Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Xuyên tạc hình ảnh và sự nghiệp vĩ đại của lãnh tụ cách mạng Cu-ba kiệt xuất Phi-đen Ca-xtơ-rô chỉ là dã tâm xấu xa của những kẻ có đầu óc bệnh hoạn và tăm tối!



Phi-đen Ca-xtơ-rô là một nhà cách mạng vĩ đại và ông là hiện diện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thế kỷ 20. Ông đã đưa đất nước Cu-ba đi vào lịch sử nhân loại với cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài và dương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ La - tinh. Tạp chí Time của Mỹ  từng vinh danh Lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô là một trong 100 nhân vật có sức ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi Lãnh tụ Phi-đen là "biểu tượng của một thời đại trong lịch sử thế giới hiện đại". Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ca ngợi Phi-đen “một trong những biểu tượng vĩ đại nhất của thế kỷ 20”. Tổng thống Vê-nê-du-ê-la (Nicolás Maduro) có viết và chia sẻ rằng: “Ông ấy làm nên lịch sử, cùng với các dân tộc trên thế giới mở ra chân giá trị”.v.v…Sự ra đi của Phi-đen Ca-xtơ-rô đã để lại sự tiếc thương sâu sắc đối với nhân dân Cu-ba và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới. Nhân cách lớn của của lãnh tụ cách mạng Cu - ba kiệt xuất Phi-đen Ca-xtơ-rô; ngọn cờ chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lý tưởng cao cả mà ông tranh đấu trong suốt cuộc đời; tầm ảnh hưởng của ông trong thế giới chúng ta đang sống…đó là sự thật của lịch sử không ai có thể phủ nhận được. Bởi vậy, một số quan điểm gần đây nhân danh “sự thông thái cá nhân” xuyên tạc hình ảnh và sự nghiệp vĩ đại của lãnh tụ cách mạng Cu - ba kiệt xuất Phi-đen Ca-xtơ-rô chỉ là những kẻ bệnh hoạn về đầu óc cần phải phê phán và vạch trần.
Trọng An

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

THỔI PHỒNG MẶT TRÁI CỦA XÃ HỘI” - SỰ PHIẾN DIỆN VỀ NHẬN THỨC, VÔ CẢM VỀ CHÍNH TRỊ

                                                                              Nam
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa với điểm xuất phát thấp. Đây là thời kỳ đan xen giữa mặt tích cực, tiến bộ, cách mạng với mặt lạc hậu, bảo thủ của xã hội cũ để lại. Trong thời kỳ này, mọi vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Cho nên, cùng với mặt tích cực, tất yếu vẫn còn nảy sinh những mặt trái, những vấn đề làm cản trở đến tiến bộ và phát triển của đất nước chưa đáp ứng đầy đủ những nhu cầu, mong muốn đối với xã hội. Đó là điều đương nhiên đối với một xã hội đang trong quá trình phát triển mà cần phải có phương pháp tiếp cận, cách nhìn nhận đánh giá đúng đắn những vấn đề trong thực tiễn hiện nay.
Điều đáng nói là, từ sự thật hiển nhiên đó, nhưng có người chỉ nhằm vào mặt trái của xã hội để tuyên truyền, thổi phồng, nói quá, nói “hơn” thực tế,…rồi từ đó nói xấu, đả kích chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ đưa ra các quan điểm, nhận định một cách tùy tiện, phát ngôn vô nguyên tắc trong những pha giao tiếp, những quan hệ xã hội, trên các phương tiện truyền tin để gây mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, với hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

Thổi phồng mặt trái của xã hội ở một số người có thể là “vô tình hoặc cố ý”, “không biết hoặc cố tình không biết”, nhưng dù thế nào thì thực chất đây là sự nhận thức phiến diện pha trộn với sự vô cảm về chính trị. Họ cố tình đưa thông tin sai lệch, phiến diện, một chiều để tạo dư luận không tốt về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. Sự nhận thức phiến diện, vô cảm về chính trị biểu hiện hình thức phong phú diễn ra từ quán nước, vỉa hè, trên phương tiện giao thông, liên hoan, hội nghị, phương tiện truyền thông, internet và họ coi nó là “câu chuyện làm quà”, là vấn đề “hot” (nóng) để bình luận nhằm lôi cuốn nhiều người tham gia.  

TỰ DIỄN BIẾN, TỰ CHUYỂN HÓA CÁC THÔNG TIN SAI LỆCH

Hùng Phương

Tự diễn biến, tự chuyển hoá là muốn nói tới nhận thức mang tính chủ quan, hoặc tuyệt đối hóa yếu tố chủ quan; thiếu khách quan, không dựa vào những căn cứ, cơ sở, luận cứ, luận chứng tin cậy, khoa học trong xem xét, dẫn tới những kết luận sai lầm.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của thông tin; chất lượng, trình độ, mục đích, ý nghĩa của thông tin rất phong phú và phức tạp. Trong đó, có những thông tin mang tính phản khoa học, với ý đồ cá nhân, không mang tính xây dựng, …Trước thực tế đó, không ít cán bộ, đảng viên thiếu sắc bén về chính trị, không vững vàng về lý luận và lập trường khoa học, cách mạng, cùng với những nguyên nhân khách quan khác, đã tiếp nhận những thông tin sai lệch. Họ đã đi từ sự cảm nhận, dần dần từng bước chuyển đổi nhận thức, đánh giá các vấn đề chân lý, các vấn đề chính trị -xã hội chân chính, tiến bộ, “Đã xuất hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên”[1].
Từ tình hình trên, đặt ra tính cấp thiết nâng cao hơn nữa tính đảng, tính khoa học,  bản lĩnh và lập trường cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, họ có đủ khả năng đề kháng và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên có năng lực “tự bảo vệ” và ngăn chặn, làm vô hiệu hoá các luận điệu sai trái, thù địch.



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 195

ĐẢNG TA, ĐẢNG CỦA CHÚNG TA

VK

          Nhân dân Việt Nam thân thiết, gửi gắm và gọi Đảng Cộng sản Việt Nam với tên gọi trừu mến, thân thương và tin tưởng: Đảng ta, Đảng của chúng ta hay sâu sắc hơn Đảng là cuộc sống của tôi, Đảng là niềm tin... Chỉ có duy nhất ở Việt Nam, một đảng chính trị của một giai cấp lại được cả dân tộc thừa nhận, tôn vinh và gọi là đảng của chính mình. Ngoài ra, trên thế giới không quốc gia nào, dân tộc nào, một chính đảng lại có được vinh dự đó. Bởi Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, là con của giống nòi Việt Nam, là bộ tham mưu dẫn đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam, dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác rất đáng tự hào.

          Đảng ta, Đảng của chúng ta bởi vì Đảng đại diện cho tiếng nói của nhân dân, lợi ích của dân tộc; thực hiện hoài bão, ý nguyện của toàn thể nhân dân, vì lý tưởng cao đẹp và mục tiêu “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”; là  “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Toàn bộ mục tiêu, lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng luôn có nhân dân tham gia, được nhân dân đồng tình, hưởng ứng và được nhân dân tin yêu, đồng thời Đảng luôn được nhân dân chở che, đùm bọc trong niềm tin yêu vô bờ bến. Mối quan của Đảng với nhân dân mãi là quan hệ máu thịt trên cơ sở niềm tin son sắt. Đảng của chúng ta là Đảng vì dân.

“CHỈ NHÌN THẤY CÂY MÀ KHÔNG NHÌN THẤY RỪNG”

Hùng Phương
Đội ngũ cán bộ, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam gồm những người ưu tú của xã hội, kết thành một tổ chức có năng lực, trí tuệ, có trình độ văn hóa, lý luận cao, đủ sức chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến những thắng lợi khác, vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, một số người trong Đảng - một bộ phận trong hệ thống, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa và biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.
Lợi dụng vấn đề này, những kẻ chống Đảng, chống chế độ, đã dùng thủ đoạn tinh vi - đồng nhất cái bộ phận với cái hệ thống, lợi dụng những biểu hiện thoái hóa, biến chất ở một bộ phận cán bộ, đảng viên để bôi nhọ, nói xấu, hạ uy tín của Đảng, “chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng”. Theo đó, họ đã tuyệt đối hóa sự hạn chế, yếu kém của một bộ phận cán bộ, đảng viên; xuyên tạc và xâm hại đến bản chất đạo đức, văn minh của Đảng cộng sản Việt Nam; cố tình không thừa nhận rằng, cùng với quá trình phát triển, Đảng ta luôn nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, đấu tranh chống những biểu hiện vi phạm đạo đức, văn hóa, giữ vững bản chất, sức chiến đấu của Đảng. Với những tư tưởng bất mãn, luôn tìm cách phủ nhận chân lý mang tính nhân văn, khoa học sâu sắc: “Đảng ta là đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”, “Đảng ta thật là vĩ đại”.

Trên thực tế, những người đi trái với con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, họ cố tình không thấy hàng triệu cán bộ, đảng viên ngày đêm, mồ hôi, trí tuệ; bản lĩnh cách mạng và niềm tin đang cùng toàn dân vì tương lai dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH



Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là một bộ phận không tách rời của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng nhân văn đó là sự hợp lưu những giá trị tinh tuý của nhân loại và dân tộc, trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - lênin và gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Người, bởi vậy nó đã tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ vượt qua mọi không gian và thời gian. Sức hấp dẫn và giá trị trường tồn của nó không phải chỉ đối với chúng ta, mà còn đối với cả nhân loại cần lao đã và đang đấu tranh cho những giá trị thực sự của con người. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ tư tưởng của Người đã kế thừa những giá trị tư tưởng, văn hoá vĩnh cửu của nhân loại thấm đượm một chủ nghĩa nhân văn cao cả, đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng cháy bỏng và sâu xa của dân tộc và nhân loại. Và cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là một tấm gương, một biểu hiện tiêu biểu nhất cho chủ nghĩa nhân đạo cộng sản”[1].
Chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học để giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người, sức sống mạnh mẽ của học thuyết đó chính là ở tính nhân văn, nhân đạo hiện thực và bản chất cách mạng, khoa học của nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, thấm đượm tính nhân văn, nhân đạo và bản chất cách mạng, khoa học của học thuyết ấy. Tư tưởng nhân văn của Người có sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc ta với tư tưởng cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin và những tinh hoa văn hoá nhân loại. Theo đó, với một cuộc đời “hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”[2] từ tư tưởng đến đạo đức và tác phong của Người luôn thấm đượm chất nhân văn cao cả, sâu sắc. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là tư tưởng nhân văn hiện thực, khác xa với “tình yêu thương” trìu tượng của một số học thuyết triết học và của các tín điều tôn giáo trong lịch sử. Ở Người là một lý tưởng và hành động cách mạng kiên định; một tâm hồn bác ái, đầy bao dung đối với con người cho đến những ngày tháng cuối đời.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có một nội hàm hết sức phong phú và sâu sắc. Triết lý nhân văn cao cả của Người là: “Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề...là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức”[3]. Trong di sản tư tưởng vĩ đại của mình, Hồ Chí Minh đã để lại một hệ thống các luận điểm khoa học về con người. Quan niệm về “con người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được bàn đến với nhiều nghĩa khác nhau trong các mối quan hệ xã hội cụ thể. Nhưng tiếp cận nhân văn của Người luôn có sự thống nhất giữa tính khoa học với tính giai cấp và tính dân tộc. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được biểu hiện đậm nét ở nhiều vấn đề liên quan đến con người; đến sự nghiệp giải phóng con người và kiến tạo một xã hội mới thực sự vì con người. Đó là tình cảm nhân ái, thương yêu, quí trọng đối với những con người cần lao, cùng khổ; là tấm lòng bao dung, vị tha rộng lớn; tin tưởng mãnh liệt vào con người và lực lượng vĩ đại của nhân dân; quan tâm đến lợi ích chính đáng của con người, của các dân tộc; coi trọng phát huy động lực của con người, của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng; chăm lo giáo dục, xây dựng con người phát triển toàn diện vừa “hồng”, vừa “chuyên”.v.v...Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩâ Mác - Lênin, Người đã vạch ra nguồn gốc của mọi sự nghèo khổ, bất công và nghịch lý xã hội đối với con người trong đời sống hiện thực. Và chính Người đã chỉ ra con đường, phương pháp cách mạng đúng đắn để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Trong di sản tư tưởng và toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại, đầy gian khổ hy sinh của Người ở đâu và vào thời điểm lịch sử nào cũng toát lên một tinh thần nhân văn cao cả Hồ Chí Minh. Ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, Người đã phẫn uất và rơi lệ khi những người lao động da đen bị sóng nhấn chìm trên biển cả; tiếp đó, Người ra sức đấu tranh và bênh vực các dân tộc bị áp bức giành lại quyền sống, nhân phẩm và tự do. Cuộc đời của Người là cuộc đời vì dân, vì nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Sau này, khi trở thành người đứng đầu Đảng và Nhà nước Người vẫn dành tất cả tấm lòng hiền từ ấm áp của một người cha cho tất cả đồng bào, chiến sĩ, con cháu mọi miền Nam, Bắc. Trong bản Di chúc lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề Đầu tiên là công việc đối với con người”[4] và căn dặn Đảng ta những vấn đề chiến lược liên quan mật thiết đến con người. Khi khép lại trang cuối của Di chúc, Người viết: “Cuối cùng, tôi để lại tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”[5]. Tự những lời dẫn trên đã toát lên một tình cảm nhân ái bao la vô bờ bến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với con người, đối với các thế hệ và hơn nữa, không phải chỉ đối với chúng ta mà còn đối với tất cả bè bạn năm châu, bốn biển. Bởi vậy, tìm về Hồ Chí Minh là tìm về “lòng tốt của con người…, tình bạn, lòng nhân ái, một con người không nghĩ đến mình, giản dị, khiêm tốn, không tự giam mình trong tháp ngà, một con người của quần chúng”[6]. Và cũng bởi thế, giá trị trường tồn của tư tưởng nhân văn ấy tiếp tục soi dọi sáng mãi về sau, đúng như một nhà nghiên cứu chính trị và xã hội nước ngoài khẳng định: phải “nhìn thế giới như một quá trình ở đó sự thay đổi là cội nguồn của sự giàu có, tiến bộ và nhằm tìm kiếm ước muốn nhân đạo trong lĩnh vực đạo đức. Vì thế mà những con người như Hồ Chí Minh ngày càng trở nên vĩ đại, vì họ là những người đã cho chúng ta lý do để sống và khả năng để thực hiện những giấc mơ của mình”[7].
Gần nửa thế kỷ đã qua đi sau khi trái tim lớn của Người ngừng đập, đất nước ta có nhiều đổi thay, nhân loại có nhiều biến cố và xáo động mãnh liệt. Song, hệ thống tư tưởng khoa học, cách mạng và nhân văn Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định giá trị vĩnh hằng của nó và cho chúng ta niềm tin vững chắc vào con người, vào tương lai, đúng như lời điếu văn tiễn biệt Người của Đảng ta khẳng định: “Hồ Chủ Tịch đã qua đời! Nhưng Người luôn luôn dẫn dắt chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy có Người luôn luôn ở bên cạnh. Bởi vì chúng ta vẫn đi theo con đường của Người, tiếp tục sự nghiệp vĩ đại của Người. Bởi vì Người vẫn sống mãi với non sông đất nước, tên tuổi và hình ảnh của Người ngày càng khắc sâu trong tim, khối óc của mỗi chúng ta”[8].
Thế giới trong thập niên đầu của thế kỷ XXI đang ẩn chứa những mâu thuẫn sâu sắc. Người ta đang nói nhiều, bàn nhiều đến của cải, quyền lực và sự phồn thịnh giả tạo của một số cường quốc lớn trên thế giới, nhưng có một sự thật hiển nhiên là, nhân loại hiện nay vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh và nhiều nguy cơ xã hội khác, kể cả sự suy thoái về đời sống tinh thần ở ngay các cường quốc phát triển nhất. Trong một thế giới hai màu “sáng tối” hiện nay, những ngịch lý, bất công và cả sự chà đạp lên nhân phẩm con người vẫn tồn tại hiện hữu. Và cũng chính trong hoàn cảnh đó, nhân loại đang hướng về các giá trị tiến bộ trong đó có tư tưởng nhân văn cao cả Hồ Chí Minh. Vì rằng, “Ở giữa cơn khủng hoảng này, nhân loại đã sản sinh ra những danh nhân lỗi lạc làm nên thời đại như Lênin, Hồ Chí Minh và Găngđi là những người đã để lại những dấu ấn không thể sai lầm của mình để được tiếp tục theo đuổi trong các đảo lộn nhiều biến động”[9].
Theo tư tưởng nhân văn cao cả của Người, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, kiên định lý tưởng cách mạng thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Đã và đang quyết tâm thực hiện di nguyện lớn lao của Người là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, làm cho dân cường, nước thịnh; con người được hưởng tự do, ấm no, hạnh phúc. Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp đổi mới đất nước hơn 20 năm qua đã thu được những thành tựu “to lớn và có ý nghĩa lịch sử”[10]. Dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, để đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, cần phải tập trung giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến con người - mục tiêu cao nhất và nguồn lực đặc biệt của sự phát triển. Bởi vậy, sự nghiệp đổi mới đất nước phải vì lợi ích của nhân dân và phải tiếp tục “dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”[11] để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng đặt ra. Coi trọng phát huy vai trò của con người, của các thế hệ để “chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng”[12], thực hiện thắng lợi mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[13], vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội - con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam mà Người đã lựa chọn.
Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chúng ta cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa, đó là những con người nhân văn theo tư tưởng Hồ Chí Minh có sự phát triển toàn diện cả đức và tài; cả trí tuệ khoa học và tình cảm cách mạng; có lòng nhân ái và khoan dung. Bởi vậy, cần tiếp tục “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam...trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế”[14]. Coi trọng đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phấn đấu “xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”[15] cũng chính là hiện thực hoá các giá trị nhân văn Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới và làm cho giá trị trường tồn của nó tiếp tục soi sáng cho con đường cách mạng Việt Nam vững bước tiến lên./.
                                                                                             Trọng An



[1] T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ ®¹o ®øc, NxbGD, 2006, tr.105.
[2] T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ ®¹o ®øc, NxbGD, 2006,  tr. 501.
[3]  Hồ Chí Minh: Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Pháp lý, H, 1990, tr.174.
[4] Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, T12, NxbCTQG, H, 2002, tr.503.
[5] Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, T12, NxbCTQG, H, 2002, tr. 500.
[6] Hå ChÝ Minh sèng m·i trong tr¸i tim nh©n lo¹i, NxbL§- Q§ND, H, 1993, tr.103, 111.
[7] T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ ®¹o ®øc, NxbGD, 2006, tr.178.
[8] . Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, T12, NxbCTQG, H, 2002, tr.519-520.
[9] T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ ®¹o ®øc, NxbGD, 2006, tr.179.
[10] V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø X, NxbCTQG, H, 2006, tr.19.
[11] Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, T12, NxbCTQG, H, 2002, tr. 505.
[12] Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, T12, NxbCTQG, H, 2002, tr. 505.
[13] V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø X, NxbCTQG, H, 2006, tr.10.
[14] V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø X, NxbCTQG, H, 2006, tr.106.
[15] V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø X, NxbCTQG, H, 2006, tr.206- 2007.


Chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc - âm mưu của những kẻ phá hoại đất nước!



Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã chỉ rõ: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công. Theo đó, trong suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam luôn nhất quán thực hiện quan điểm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và trên thực tế, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã không ngừng được củng cố, phát huy. Và đây là một trong các động lực to lớn để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Để thực hiện các mưu đồ chính trị phản động, các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam hiện nay đang ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi; tâm lý kỳ thị, chia rẽ; thậm trí dùng tiền bạc để lôi kéo và phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.v.v…Bởi vậy, cần tăng cường cảnh giác; kiên quyết đấu tranh vạch trần các âm mưu của các thế lực thù địch. Đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc trong tình hình mới, để tiếp tục phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và làm thất âm mưu của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng đất nước!
                                                                                             Trọng An


Phê phán, vạch trần chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa hiện nay!



Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - văn hóa hiện nay, là nội dung cơ bản nổi lên hàng đầu để làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Vì rằng, các thế lực thù địch, từ âm mưu đen tối muốn xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đang tập trung vào xuyên tạc, công kích và phủ nhận hệ tư tưởng và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. Họ cho rằng, đấu tranh trên bình diện ý thức - tư tưởng hiện nay có vai trò quyết định nhất để thực hiện mục đích chính trị đen tối trên. Mặt khác, lợi dụng xu thế hội nhập và mở cửa, họ ra sức cổ súy cho sự thâm nhập của “văn hóa phương Tây”, và kêu gọi  “đấu tranh văn hóa”. Thực chất của các luận điệu trên là xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; làm lu mờ các giá trị văn hóa dân tộc và cổ súy cho cái gọi là “giá trị phương Tây”, lối sống và đạo đức thực dụng phương Tây…để đưa tới sự tha hóa về tư tưởng, văn hóa, đạo đức trong xã hội ta và thực hiện mục tiêu xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, cần tăng cường cảnh giác với các mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch; kịp thời và kiên quyết đấu tranh vạch trần các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa!
                                                                                             Trọng An

Không nên nhìn nhận văn hóa ở Việt Nam dưới con mắt… “thầy bói xem voi”!



Khi nhìn nhận, đánh giá về bức tranh văn hóa ở Việt Nam, thời gian qua, nhìn từ một số hoạt động văn hóa thiếu lành mạnh, chưa chuẩn mực trong đời sống xã hội, một số ý kiến vội vã cho rằng, môi trường văn hóa xã hội bị vẩn đục, đời sống văn hóa của người dân nghèo nàn, tù túng; văn hóa đạo đức xuống cấp trầm trọng. Thậm chí có ý kiến còn “lập luận” là “người dân Việt Nam bị “o bế” vào một thứ văn hóa độc đoán, không dám “mở miệng”, ít có điều kiện tiếp cận với thế giới văn minh ở bên ngoài…(!)
Những ý kiến trên hoặc là nhìn nhận theo kiểu “thầy bói xem voi”, thiếu thấu đáo, khách quan, toàn diện do chỉ nhìn vào hiện tượng hời hợt bên ngoài rồi quy kết thành bản chất; hoặc là cố tình “nghiêm trọng hóa vấn đề” do cái nhìn thiếu thiện chí, động cơ chính trị lệch lạc, sai trái.
Dù trong thực tế, đời sống văn hóa của một bộ phận người dân chưa phong phú, văn hóa đạo đức có mặt xuống cấp, hiện tượng sùng bái văn hóa nước ngoài chưa được ngăn chặn hiệu quả, một số hoạt động văn hóa thiếu lành mạnh chưa bị đẩy lùi… nhưng những hạn chế, bất cập đó không phải là “dòng chủ lưu chính” của văn hóa Việt Nam. Do đó, khi xem xét, đánh giá về thành tựu văn hóa của một đất nước, phải nhìn toàn diện từ hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật đến quá trình triển khai tổ chức thực hiện và đặc biệt là hiện thực sinh động đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân…
                                                                                      Thiện Văn
                                                                          (Nguồn QĐND)

Xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh - dã tâm chính trị đen tối của các thế lực thù địch và cơ hội!



Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc Việt Nam. Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ Tịch, ngày 9 tháng 9 năm 1969 có viết: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta… Người là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử”. Người đã để lại một di sản tinh thần vô quý báu cho toàn Đảng, toàn dân ta ở cả tầm vóc tư tưởng và phong cách của một vĩ nhân; cùng tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng tuyệt vời mà bạn bè năm Châu, nhân loại tiến bộ phải ngợi ca. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của n­ước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin đã hợp thành nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam. Và đây là kim chỉ nam, nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam hiện nay, cũng như mai sau (thực tế cách mạng Việt Nam từ khi có sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều đó). Bởi vậy, các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là dã tâm chính trị đen tối của các thế lực thù địch, cơ hội mà thôi.
                                                                                             Trọng An

Phủ nhận các thành quả của công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam - dã tâm chính chính trị thâm độc của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị!



 Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh phức tạp và  có không ít khó khăn đặt ra. Sau năm 1975, quân và dân ta lại tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây nam; thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả giúp nhân dân Camphuchia thoát khỏi họa diệt chủng do các thế lực phản động gây ra. Trên thế giới, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào khủng hoảng, sụp đổ.v.v…Trong nước, do các nguyên nhân khác nhau, đất nước ta rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh phức tạp đó, với bản lĩnh và trí tuệ của mình, Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) của Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Và một sự thật không thể chối cãi được là, sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực cả kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Nhìn lại 30 năm đổi mới, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XII tiếp tục khẳng định, đất nước ta đã đạt được những thành tựu “to lớn và có ý nghĩa lịch sử”; đồng thời, cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém cần tập trung giải quyết và khắc phục. Những thành tựu đạt được của 30 năm đổi mới tiếp tục tạo tiền đề và nền tảng quan trọng để đất nước tiếp tục đổi mới và phát triển trong thời gian tới. Theo đó, mọi sự xuyên tạc, phủ nhận thành quả của công cuộc đổi mới chỉ là những tư tưởng không có thiện chí, bản chất của nó là dã tâm chính trị thâm độc và đen tối nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta!
                                                                                             Trọng An

Thế giới có thể đổi thay, những con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là không thay đổi!



Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng. Trong bức tranhh đương đại đầy biến động và thậm trí rất kịch tính đó, mỗi dân tộc đều có quyền bình đẳng và tự quyết định vận mệnh của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam quyết tâm đi lên chủ nghĩa xã hội - con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã lực chọn. Vì rằng: i. Đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử và xu thế phát triển của thời đại hiện nay; ii. Đây là sự lựa chọn chính trị, là ý chí và quyết tâm của toàn Đảng và toàn thể nhân dân Việt Nam; iii. Việt Nam có đầy đủ các điều kiện và khả năng để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; iiii. Thành quả to lớn của 30 năm đổi mới đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đã khẳng định sự lựa chọn đúng đắn con đường phát triển của cách mạng và dân tộc Việt Nam. Theo đó, thế giới có thể đổi thay, những con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là không thay đổi!
                                                                                             Trọng An

Cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử!



Gần đây có một số quan điểm nhân danh nghiên cứu và đưa ra cái gọi là “những tiếp cận mới” về các sự kiện lịch sử của nhân loại, dân tộc; lấy lịch sử của dân tộc này, để gán gép và đổ lỗi cho lịch sử của dân tộc khác. Phân tích lịch sử theo định kiến chủ quan để xuyên tạc, vu không, bôi nhọ lịch sử để phục vụ cho những mục đích chính trị hèn hạ và đen tối. Bởi vậy, trước khi lịch sử phán xét, cần cảnh giác và đấu tranh bóc trần các luận điệu xuyên tạc, vu khống và bôi nhọ lịch sử đó. Về bản chất, đây không phải là những “nghiên cứu” và “tiếp cận mới” chân chính về khoa học; ngược lại, đây chỉ là sự lộng ngôn có chủ đích của một số kẻ có đầu óc tăm tối mà thôi!
                                                                                              Trọng An

Bác bỏ quan điểm phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin!



Quá trình ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin là một tất yếu của lịch sử, gắn với các tiền đề hiện thực về lý luận, khoa học và thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đáp ứng nhu cầu của đời sống thực tiễn, khắc phục các hạn chế của tất cả các trào lưu tư tưởng, lý luận trước đó; đồng thời, trở thành ngọn cờ lý luận dẫn dắt phong trào cách mạng của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ thực hiện cuộc cách mạng về lý luận trong lịch sử nhân loại, mà còn là kim chỉ nam để giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng trong hiện thực. Mục tiêu của chủ nghĩa Mác - Lênin hướng đến là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Do có sự thống nhất giữa bản chất cách mạng, khoa học và nhân văn nên nó có sức sống trường tồn cùng với nhân loại. Bởi vậy, mọi quan điểm phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin là không có căn cứ, phi khoa học và phi thực tế mà thôi!
                                                                                              Trọng An

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Từ quan điểm của C. Mác về những xu hướng phát triển chủ yếu của lực lượng sản xuất, suy nghĩ về vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam

Muốn không ngừng nâng cao mức sống thì phải phát triển sản xuất mà trước hết là phát triển lực lượng sản xuất. Nghiên cứu quan điểm của C. Mác về những xu hướng phát triển chủ yếu của lực lượng sản xuất và qua đó, vận dụng vào lý giải vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam là việc làm cần thiết.
Theo C. Mác, trong quá trình lao động, con người sử dụng những tư liệu lao động để làm cho đối tượng lao động biến đổi theo mục đích đã định trước. Như vậy, quá trình lao động là hoạt động có mục đích nhằm tạo ra giá trị sử dụng, là sự chiếm đoạt những vật liệu trong thiên nhiên để thỏa mãn những nhu cầu của con người, là điều kiện chung của sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên. Theo đó, một bên là con người và lao động của con người; bên kia là tự nhiên và vật liệu của tự nhiên. Nói gọn lại, đó là mối quan hệ của gồm hai yếu tố: yếu tố người và yếu tố vật, mà gộp lại, gọi là lực lượng sản xuất.
Trước hết, xét mối quan hệ giữa yếu tố người và yếu tố vật, hay còn gọi là mối quan hệ giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Khi nghiên cứu tích lũy tư bản, C. Mác nhận thấy sự phát triển của năng suất lao động xã hội là đòn bẩy mạnh nhất của tích lũy. “Sự tăng năng suất lao động thể hiện ra ở việc giảm bớt khối lượng lao động so với khối lượng tư liệu sản xuất mà lao động đó làm cho hoạt động, hay là thể hiện ra ở sự giảm bớt đại lượng của nhân tố chủ quan của quá trình lao động so với các nhân tố khách quan của quá trình đó”(1).
Theo C. Mác, sự biến đổi nói trên phản ánh vào trong kết cấu giá trị của tư bản, vào trong việc tăng thêm bộ phận bất biến của giá trị tư bản, bằng cách lấy vào bộ phận khả biến của nó. Đại lượng tương đối của giá cả đại biểu cho giá trị những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng, hay là phần bất biến của tư bản, sẽ tỷ lệ thuận với sự tăng lên của tích lũy; còn đại lượng tương đối của giá cả được dùng để trả công, nói chung, sẽ tỷ lệ nghịch với sự tăng lên của tích lũy. Khi đổi mới tư bản cố định cũng thường ứng dụng những phát minh mới, nên tư bản cũ cũng được đổi mới “từ đầu đến chân”, khiến cho một khối lượng lao động ít hơn cũng đủ để vận dụng một khối lượng máy móc và nguyên liệu lớn hơn. Hệ quả là giảm sút tuyệt đối lượng cầu về lao động.
Như vậy, một mặt, số tư bản phụ thêm được hình thành trong tiến trình tích lũy ngày càng thu hút ít người lao động hơn so với đại lượng của nó. Mặt khác, số tư bản cũ được tái sản xuất ra một cách chu kỳ trong kết cấu mới, lại gạt bỏ một số ngày càng nhiều những người lao động mà trước đây nó đã dùng.
Khi mục tiêu của sản xuất còn hướng vào thu nhiều giá trị thặng dư hay lợi nhuận tối đa, thì việc tăng năng suất lao động thường dẫn đến tăng lao động thặng dư hơn là rút ngắn ngày lao động, nên tất yếu dẫn đến tăng số người thất nghiệp.
Tiếp đến, xét xu hướng phát triển của yếu tố người. C. Mác cho rằng, dưới chế độ phong kiến, hiệp tác lao động giản đơn cũng đã có ở những trang trại lớn của địa chủ và trong các phường hội, nhưng phổ biến vẫn là lao động riêng lẻ của các tiểu nông. Còn nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ thực sự bắt đầu ở nơi nào mà cùng một tư bản cá biệt thuê nhiều công nhân trong cùng một lúc. Do đó, hiệp tác lao động là điểm xuất phát lịch sử và là lô-gíc của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ban đầu, nó chỉ khác phường hội ở chỗ, một số lượng công nhân đông hơn được nhà tư bản thuê cùng một lúc; nhưng rồi việc sử dụng một số lượng lớn công nhân cùng một lúc đã gây ra một cuộc cách mạng về sức lao động. C. Mác đã nêu lên 07 ưu thế của hiệp tác lao động. Tuy nhiên, không phải cứ tập trung đông người là mặc nhiên phát huy được những ưu thế đó, mà phải có 03 điều kiện: Một là, phải có kế hoạch. Trong sự hiệp tác có kế hoạch với những người khác, người công nhân vứt bỏ được những giới hạn cá nhân và phát triển được những tiềm lực loài của mình. Hai là, sự tích tụ một khối lượng lớn tư liệu sản xuất vào tay những nhà tư bản riêng rẽ là điều kiện vật chất cho sự hiệp tác của những công nhân làm thuê, và quy mô hiệp tác hoặc quy mô sản xuất phụ thuộc vào quy mô của sự tích tụ đó. Ba là, phải có sự chỉ huy và kế toán. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng. Kế toán với tư cách là phương tiện kiểm soát và khái quát hóa quá trình sản xuất trên ý niệm, càng trở nên cần thiết chừng nào mà quá trình sản xuất càng diễn ra trên quy mô xã hội và mất tính chất thuần túy cá thể. Do đó, kế toán càng cần thiết đối với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hơn là đối với nền sản xuất phân tán của thợ thủ công và nông dân, và lại càng cần thiết đối với nền sản xuất tập thể hơn là đối với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Theo C. Mác, công trường thủ công thực hiện hiệp tác có phân công vừa phát huy những ưu thế của hiệp tác lao động giản đơn, vừa thêm những ưu thế mới, bởi vì, mỗi công nhân chỉ thích ứng với một chức năng bộ phận, sử dụng một công cụ độc chuyên, do đó, dễ tích lũy kinh nghiệm, nâng cao nhanh trình độ thành thạo và cải tiến phương pháp lao động, nên năng suất lao động tăng lên.
C. Mác nhấn mạnh, trong giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, hiệp tác lao động vẫn là tất yếu, vì máy móc, trừ một vài ngoại lệ, chỉ có thể hoạt động trong bàn tay của lao động đã trực tiếp xã hội hóa, hay là của lao động chung, nhưng sự hiệp tác giữa người với người ở đây lại phải theo yêu cầu của máy móc. Trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng, người công nhân phải phục tùng máy móc. Công nhân được phân phối cho các máy chuyên môn hóa; giữa các công nhân chỉ có sự hiệp tác giản đơn - giữa thợ chính và thợ phụ, giữa công nhân đứng máy và những người giúp việc,… Ở đây, sự phân công lao động có tính chất thuần túy kỹ thuật. Máy móc làm cho học vấn trở thành điều kiện bắt buộc đối với người lao động, đòi hỏi phải có sự giáo dục bách khoa.
C. Mác dự đoán: Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực sự sẽ trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi phí, mà phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào tiến bộ kỹ thuật, hay phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học vào sản xuất. Lao động biểu hiện ra không phải chủ yếu là lao động được nhập vào quá trình sản xuất, mà chủ yếu là một loại lao động, trong đó con người là chủ thể kiểm soát và điều tiết bản thân quá trình sản xuất. Hệ thống máy móc tự động sẽ từng bước thay thế hầu hết lao động trực tiếp. Bởi vậy, thay vì làm tác nhân chủ yếu của quá trình sản xuất, người công nhân lại đứng bên cạnh quá trình ấy. Khi ấy, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, phát minh trở thành một nghề đặc biệt, và đối với nghề này, việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích. Quá trình sản xuất từ chỗ là một quá trình lao động giản đơn trở thành quá trình khoa học. Lao động trực tiếp về lượng sẽ được quy vào một phần nhỏ hơn, còn về chất được chuyển hóa thành một yếu tố cần thiết nhưng là thứ yếu so với lao động khoa học phổ biến và đối với sự áp dụng khoa học tự nhiên vào công nghệ. Hệ thống máy móc tự động được phát triển cùng với sự tích lũy những tri thức xã hội và nói chung, sự tích lũy sức sản xuất, dẫn đến chỗ cơ sở chủ yếu của sản xuất và của cải sẽ không phải là lao động trực tiếp nữa mà là tri thức (2). 
Trong bối cảnh trên sẽ xuất hiện tình huống thừa nhiều lao động giản đơn và thiếu công nhân tri thức (knowledge workers), do đó, đòi hỏi phải đẩy mạnh giáo dục, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
C. Mác khẳng định, ngay cả lao động giản đơn cũng phải phát triển tới một mức độ nào đó mới có thể chi phí được dưới hình thái này hay hình thái khác.
Việc phân bổ yếu tố người cũng biến đổi theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong nền kinh tế lạc hậu, phần lớn lao động tập trung trong nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt. Khi năng suất lao động tăng lên, lao động trong trồng trọt sẽ giảm bớt, chuyển sang chăn nuôi, dịch vụ và các nghề phi nông nghiệp. Cũng như vậy, trong nền kinh tế nông nghiệp, đa số lao động cư trú ở nông thôn; cùng với đà phát triển của công nghiệp, lao động nông thôn giảm bớt để chuyển sang các khu công nghiệp và đô thị, và sau cùng, cả nông dân cũng trở thành công nhân nông nghiệp khi hoàn thành công nghiệp hóa nông nghiệp.
Như vậy, trong nền kinh tế hiện đại, lao động chủ yếu là lao động hiệp tác. Xu hướng biến đổi là lao động trực tiếp ngày càng giảm về số lượng và trở thành thứ yếu về chất lượng, còn lao động khoa học và công nghệ, đứng bên cạnh để giám sát và điều tiết quá trình sản xuất, ngày càng trở thành nguồn gốc chủ yếu của của cải xã hội, ngày càng được nâng cao về chất lượng. Nếu giáo dục, đào tạo không theo kịp xu hướng trên, tất yếu dẫn đến thừa lao động giản đơn và thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cuối cùng, xét yếu tố vật, tức là đối tượng lao động và tư liệu lao động. Theo C. Mác, tất cả những vật mà lao động chỉ có việc bứt ra khỏi mối quan hệ trực tiếp giữa chúng với đất đai đều là những đối tượng lao động do tự nhiên cung cấp, như cá dưới nước, gỗ trong rừng nguyên thủy, quặng trong vỉa quặng. Đối tượng lao động đã được lọc qua một lần lao động gọi là nguyên liệu.
Tư liệu lao động là một vật hay là toàn bộ những vật mà con người đặt ở giữa họ và đối tượng lao động, và được họ dùng làm vật truyền dẫn hoạt động của họ vào đối tượng ấy. Con người sẽ dùng những thuộc tính cơ học, lý học, hóa học của các vật, để tùy theo mục đích của mình mà dùng các vật đó, với tư cách là những công cụ, tác động vào các vật khác. Nếu không nói đến việc thu nhặt những tư liệu sinh hoạt sẵn có, như việc hái quả chẳng hạn, thì chúng ta thấy rằng, những vật mà con người trực tiếp chiếm hữu không phải là đối tượng lao động, mà là tư liệu lao động. Việc sử dụng và sáng tạo ra những tư liệu lao động là một nét đặc trưng riêng của quá trình lao động của con người. Những thời đại kinh tế khác nhau không phải là ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất ra bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào. Các tư liệu lao động không những là thước đo sự phát triển sức lao động của con người, mà còn là một chỉ tiêu của những quan hệ xã hội, trong đó lao động được tiến hành.
Theo nghĩa rộng, tư liệu lao động còn gồm tất cả những điều kiện vật chất cần thiết nói chung để cho quá trình lao động có thể diễn ra. Những điều kiện đó tuy không trực tiếp gia nhập vào quá trình lao động, nhưng nếu không có chúng thì hoặc giả quá trình lao động hoàn toàn không thể tiến hành được, hoặc giả sẽ chỉ diễn ra dưới một dạng không hoàn hảo mà thôi, như đất đai, nhà xưởng, kênh đào, đường sá,…
Một giá trị sử dụng nhất định thể hiện ra là nguyên liệu, tư liệu lao động hay sản phẩm, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chức năng nhất định của nó trong quá trình lao động, cũng như vào vị trí của nó trong quá trình ấy.
Cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học - công nghệ, các tư liệu lao động cũng được thay thế bằng những cái mới có hiệu quả hơn. Mỗi sự tiến bộ trong lĩnh vực vật lý và hóa học không chỉ làm tăng thêm số lượng chất có ích và công dụng của những chất đã biết, mà còn tận dụng được phế liệu, phế phẩm; do đó, nguyên liệu ngày càng phong phú.
Khối lượng những tư liệu sản xuất mà người công nhân sử dụng tăng lên cùng với năng suất lao động của người đó, thể hiện trên hai mặt. Một mặt, nó là kết quả của sự tăng năng suất lao động, do trong cùng một khoảng thời gian, người ta chế biến được nhiều hơn nguyên liệu và vật liệu phụ. Mặt khác, các tư liệu lao động được sử dụng lại là điều kiện để tăng năng suất lao động.
Sự phát triển của hệ thống tư liệu lao động là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. Mác nhấn mạnh, bộ phận quan trọng nhất của tư liệu lao động là hệ thống máy móc. Hệ thống máy móc càng hiện đại thì sức sản xuất càng cao, càng làm cho giá trị của từng sản phẩm giảm xuống thấp hơn giá trị thị trường, nên sức cạnh tranh tăng lên và khi bán hàng theo giá cả thị trường sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Đối với xã hội nói chung, thì giới hạn sử dụng máy móc được quyết định bởi tình hình là: số lượng lao động tiêu phí để sản xuất ra máy móc phải ít hơn số lao động mà việc sử dụng máy móc thay thế. Song, đối với nhà tư bản thì giới hạn đó hẹp hơn. Các nhà tư bản chỉ dùng máy móc khi giá trị của máy móc thấp hơn so với giá trị của sức lao động bị máy móc thay thế. Bởi vậy, khi tiền công thấp sẽ ngăn cản việc sử dụng máy móc, vì lợi nhuận của nhà tư bản bắt nguồn không phải từ việc giảm bớt lao động được sử dụng, mà là từ việc giảm bớt lao động được trả công. Điều đó giải thích vì sao người Mỹ đã phát minh ra máy nghiền đá, nhưng người Anh không sử dụng những máy đó, bởi vì thuê “những kẻ khốn khổ” làm việc ấy với mức lương thấp sẽ có lợi hơn.
C. Mác còn cho rằng, trong quá trình hoạt động, máy móc sẽ bị hao mòn. Trước hết, đó là sự hao mòn vật chất do sử dụng hoặc bảo quản không tốt. Ngoài ra, máy móc còn bị “hao mòn tinh thần” hay hao mòn vô hình. Nguyên nhân là do chúng bị mất giá trị trao đổi khi có những máy cùng một cấu tạo lại được sản xuất rẻ hơn, hoặc khi có những máy mới tốt hơn cạnh tranh với chúng. Bởi vì, trong kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt dẫn đến tình hình là giá trị của máy móc không do thời gian lao động đã vật hóa ở trong nó quyết định nữa, mà do thời gian lao động cần thiết để tái sản xuất ra bản thân nó hay để sản xuất ra những máy tốt hơn, quyết định.
Trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra mạnh mẽ, sự hao mòn vô hình của máy móc càng nhanh. Do đó, các doanh nghiệp thường tìm cách khấu hao nhanh để tránh bị thua thiệt bởi hao mòn vô hình và sớm đổi mới tư bản cố định, nhằm nâng cao sức cạnh tranh, và nhà nước ở nhiều nước có chính sách khuyến khích khấu hao nhanh.
*
*    *
Trước thời kỳ đổi mới, nhận thức về sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta còn có những sai sót.
Một là, đề cao một cách phiến diện yếu tố người về mặt số lượng, không chú ý chất lượng nguồn nhân lực và yếu tố vật của lực lượng sản xuất.
Chẳng hạn, từ quan niệm: “Hiện nay ta chưa có nhiều tư liệu sản xuất lớn, cái ta có nhiều bây giờ là sức lao động. Liệu ta có làm chủ tập thể được sức lao động không, hay là việc gì cũng chỉ dựa vào tiền lương? Nhất định ta có thể làm được”, chúng ta cho rằng, cần dành vài triệu người chuyên làm xây dựng cơ bản để giải quyết nhanh nhà ở cho người dân; tiến hành khai hoang trong mấy năm để tạo thêm một diện tích mà ông cha ta đã mấy nghìn năm mới tạo ra được; làm sao để mỗi người lao động có 100 ngày công làm hàng xuất khẩu; dành vài nghìn người làm đủ đồ chơi cho trẻ em cả nước; giao cho bộ đội chuyên xây dựng thủy điện và làm liên tục trong hàng chục năm, làm xong hết thủy điện trong cả nước;…(3) Nhưng không chỉ rõ làm thế nào mà từ tay không lại có thể làm nhà cho người dân, khai hoang, phục hóa, làm hàng xuất khẩu, xây dựng thủy điện,… Những người không thạo nghề có thể làm được đồ chơi cho trẻ em hoặc xây dựng được thủy điện hay không?...
Hai là, không quan tâm đến những điều kiện để phát huy ưu thế của lao động hiệp tác nên đã nóng vội, mở rộng quy mô hợp tác xã khiến cho sức sản xuất của lao động giảm sút, kinh tế trì trệ .
Trước hết, có thể chúng ta đã hiểu phiến diện luận điểm sau đây của C. Mác: “Lao động hiệp tác không chỉ nâng cao sức sản xuất cá nhân mà còn sáng tạo ra một thứ sức sản xuất, nó chỉ có thể là sức tập thể”; từ đó cho rằng, khi chưa có điều kiện sử dụng máy móc nông nghiệp, thì chỉ cần tổ chức nhau lại là đã sáng tạo ra “sức tập thể” đó, và do vậy, nông dân có thể tăng năng suất lao động. Ở đây, chúng ta quên rằng, chỉ có thể tạo ra “sức tập thể” khi quy mô hiệp tác phụ thuộc vào quy mô tích tụ tư liệu sản xuất và có chỉ huy. Và từ đó, một mặt, chúng ta thừa nhận nền kinh tế ở miền Bắc còn mang tính chất sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, 80% lực lượng lao động còn là lao động thủ công, năng suất lao động xã hội thấp; nhưng mặt khác, vẫn chủ trương mở rộng quy mô hợp tác xã, đưa một phần hợp tác xã lên bậc cao, thậm chí một số hợp tác xã sẽ phát triển thành xí nghiệp quốc doanh địa phương. Chỉ thị số 221-CT/TW, ngày 18-8-1960, của Ban Bí thư về việc căn bản hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trong mùa thu, quy định: “cần phải mở rộng quy mô của hợp tác xã cũ to hơn trước, có thể bao gồm tới 150 hộ (hoặc nếu cần sát nhập một số hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã lớn thì cũng có thể có một số ít hợp tác xã mở rộng tới 200 hộ), tùy theo yêu cầu của xã viên, khả năng quản lý và điều kiện thuận tiện về sản xuất ở từng nơi mà quy định, không nên làm nhất loạt” .
Đồng thời, chúng ta cũng không chú trọng đào tạo cán bộ quản lý (chủ nhiệm hợp tác xã và kế toán), mà lại chủ trương lựa chọn bần nông và trung nông lớp dưới, hầu hết là những người chưa bao giờ quản lý sản xuất, vào ban quản trị; gạt bỏ trung nông lớp trên, là những người ít nhiều đã từng tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp. Thông tri số 187/TT-TW, ngày 16-01-1959, của Ban Bí thư về việc bổ sung và giải thích một số điểm trong Chỉ thị số 118/CT-TW về đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, nhấn mạnh: “Những chức vụ quan trọng trong hợp tác xã như chủ nhiệm, kế toán, trưởng ban kiểm soát, đội trưởng hoặc tổ trưởng sản xuất, cần bảo đảm bần nông hoặc trung nông lớp dưới nắm, nhất là bần nông…”; “không bầu trung nông lớp trên vào ban quản trị…”; “trung nông lớp trên… đại biểu cho khuynh hướng tư bản tự phát ở nông thôn miền Bắc nước ta”. “Đối với bần nông mà năng lực công tác còn yếu, ta vẫn có thể đưa vào ban quản trị và cần bồi dưỡng cho họ, giúp đỡ họ tiến bộ”(4).
Ba là, chủ quan, duy ý chí trong chủ trương phân bố lực lượng lao động. Chẳng hạn, một thời chúng ta có quan điểm như sau: Nay mai, đại bộ phận nhân dân ta sẽ sống ở rừng núi, dành đồng bằng cho sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, chúng ta phải nhanh chóng phân công lại lao động để vừa làm chủ đồng bằng, vừa làm chủ rừng núi... Huyện phải bố trí người ở đồng bằng, người lên rừng núi,…
Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 05 năm 1976 - 1980 (Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV) đề ra chủ trương: “Phải thực hiện ngay từ năm 1977 một cuộc phân bố lại lực lượng lao động với quy mô non 4 triệu người trong 4 năm, và trong những năm kế tiếp sẽ tăng lên hơn nữa, để đưa vợi bớt lao động từ những thành thị lớn ở phía Nam, những vùng đồng bằng quá đông dân và thừa sức lao động ở các tỉnh phía Bắc đến những nơi sẵn có đối tượng lao động (nhất là đất đai) mà không có người làm”.
Chỉ thị số 120/CT-TW, ngày 21-10-1981, của Bộ Chính trị quy định: “Thông qua phân bố lại lao động, bố trí lại các kế hoạch sản xuất và xây dựng trong phạm vi từng huyện, từng tỉnh và cả nước; giảm bớt số dân phi nông nghiệp ở các thành phố, thị xã; đưa bớt người từ nơi thiếu lương thực tới những nơi thừa lương thực, còn nhiều khả năng về đất đai và tài nguyên”(5).
Như vậy là làm ngược quy luật: chuyển lao động phi nông nghiệp về nông nghiệp.
Trong quá trình đổi mới, chúng ta từng bước nhận thức rõ hơn, đúng hơn về lực lượng sản xuất, nhưng chủ yếu mới nêu được cần phải làm gì, chưa chỉ ra được cách làm hay những giải pháp khả thi. Chẳng hạn, Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nhận định: Ở nước ta, năng suất lao động thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực; chất lượng giáo dục, đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Vì thế, phải phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao và các giải pháp đổi mới công nghệ, chế tạo sản phẩm mới,…; tham gia ngày càng nhiều và có hiệu quả vào những khâu, công đoạn có hàm lượng khoa học, giá trị gia tăng cao trong mạng sản xuất và phân phối toàn cầu (6). Tuy nhiên, chủ trương này chưa được chúng ta cụ thể hóa, hay nói cách khác, chúng ta chưa chỉ ra được làm cách nào để thực hiện chủ trương này.
Thực tế cho thấy, phần lớn thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp thuộc khu vực trong nước tụt hậu từ 02 đến 03 thế hệ so với mức trung bình của thế giới, và đến 2010 mới chỉ có khoảng 40% tổng số lao động đang làm việc được đào tạo dưới mọi hình thức. Theo công bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Xin-ga-po 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần và chỉ bằng 1/5 so với Ma-lai-xi-a, 2/5 so với Thái Lan.
Bởi vậy, vấn đề đặt ra là, trên cơ sở phương hướng chung, chúng ta cần có cuộc điều tra chính xác nhu cầu nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta, về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành, nghề, đồng thời đối chiếu với tình hình giáo dục và đào tạo, chỉ ra mức độ phù hợp hay chưa phù hợp với nhu cầu nói trên ở từng lĩnh vực thì mới cải cách được giáo dục và đào tạo đúng hướng. Mặt khác, phải thống kê được thực trạng yếu tố vật trong lực lượng sản xuất ở nước ta, nhất là trình độ lạc hậu của thiết bị, máy móc và công nghệ, để có lộ trình đổi mới và có chính sách khuyến khích khấu hao nhanh, từ đó mới có thể giảm nhẹ nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới./. 
-------------------------------------------
(1) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t. 23, tr. 877
(2) Xem: C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Sđd, t. 46 phần II, tr. 348-384
(3) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t. 37, tr. 360, 361, 377, 383, 385, 386, 391
(4) Văn kiện đã dẫn, t. 20, tr. 106-108, 307, 308; t. 21, tr. 457-467; t. 22, tr. 220, 376; t. 23, tr. 237; t. 25, tr. 296; t. 37, tr. 495, 505
(5) Văn kiện đã dẫn, t. 37, tr. 382, 719; t. 42, tr. 343
(6) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 165, 166, 167, 188, 189, 192


GS,TS. Đỗ Thế Tùng- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
nguồn Tạp Chí Cộng sản điện tử