Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Diễn kịch, làm hề - một kiểu làm thuê kiếm sống của bọn phản động

Những ngày gần đây, Nguyễn Hùng và Trần Hoài Nam với bài Tổ chức nào có khả năng thay đổi chế độ tại Việt Nam” đăng trên “Danlambao”, đã làm hề, diễn kịch để xuyên tạc, bóp méo chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước và tình hình tôn giáo ở Việt Nam nhằm kích động giáo dân chống Đảng, Nhà nước, kêu gọi lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nội dung bài viết tập trung vào một số vấn đề sau đây.
Xuyên tạc, bóp méo trắng trợn tình hình tôn giáo ở Việt Nam, và cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam “đã thẳng tay tiêu diệt, đàn áp tôn giáo, hoặc thâm nhập và lũng đoạn các tôn giáo lớn có uy tín, đặc biệt là Phật giáo”. Thực tiễn cho thấy, trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động của các tổ chức giáo dân theo phương châm “Tốt đời, đẹp đạo, kính chúa yêu nước”. Đó là một sự thực khách quan không thể phủ nhận, không có chuyện đàn áp, tiêu diệt hoặc lũng đoạn Tôn giáo, có chăng chỉ là sự bịa đặt, vu cáo của các phần tử phản động.
Ở Việt Nam, quyền tự do tôn giáo được luật pháp bảo vệ. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc”. Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam phát triển tích cực, ổn định; đồng bào có đạo ngày càng tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các bản Hiến pháp của Nhà nước ta trong mọi thời kỳ đều quy định rõ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Điều 24, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng. (2) Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. (3) Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Ðiều 8, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo khẳng định: “Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác”.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được đảm bảo trên thực tế. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng. Hiện nay, nước ta có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 01 pháp môn tu hành đã được công nhận và cấp đăng ký hoạt động, với khoảng 30 triệu tín đồ, trên 100 nghìn chức sắc, chức việc, nhà tu hành, hàng chục cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, hàng chục nghìn cơ sở thờ tự, v.v. Hằng năm, có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì, mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo ở các nước Mỹ, Pháp, Ấn Ðộ,  I-ta-lia, v.v. Đại diện chức sắc các tôn giáo Việt Nam đã tham gia đối thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý và giáo luật tại các diễn đàn lớn. Năm 2011, Vatican đã cử Ðại diện không thường trú tại Việt Nam, đặc phái viên không thường trú của Vatican đã thực hiện trên 20 chuyến thăm tới 60/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Các tổ chức nhân quyền và tôn giáo quốc tế đã nhiều lần đến thăm, làm việc, khảo sát thực tế và thừa nhận việc đảm bảo quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ. Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb cũng đánh giá: “Cho dù vẫn còn những quan điểm cá nhân về một vài vụ việc cụ thể liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận những tiến bộ về tự do tôn giáo tại Việt Nam…”.
Nội dung bài viết còn xuyên tạc vai trò của Tôn giáo và chia rẽ, kích động giáo dân chống chế độ, chúng cho rằng người dân Việt không thể trông chờ vào Phật giáo để thoát khỏi ách cộng sản mà phải đặt toàn bộ niềm hy vọng đó vào Giáo hội Thiên chúa Giáo”. Thực tiễn ở Việt Nam chứng minh, giữa lý tưởng của tôn giáo với mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa có nhiều điểm “tương đồng”. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Mục đích cao cả của Phật Thích ca và Chúa Giêsu đều giống nhau: Thích ca và Giêsu đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng”. Còn: “Chúng ta kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộng đất làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do. Như thế, những việc Chính phủ và nhân dân ta làm, đều hợp với tinh thần “Phúc âm”. Nghị quyết số 25NQ/TW Hội nghị Trung ương Bảy, khóa IX đã chỉ rõ: “Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với mục tiêu chung”. Đó chính là mẫu số chung để gắn kết đồng bào các tôn giáo với toàn thể nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vậy thì hà cớ gì các phần tử phản động lại xúi giục giáo dân lật đổ chế độ tốt đẹp ở Việt Nam, đi ngược với lời dăn dạy trong giáo lý của tôn giáo?.
Do vậy, nhân dân ta hãy cảnh giác, kiên quyết đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, những trò hề, diễn kịch của các phần tử phản động, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Tác giả: Tâm Công 
Nguồn: www.nhanvanviet.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét