Một nhóm thợ đóng một cỗ xe ngựa rất
khéo. Nhưng đóng rồi thì không dùng được. Vì cỗ xe to quá, đưa ra cửa phòng
không lọt.
Nghe câu chuyện đó,
ai không cười những người thợ kia là ngốc.
Song sự thật thì một số cán bộ ta vẫn
thường "khoá cửa đóng xe" như những người thợ kia. Đó là họ mắc bệnh máy móc.
Vài thí dụ:
- Một đoàn thể kia báo cáo rằng: 85 phần
trăm hội viên đã được huấn luyện. Tài thật! Nhưng khi xét lại, thì chương trình
huấn luyện vẫn là "ba giai đoạn, bốn
mâu thuẫn", và 85 phần trăm hội viên được huấn luyện kia vẫn không
hiểu rõ công việc thiết thực của mình là gì.
- Một xã kia có đến 25 chương trình thi
đua. Mỗi đoàn thể, mỗi ngành trong xã đều có một chương trình riêng, và không
chương trình nào ăn khớp nhau hết. Kết quả là thi đua không có... kết quả.
- Tỉnh A báo cáo rằng: Phụ nữ toàn tỉnh
góp quỹ Tham gia kháng chiến, và tỉnh có mấy vạn nữ du kích.
Xét ra thì thấy rằng: Tỉnh ấy đã ra lệnh
bắt phụ nữ góp, và bắt phụ nữ có 3,4 con mọn cũng phải đi tập "một,
hai".
Kết quả là không bằng tỉnh B đã biết
dùng cách tuyên truyền giải thích cho nên phụ nữ đã xung phong góp quỹ nhiều
hơn, và nữ du kích thì mạnh mẽ hơn.
- Khu nọ, trong một mùa đã có đến 450
cuộc đại hội. Đại hội chứ không phải hội nghị tầm thường đâu nhé! Kết quả là
các cán bộ chỉ lo đi khai hội mà hết cả thời giờ, đến nỗi mọi công việc bị chậm
trễ.
Bệnh máy móc ấy do đâu mà ra?
- Nó do bệnh chủ quan mà ra. Nó sẽ có hại gì?
- Nó sẽ làm hỏng công việc. Muốn chữa
khỏi bệnh máy móc thì phải dùng cách gì?
- Đây là đơn thuốc chữa bệnh máy móc:
bất kỳ việc to việc nhỏ:
Phải
xem xét kỹ lưỡng,
Phải
bàn bạc kỹ lưỡng,
Phải
hỏi dân kỹ lưỡng,
Phải
giải thích kỹ lưỡng cho dân,
Phải
luôn luôn gần gụi dân.
Mong rằng các cán bộ ta cố gắng chữa hết
bệnh máy móc thì mọi việc sẽ đều thành công mau chóng.
A.G.
Báo Sự
thật, số 126,
ngày 6-1-1950.
ngày 6-1-1950.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét