội còn nhiều vấn đề cần giải quyết, các thành tựu này vẫn là biểu hiện thiết thực của việc thực thi nhân quyền.
Vươn lên từ các cuộc chiến tranh, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân, mà trước hết là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm trên thực tế quyền con người, quyền công dân. Không ngừng phấn đấu hoàn thiện thể chế và tạo dựng cơ sở vật chất để bảo đảm tốt hơn quyền con người. Mọi chiến lược, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đều được xây dựng trên cơ sở lấy người dân làm trung tâm, hướng về người dân và phục vụ người dân (Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh).
Chúng ta nhận thức rằng, ở Việt Nam, nhân quyền là bộ phận cấu thành bản chất của chế độ, là mục tiêu phấn đấu của cách mạng, là điều kiện tiên quyết xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Lịch sử dân tộc hơn nửa thế kỷ qua đã chứng minh một lô-gic tất yếu rằng các thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu để giành chủ quyền và nhân quyền, thì chúng ta có nghĩa vụ phải giữ vững chủ quyền, phải làm cho nhân quyền trở thành tài sản chung của toàn dân, tạo cơ hội để mọi người cùng phát triển. Chúng ta cần phải tiếp tục phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa để đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tới các thành tựu mới. Đó chính là hành động thiết thực nhất để tôn vinh giá trị cao cả của nhân quyền.
(Mời các bạn đón đọc tiếp Bài 3: Không thể xuyên tạc sự thật).
Thực tiễn những gì đã diễn ra cho thấy: không có nước nào trên thế giới coi trọng và làm tốt dân chủ, nhân quyền như ở Việt Nam. Vì vậy bọn phản động đừng nói càn nữa.
Trả lờiXóaCác đối tượng phản động lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam, chúng không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn đi ngược lại những quy định chung của luật pháp quốc tế. Mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam đều phải bị xử lý nghiêm khắc trước pháp luật.
Trả lờiXóaHiện nay, nhiều đối tượng cơ hội chính trị và các hội nhóm núp dưới bóng bảo vệ nhân quyền để đưa ra các thông tin sai lệch, vu khống bản chất Nhà nước ta và đưa ra những yêu sách phi lý liên quan đến việc xét xử các bị cáo trong vụ án. Đó là những hành vi cần phải được vạch trần, lên án mạnh mẽ.
Trả lờiXóa