Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Không nên nhìn nhận văn hóa ở Việt Nam dưới con mắt… “thầy bói xem voi”!



Khi nhìn nhận, đánh giá về bức tranh văn hóa ở Việt Nam, thời gian qua, nhìn từ một số hoạt động văn hóa thiếu lành mạnh, chưa chuẩn mực trong đời sống xã hội, một số ý kiến vội vã cho rằng, môi trường văn hóa xã hội bị vẩn đục, đời sống văn hóa của người dân nghèo nàn, tù túng; văn hóa đạo đức xuống cấp trầm trọng. Thậm chí có ý kiến còn “lập luận” là “người dân Việt Nam bị “o bế” vào một thứ văn hóa độc đoán, không dám “mở miệng”, ít có điều kiện tiếp cận với thế giới văn minh ở bên ngoài…(!)
Những ý kiến trên hoặc là nhìn nhận theo kiểu “thầy bói xem voi”, thiếu thấu đáo, khách quan, toàn diện do chỉ nhìn vào hiện tượng hời hợt bên ngoài rồi quy kết thành bản chất; hoặc là cố tình “nghiêm trọng hóa vấn đề” do cái nhìn thiếu thiện chí, động cơ chính trị lệch lạc, sai trái.
Dù trong thực tế, đời sống văn hóa của một bộ phận người dân chưa phong phú, văn hóa đạo đức có mặt xuống cấp, hiện tượng sùng bái văn hóa nước ngoài chưa được ngăn chặn hiệu quả, một số hoạt động văn hóa thiếu lành mạnh chưa bị đẩy lùi… nhưng những hạn chế, bất cập đó không phải là “dòng chủ lưu chính” của văn hóa Việt Nam. Do đó, khi xem xét, đánh giá về thành tựu văn hóa của một đất nước, phải nhìn toàn diện từ hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật đến quá trình triển khai tổ chức thực hiện và đặc biệt là hiện thực sinh động đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân…
                                                                                      Thiện Văn
                                                                          (Nguồn QĐND)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét