Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

CÁC ÔNG TƯỚNG ẤY KHÔNG SỢ ĐÂU, CÓ THỂ QUÊN MÌNH ĐẤY.


Đây là hình ảnh được tôi chụp tại đào Trường Sa lớn, vào mùa hè năm 2014, lúc mà HD 981 của Trung Quốc đang kéo vào vùng biển của Việt Nam.
Hình ảnh này không hề chỉnh sửa, nước da của người chiến sỹ đang đứng gác đúng là "ánh lên mầu thép"", nắng ở Trường Sa không đơn giản là nắng, ánh nắng còn kèm cả hơi mặn của muối biển cho nên có thể bỏng rát khi đứng nắng.
Điều tôi vẫn nhớ, đó là khi nhìn thấy các chiến sỹ tuổi đời còn rất trẻ, hồn nhiên nói chuyện, cười đùa... tôi liền hỏi một anh sỹ quan Hải quân đi cùng:
- Lính trẻ thế này thì sao chiến đấu được với bọn Khựa hả anh?.
Anh sỹ quan liên trả lời giọng rất điềm đạm:
- Nhìn thế thôi, nhưng nếu có địch là các ông tướng ấy không sợ đâu, có thể quên mình đấy.
Tôi tin điều đó, bởi ở giữa biển khơi nơi địa đầu sóng gió chắc chắn họ sẽ như vậy.

AI CŨNG CHỌN BIỂU TÌNH, RA ĐẢO SẼ GIÀNH PHẦN AI


--------------------------------
Trong những ngày vừa qua tình hình bãi Tư Chính đã dịu đi rất nhiều , chúng ta đã hạ đặt được giàn khoan Sao Vàng – Đại Nguyệt thành công. Trong quá trình kéo và hạ đặt chân đế giàn khoan Sao vàng – Đại nguyệt, phía Trung Quốc không dám có động thái quấy rối nào. Trong khi đó có những kẻ vẫn không ngừng nghỉ kích động bôi lem hình ảnh của dân tộc ta, hàng loạt trên các trang phản động đưa tin phải biểu tình, Việt Nam đang nhu nhược với tàu cộng… , mà thật ra cũng chỉ có một nhóm người ngày này qua ngày khác làm những trò hề lố bịch ấy mà thôi. Chẳng lẽ một đất nước với hơn 90 triệu người thì chỉ có 1 nhóm người đi biểu tình là yêu nước và sáng suốt, còn lại là u mê và không yêu nước?
Những người đi biểu tình đó là ai ? xin thưa họ cầm cờ ba sọc đi biểu tình phản đối Trung Quốc thì chắc chắn không phải người Việt Nam rồi, và tất nhiên nếu họ là người Việt Nam thì cũng chả có hành động ngu dốt đến thế. Chúng ta vẫn biết rằng bình yên không phải tự dựng mà có, nó được đánh đổi bởi máu xương, mồ hôi của những người con yêu nước thật sự chứ không phải ở những kẻ nước ngoài chỉ biết giương cờ, kêu gào biểu tình khắp mọi nơi mà chẳng làm cái gì cho đất nước. Nếu có sợ bị mất biển, mất đảo tại sao không xin ra đảo mà bảo vệ , không ra đó để biết tình hình như thế nào mà hô hào anh em , hay chỉ được võ mồm là giỏi.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ta sợ Trung Quốc, Việt Nam không hề để Trung Quốc lộng hành như các đối tượng tung tin. Những người làm chính trị luôn luôn có tầm nhìn chiến lược, lâu dài, bền vững. Họ không để cảm xúc cá nhân xen vào mà họ đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Nhìn cả một quá trình để thấy được quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam xưa nay rất phức tạp. Nghệ thuật ngoại giao là thứ phải có, không cứ phải đánh nhau mới là chứng tỏ thái độ mà đấu tranh bằng con đường ngoại giao cũng là một đường hướng mà chúng ta đang làm rất tốt.
Chiến sĩ ta, ngư dân ta vẫn kiên trì bám biển, liên tục khẳng định độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Các lực lượng chấp pháp của Việt Nam đang thực hiện tốt đường lối của Đảng và Nhà nước ta, kiên trì, kiên quyết nhưng mềm dẻo, linh hoạt.
“Ai cũng chọn việc biểu tình,
Ra đảo sẽ dành phần ai?
Ai cũng một thời trẻ trung
Cũng từng nghĩ về biển đảo.
Phải đâu yêu nước thì biểu tình?
Tại sao không xung phong ra đảo.
Phải không em, phải không anh?”
3 Đặng

BÀI VIẾT ĐỂ THÔNG NÃO!


Nguyên ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã khuyên Tổng thống Trump về Việt Nam, khi Trump vừa nhậm chức như sau:
“Với người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung dân tộc Việt Nam là một dân tộc đặc biệt. Họ (VN) là một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn nhưng lại có một lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm mà bất kể một dân tộc nào trên thế giới cũng chưa từng phải trải qua. Kiên cường, bất khuất, thông minh, chịu đựng, cần cù, gan dạ, anh dũng, nhân đạo và thân thiện là tất cả những gì đều có ở dân tộc này. Vì vậy nếu nước Mỹ hôm nay và mai sau cần một lời khuyên về quan điểm ngoại giao của Mỹ với Việt Nam thì nên suy nghĩ đến những điều đặc biệt quan trọng sau.
Chúng ta (nước Mỹ) không nên lôi kéo để gần gũi họ - bởi dân tộc này có tinh thần cảnh giác rất cao độ đối với những nước lớn. Họ sợ gần gũi rồi lôi kéo mua chuộc làm mất an ninh quốc gia họ.
Ngay như TQ ở ngay bên cạnh nhưng trong suốt cuộc chiến tranh với Mỹ họ vẫn đề phòng mọi hành động của TQ vì vậy năm 1978 tại Campuchia và biên giới phía Bắc1979 họ đã không bị động bất ngờ.
Đặc biệt càng không nên tạo mối ác cảm thù địch với họ, vì như chúng ta biết có những thời điểm trong chiến tranh và hậu chiến tranh cảm tưởng như dân tộc này đã bị cô lập bỏ rơi nhưng ý chí và nghị lực của họ không bao giờ cạn.
Nếu những dân tộc khác mà bị gần một nghìn năm đô hộ Bắc thuộc như dân tộc Việt Nam chắc đã bị xoá tên trên bản đồ từ lâu nhưng với họ (Việt Nam) vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc và không bao giờ quên nhiệm vụ giành lại độc lập cho dân tộc. Vì vậy coi họ là kẻ thù nhiều khi lại không có lợi cho nước Mỹ.
Với dân tộc này (Việt Nam) chúng ta nên tôn trọng quyền tự quyết của họ, tạo niềm tin và sự tôn trọng với họ, bởi họ là một thế lực rất đáng gờm trong những quốc gia Đông Nam Á và Châu Á trong tương lai rất gần. Với vị thế và đường lối ngoại giao đặc thù như quốc gia này – họ không liên kết liên minh tạo phe phái gây bất lợi cho chúng ta.
Họ là lá cờ đầu trong việc xoá bỏ chế độ thuộc địa trên thế giới. Vì vậy đối với nhiều quốc gia Việt Nam vẫn là hình mẫu giải phóng và độc lập dân tộc. Họ có tiếng nói và niềm tin nhất định trên hầu hết các quốc gia thân thiện hay không thân thiện với chúng ta. Các quốc gia hợp tác và quan hệ với họ cảm thấy yên tâm hơn nhiều, hơn khi quan hệ với chính chúng ta.
Chính vì thế với Việt Nam chúng ta nên có một cách quan hệ đặc thù với họ. Không gần gũi lôi kéo, không gây sức ép cô lập ác cảm với họ. Và hãy quan hệ với họ bình đẳng khách quan và tôn trọng họ. Làm được như thế, chắc chắn nước Mỹ sẽ có được rất nhiều lợi thế trong khu vực Châu Á nói riêng và Thế Giới nói chung, bởi đây là một quốc gia đặc biệt – một dân tộc đặc biệt. Vì vậy nước Mỹ cũng nên có một mối quan hệ đặc biệt với họ”.

ĐỪNG VIN VÀO ĐỔI MỚI MÀ BÔI NHỌ LÃNH TỤ.


***********
Những ngày qua, chỉ cần để ý, nhiều người sẽ thấy rất nhiều công việc ý nghĩa đã được Đảng, Nhà nước thực hiện để tưởng nhớ 50 năm ngày mất của Bác, cũng như 50 năm thực hiện di chúc mà Bác để lại cho dân tộc. Và tất nhiên, bôi nhọ hình ảnh của Người sẽ là mục tiêu mà các đối tượng phản động sẽ tăng cường tiến hành để giảm ý nghĩa của sự kiện này. Đó là lý do để hiểu tại sao ngày hôm qua, Huy Đức (Trương Huy San) lại tung ra bài "Đổi mới tư duy", trong đó, nội dung ám chỉ phải "đổi mới" trong cách suy nghĩ về Bác, nhất là trong giới trẻ, không để Đảng tiếp tục "đóng đinh" nữa.
Osin lại vận dụng phương pháp cũ rích của mình là nhắc lại phát biểu của người cao tuổi, có uy tín để rồi suy đoán và nhận định một cách phiến diện và đôi khi còn xuyên tạc trắng trợn. Không ai có thể kiểm chứng, liệu Nhà báo Việt Thảo có phát biểu như anh ta trích dẫn. Nhưng dù ông Nhà báo Việt Thảo có nói như vậy, thì quan điểm đó không phải là chuẩn mực để chúng ta phải nhìn nhận lại các vấn đề liên quan tiến trình cách mạng Việt Nam.
Đọc các bài viết của Huy Đức, tất nhiên cả 2 quyển Bên thắng cuộc, có thể thấy rõ Huy Đức có thể bôi nhọ lãnh đạo này, lãnh đạo khác nhưng tuyệt nhiên không dám động đến Hồ Chí Minh, nhưng lần này thì khác. Liệu Huy Đức đang chuyển mình trong quan điểm chống phá, trở thành kẻ thù của cả dân tộc Việt Nam hay không?

ĐI ĐI CON, MÀ TÌM MỘT THIÊN ĐƯỜNG


(Tặng những con dân Việt đang tự ti Dân Tộc và chán nản Tổ Quốc)
Sao lại trách mẹ đã sinh ra con
Để con hổ thẹn trong tồi tàn, rách nát
Bầu vú mẹ bèo nhèo chua chát
Chẳng đầy cho con dòng sữa ngọt thơm?
Sao lại hờn cha, ơi con yêu thương
Khi gia đình ta còn nghèo, cơ cực
Chân lấm tay bùn, nhà tranh vách đất
Gom nhặt qua ngày manh áo miếng cơm?
Sao lấy một thời để trách cả Nước Non
Lận đận làm ăn, sụt sùi, thất bát
Nhung nhúc bọ sâu, như rươi trộm cướp
Đời sống hiền lương trôi nổi, chòng chành?
Sao vội tin vào ảo vọng, hư danh
Dại khờ nghe theo phù hoa mua chuộc
Chối bỏ cội nguồn, chê bai Tổ Quốc
Ôm bóng thiên đường, bôi xóa quê hương?
Con đâu từng qua khủng khiếp chiến tranh
Bộ mặt ngoại xâm tham tàn, bạo ngược
Con nào thấy cảnh con dân mất nước
Ê chề, tủi nhục, đau thương!...
Sinh ra làm người, ai không muốn giàu sang?
Nhưng thừa mứa chưa phải là hạnh phúc
Gác tía lầu son chưa đủ nên vinh dự
Lấp liếm lạc loài, trống trải, lưu vong!
Đi đi con!
Cha không cản ngăn khi ý con đã quyết
Con hãy cứ đi đến tận cùng ly biệt
May còn ngày về tình xứ sở thiêng liêng!...
Ừ! Đi đi con
Giao cho may rủi mất còn
Mong tròn hiểu biết
Thấm thía ngọn nguồn sự tích
Đồng bào trăm trứng xuống biển lên non
Quả cảm, thông minh, tần tảo, sắt son
Thuận vợ, thuận chồng, mối tình Âu-Lạc
Từ thuở Văn Lang hiện hồn Đất Việt
Đã là Sơn Tinh chế ngự Thủy Tinh
Là tiếng trống đồng âm vang bình minh
Con rồng cháu tiên quây quần, đoàn tụ
Đấu cật chung lưng đắp thành Tổ Quốc
Dòng giống nối đời gìn giữ gian nan!
Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
Ôi! Dân tộc hiền hòa mà khí phách:
"Thà chết làm quỉ nước Nam
Chứ không thèm sống làm vương đất Bắc!"*
Đi đi con!
Hãy cứ đi tìm thần tượng, kỳ quan
Thỏa chút riêng con chọn làm đất hứa
May khắc khoải những khuya hồn chan chứa
Da diết mộng về muôn thuở quê hương
Một dải đất-trời ven Thái Bình Dương
Như cánh diều lả bay xanh biếc
Như uốn lượn rồng thiêng phơi nắng
Hùng vĩ vây rồng là trùng điệp Trường Sơn!
Cảnh tiên bồng nào hơn vịnh Hạ Long
Nơi quần tụ của muôn loài sơn thủy
Nàng tiên cá múa lưng ong mê mải
Lưu luyến dân gian, nên chuyện Lạc-Hồng?!
Đi đi con!
Cố một bước đàng học lấy được sàng khôn
Để thắm lại tình yêu Tổ Quốc
Để ấm lại niềm tự hào dân Việt
Thuần phác, cần cù, bất khuất, lạc quan
Để cùng buồn vui theo với nước non
Nối chí ông cha, giữ gìn, gánh vác
Khối óc, bàn tay là tương lai đất hứa
Hiển hiện kỳ quan trên xứ sở kỳ quan!
Cứ đi đi, con
Một chuyến rủi may, vinh nhục, mất còn
Trốn tránh nhọc nhằn, bán thân lưu lạc
Khát dục vọng, quăng đời vào canh bạc
Cay cú đỏ đen, cháy túi tình người!
Cứ chơi đi con, đến cạn máu tâm hồn
May sực tỉnh, nhận chân trò gian lận
May thấm thía rằng dẫu cho được cuộc
Chẳng tiền tài nào đủ chuộc Quê Hương!...
Mà kẻ mất Quê Hương
Sẽ chẳng bao giờ tìm thấy nổi thiên đường!

VIỆT NAM TRONG TRÁI TIM TÔI!


Thưa các bạn nhân dân Trung Quốc và nhân loại tiến bộ!
Mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều bình đẳng và được tôn trọng về chủ quyền quốc gia, văn hóa, lịch sử... Dân tộc Việt Nam dù là nước nhỏ nhưng độc lập về chủ quyền lãnh thổ, ý thức dân tộc, khả năng bảo vệ Tổ quốc mình và có nghĩa vụ cao cả với bạn bè quốc tế.
Rất tự hào một đất nước có bề dày văn hóa hơn 4.000 năm lịch sử, với lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc, ý chí kiên cường, bất khuất.
Trải qua 1000 năm Bắc thuộc đến khi giành được độc lập, Việt Nam đánh bại mọi cuộc xâm lăng của Trung Quốc; đánh bại hai đế quốc xừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau hơn trăm năm bị đô hộ, xâm lược. Trong chiều dài lịch sử ấy còn đánh bại rất nhiều thế lực phản động lân bang xâm lược khác.
Chúng tôi có quyền tự hào rằng: Sau mỗi cuộc chiến tranh giữ nước, chống xâm lược thì chúng tôi đủ bao dung để vượt lên hận thù, để làm bạn, là bạn rất chí tình, chí nghĩa của láng giềng và các nước đã xâm lược chúng tôi. Bởi Việt Nam tôi không cực đoan, không hiếu chiến mà rất nhân văn và yêu chuộng hòa bình.
Chúng tôi luôn tự hào với nhân dân TQ và nhân loại rằng: Khi đất nước chúng tôi vượt khó thì chúng tôi được bạn bè quốc tế ủng hộ. Vì tính chính nghĩa và cách ứng xử rất nhân văn của chúng tôi qua hàng nghìn năm lịch sử chưa bao giờ thay đổi.
Trong thời đại này, quá trình tồn tại và phát triển, chúng tôi - Nhân dân Việt Nam luôn khắc cốt ghi tâm mấy điều: 4 nhớ, 4 không quên, 4 giữ. Các bạn TQ và các nước khác nghe cho rõ:
🇻🇳 4 nhớ:
- Luôn ghi nhớ trong tâm khảm mình rằng Việt Nam là một nước XHCN, TQ cũng là nước XHCN. Đây là lựa chọn, là con đường duy nhất đúng của nhân dân Việt Nam. Các bạn phải tuyệt đối tôn trọng lựa chọn của chúng tôi.
- Luôn ghi nhớ TQ và các nước tiến bộ đã từng hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh giài phóng dân tộc. Chúng tôi luôn nhớ bởi VN không bao giờ vong ơn, bội nghĩa.
- Luôn nhớ: Việt Nam và TQ, Lào, CPC là láng giềng. Chúng tôi luôn phấn đấu để giữ hòa khí, xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, tôn trọng lẫn nhau.
- Luôn nhớ: Việt Nam yêu chuộng hòa bình, hòa hiếu nhưng chủ quyền quốc gia là thiêng liêng bất khả xâm phạm.
🇻🇳 4 Không quên:
- Không bao giờ quên: TQ, Mỹ, Pháp và một số thế lực khác từng xâm lược VN.
- Không bao giờ quên: Các nước lớn đã từng bán đứng Việt Nam, trao đổi lợi ích trên lưng Việt Nam.
- Không bao giờ quên: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, 10 hay 1000 năm cũng không quên. Có thời cơ và đủ lực thì chúng tâm quyết lấy lại những gì thuộc về chúng tôi.
- TQ từng xâm chiếm Hoàng sa, từng ủng hộ ponpot đánh Việt Nam, từng chiếm Gạc Ma năm 1988 và từng gây ra chiến tranh biên giới 1979.
🇻🇳 4 giữ:
- Quyết giữ cho bằng được chế độ XNCH
- Quyết giữ cho bằng được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
- Giữ môi trường hòa bình, ổn định của đất nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định của khu vực, thế giới.
- Giữ mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng TQ, Lào, CPC.
Việt Nam chúng tôi là thế đó, sống yêu nước, yêu chuộng hòa bình, phải trái phân minh, ơn nghĩa rõ ràng và luôn là nước có trách nhiệm với láng giềng và bạn bè quốc tế. Các bạn TQ và các nước hãy hiểu và phải hiểu chúng tôi!

Tan giấc mơ Mỹ!


Sau những chiến dịch truy quét người nhập cư lậu, chính quyền Donald Trump vừa công bố quy định mới về cấp thẻ xanh (thường trú nhân), được cho là siết chặt cánh cửa với những di dân hợp pháp nghèo đến từ châu Mỹ Latin, châu Phi và châu Á.
Căn cứ vào chính sách mới vừa nêu, những người Việt đang ở Mỹ nhưng chưa có thẻ xanh 10 năm hay chưa được nhập tịch và những người Việt đang chuẩn bị sang Mỹ định cư sẽ là nhóm bị ảnh hưởng trực tiếp.
Trước hết trong số các trường hợp chưa có thẻ xanh dài hạn (10 năm), có những người được cấp thẻ xanh tạm 2 năm khi nhập cư Mỹ theo diện vợ/chồng kết hôn với người Mỹ.
Với các trường hợp đang có thẻ xanh tạm 2 năm, nếu muốn được tiếp tục cấp thẻ xanh 10 năm, trong 2 năm đó họ không nên xin các khoản trợ cấp như tiền (welfare), thực phẩm (food stamp), nhà ở (housing) và y tế (Medicaid).
Hoặc nếu khó khăn quá phải xin trợ cấp cũng không được vượt quá 12 tháng trong tổng quãng thời gian sống 36 tháng (3 năm) thì mới có cơ hội được xét cấp thẻ thường trú nhân (thẻ xanh) dài hạn, chiếu theo chính sách mới.
Nhóm bị ảnh hưởng thứ hai là các trường hợp "tị nạn chính trị" hoặc các trường hợp khác, đã được nhập cư vào Mỹ nhưng chưa được cấp thẻ xanh. Với những trường hợp này, nếu họ vừa tới Mỹ định cư đã xin trợ cấp xã hội ngay với 4 loại hình trợ cấp cơ bản vừa nêu thì theo luật mới họ cũng sẽ không được cấp thẻ xanh, và dĩ nhiên cũng sẽ không được nhập tịch.
Với chính sách mới này của Mỹ, khéo một ngày không xa, chúng ta sẽ nhận được tin như "Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) chết đói ở Mỹ" hay Nguyễn Văn Hải (Hải điếu cày) bị trục xuất khỏi Mỹ, lúc đó thì sẽ ra sao nhỉ?
Việt News

LOẠN HỒNG KÔNG ĐÃ VẠCH TRẦN BỘ MẶT GIẢ TẠO CỦA ĐÁM NGƯỜI HÀNH NGHỀ DÂN CHỦ


Suốt một quãng thời gian dài vừa qua, Hồng Kông (HK) đã trải qua những ngày tháng không thể ngủ yên, liên tục là các cuộc biểu tình, gây rối, những cuộc đụng độ bằng bạo lực giữa lực lượng chức năng với những đám đông dưới sự giật dây, kích động từ đám những dân chủ cuội diễn ra. Như đã biết, nguồn cơn của sự việc là xuất phát từ sự phản đối của người dân đối với dự luật dẫn độ đang được chính quyền đề xuất thông qua. Mặc dù sau đó lãnh đạo HK đã ra quyết định đình chỉ và tuyên bố rằng dự luật này “đã chết”, thế nhưng những cuộc biểu tình chẳng những chẳng chấm dứt mà lại có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất bạo lực.
Với một mục đích chính đáng ban đầu là bày tỏ sự phản đối dự luật dẫn độ, nhưng sau khi nhận được sự nhượng bộ thì đám đông hiếu chiến đã tiếp tục bị kích động leo thang những hành vi gây rối. Những sự ủng hộ cùng với tài trợ từ các thế lực bên ngoài đã đẩy HK vào tình trạng cực kỳ bất ổn. Đám đông người biểu tình là người gây hấn trước, thế nhưng sau khi được tiếp tay bởi các thế lực tư bản bên ngoài bằng những sự “bày tỏ”, họ đã được hô biến trở thành nạn nhân của lực lượng cảnh sát HK. Rõ ràng các thế lực chống lưng, đứng đằng sau đến thời điểm này đã khá thành công với kế hoạch của mình.
Trải qua 12 tuần liên tiếp, đến thời điểm này, nhìn lại những gì mà HK đã thu nhận được. Chính quyền HK được những “nhà dân chủ, những người yêu hòa bình” tạo cho những lý do chính đáng để đầu tư, cải tạo lại hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất hiện đại của mình; các cửa hàng, doanh nghiệp được nghỉ xả hơi dài ngày, thậm chí họ còn được nhiều người “tốt bụng” giúp “dọn dẹp” cửa hàng; các nhà dân chủ cũng đã góp phần quảng bá hình ảnh “hiếu khách” của HK bằng việc tấn công cả sân bay, tàu điện; và hơn thế nữa những “nhà dân chủ tốt bụng” họ còn đang cảm thấy lo lắng cho vấn đề sức khỏe của người dân HK, thế nên họ “thúc giục” người dân ra đường với phương châm biến mọi thứ nhặt được không kể gạch, đá, hay cả bom xăng thành dụng cụ tập luyện, rồi tìm mấy anh cảnh sát để nhờ các anh chỉ giáo thêm… Mặc dù loạn HK chưa kết thúc, nhưng những gì mà mấy anh chị dân chủ cuội đã chỉ đạo các con tốt thí của mình thực hiện đã mang lại cho HK một vẻ đẹp hoang tàn.
Nhìn tình cảnh HK hiện tại chúng ta mới cảm thấy thực sự rất may mắn. Đã có rất nhiều nhà dân chủ lợi dụng những sự viêc nóng trong nước làm lý do chính đáng để ngỏ lời “mời” người dân xuống đường “hòa bình”, nhưng đến nay âm mưu thực sự của đám dân chủ cuội đó vẫn chưa thể thực hiện. Trước HK chúng ta cũng đã nghe nhiều đến những cuộc cách mạng màu, và các bước đi của nó cũng y hệt như tình trạng tại HK bây giờ. Thế mới thấy âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội, khát máu núp danh dân chủ. Chỉ cần một thoáng sơ hở, tạo cơ sở cho kế hoạch của các nhà “dân chủ cuội” được thực hiện thì nó sẽ gây ra một hậu quả khôn lường cho sự ổn định của xã hội. Một kẻ mặt chuột tai dơi, thất học được tôn lên làm thủ lĩnh của cả một giới học sinh, sinh viên, trí thức. Một thành công quá lớn của “dân chủ cuội” tại HK.
Loạn ở HK hiện nay sẽ là lời cảnh báo cho chúng ta. Mỗi người dân cần giữ được sự tỉnh táo để tránh rơi vào bẫy kích động của đám “dân chủ cuội”, đồng thời chúng ta cùng nhau chung tay để vạch trần những âm mưu đen tối, lợi dụng lòng yêu nước của người dân vào việc thực hiện âm mưu phá hoại đất nước của những kẻ làm nghề dân chủ./.
An Thiên

Những tư tưởng lớn, những vấn đề chiến lược trong Di chúc của Bác Hồ


Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu khởi thảo Di chúc ngày 10-5-1965 và hoàn thành vào tháng 5-1969. Đó là chặng đường lịch sử đặc biệt khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra vô cùng ác liệt. 
Trong hoàn cảnh đó, Người khẳng định: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn” (Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 15, trang 621).
Khẳng định chắc chắn thắng lợi bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường của dân tộc, không khuất phục trước bất cứ thế lực xâm lược nào; Người tin vào sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam, chính nghĩa đồng nghĩa với thắng lợi. Người tin vào sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân với ban lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm có đủ trí tuệ, bản lĩnh đưa sự nghiệp cứu nước đến toàn thắng. 
Tư tưởng lớn của Bác ở đây là độc lập dân tộc, là khát vọng tự do, thống nhất đất nước. Không gì có thể lay chuyển được…
Một tư tưởng lớn trong Di chúc là xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Ngay sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”. 
Người nhấn mạnh ba vấn đề về Đảng: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”, “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đó là những phẩm chất đặc biệt của một Đảng chân chính cách mạng.
Đạo đức và trách nhiệm của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
Suốt 50 năm qua, nhất là từ sau ngày đất nước thống nhất, Đảng không ngừng chú trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đại hội VI của Đảng (12-1986) quyết tâm sửa chữa sai lầm, khuyết điểm của bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, phát triển nhận thức lý luận, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra thời kỳ mới với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Đảng kiên định nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường XHCN trong khi chế độ XHCN khủng hoảng và sụp đổ ở nhiều nước. Từ thực tiễn đổi mới, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn. Tổ chức đảng vững mạnh gắn liền với hoàn thiện hệ thống chính trị, tăng cường vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng.
Trong xây dựng Đảng cũng đã bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm, đó là một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sa vào chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Đại hội XII của Đảng đặt nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức ngang với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức.
Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng đang được thực hiện với những giải pháp đồng bộ theo Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII (10-2016), đã và đang đạt được kết quả rất quan trọng gắn liền với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và đang được tiếp sức bởi sự đánh giá nghiêm túc, với trách nhiệm cao 50 năm thực hiện Di chúc của Bác.
Trong Di chúc, một tư tưởng nổi bật là tư tưởng vì dân, vì con người. Hồ Chí Minh thấu hiểu, nhân dân “bao đời chịu đựng gian khổ” nhưng rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù, “từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng”. Người mong muốn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Người lưu ý cần chăm sóc những người đã chiến đấu, hy sinh vì đất nước, với liệt sĩ, thương binh, thanh niên xung phong, gia đình có công, với phụ nữ, với nông dân, công nhân. Chăm lo đời sống của mọi người, “quyết không để họ bị đói rét”.
Chú trọng đào tạo lớp người có trình độ cao để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người quan tâm tới cả những nạn nhân của chế độ xã hội cũ cần phải giáo dục, cải tạo họ thành “những người lao động lương thiện”.
Chăm lo cuộc sống con người gắn liền xây dựng lại đất nước to đẹp hơn. Người lưu ý “về kế hoạch xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh. Khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế. Phát triển công tác vệ sinh, y tế. Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới... Củng cố quốc phòng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đó là những việc nặng nề, to lớn, phức tạp. “Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.
Thực tiễn phát triển đất nước suốt 50 năm qua, Đảng, Nhà nước đã động viên toàn dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân để xây dựng đất nước “lấy dân làm gốc” động viên sức dân để làm lợi cho dân.
Chính lợi ích, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc quan trọng của đường lối đổi mới, khi đã có đường lối đổi mới, cũng chính các tầng lớp nhân dân là người hưởng ứng thực hiện và đã đem lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế không ngừng phát triển, đất nước ra khỏi khủng hoảng và tình trạng kém phát triển, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.
Khi bắt đầu đổi mới (1986), thu nhập bình quân đầu người một năm khoảng 150 USD, đến năm 2018 đã đạt gần 2.600 USD. Tỷ lệ đói nghèo từ 58% năm 1993 đến cuối năm 2018, giảm xuống còn dưới 6%. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách cụ thể, cuộc sống của nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất, văn hóa, tinh thần. Phần lớn vùng nông thôn được cải thiện về nhà ở, có điện lưới quốc gia, được sử dụng nước sạch, tiếp cận công nghệ thông tin.
Cuối năm 2018, hơn 43% số xã của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới. Nông nghiệp phát triển sản xuất hàng hóa lớn, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao thỏa mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với đô thị hóa quy mô lớn. Các thành phố phát triển theo mục tiêu đô thị hiện đại, văn minh, thông minh và đáng sống...
Quá trình xây dựng, phát triển đất nước đã đạt những thành tựu to lớn, song vẫn tồn tại những nguy cơ. Các nguy cơ tụt hậu về kinh tế, chệch hướng XHCN, tham nhũng, lãng phí và “diễn biến hòa bình” vẫn diễn ra, có phần phức tạp hơn.
Trong khi mức sống vật chất không ngừng tăng lên thì lại có một bộ phận dân cư có biểu hiện xuống cấp về chuẩn mực văn hóa, đạo đức, một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái. Đó thật sự đang là một nguy cơ lớn đối với sự phát triển của đất nước và dân tộc, đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Thực tế đó đòi hỏi phải suy nghĩ về điều Bác Hồ đã viết trong Di chúc, chống lại những gì cũ kỹ, hư hỏng là cuộc chiến đấu khổng lồ mới có thể tạo ra “những cái mới mẻ, tốt tươi”.
Hồ Chí Minh là nhà hoạt động quốc tế lỗi lạc. Ở Người thể hiện chủ nghĩa quốc tế trong sáng, cao cả và tính đoàn kết, trách nhiệm chân thành, thủy chung. Trong Di chúc, Người mong Đảng ta ra sức hoạt động để củng cố, khôi phục và tăng cường đoàn kết quốc tế “có lý, có tình”. Đảng đã tiếp tục nêu cao tinh thần quốc tế.
Thực hiện nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia xóa bỏ chế độ diệt chủng và giúp bạn hồi sinh, phát triển đất nước. Tăng cường giúp đỡ cách mạng Lào với tinh thần đoàn kết đặc biệt. Chân thành, đoàn kết với đồng chí, bạn bè truyền thống. Ngày nay, Đảng, Nhà nước Việt Nam không ngừng đoàn kết với các nước, các lực lượng có cùng ý thức hệ và chế độ chính trị, đồng thời mở rộng hợp tác, đoàn kết với tất cả các nước với tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Những tư tưởng lớn trong Di chúc của Bác Hồ là những vấn đề chiến lược căn bản, quy luật vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện và phát triển sáng tạo trong điều kiện mới, bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh, bền vững theo con đường XHCN mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc

Xuyên tạc bản chất, ý nghĩa Cách mạng Tháng Tám: Chiêu trò “bổn cũ soạn lại”

Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 đã đi vào lịch sử dân tộc, mở ra thời kỳ lịch sử mới, có ý nghĩa trọng đại của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, lâu nay, đi ngược lại với dòng thác cách mạng của đất nước, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị luôn tìm cách xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử truyền thống dân tộc, phủ nhận vai trò lãnh đạo, vu cáo Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giá trị và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là minh chứng hiển nhiên của lịch sử. Thế nhưng, đến nay vẫn có không ít những quan điểm xuyên tạc, luận điệu sai trái, thù địch, phản động, những nhận thức lệch lạc đánh giá không đúng về ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của sự kiện vĩ đại này ở một số luận điệu sau đây:
Một là, hạ thấp tầm vóc, bôi nhọ thành công của Cách mạng Tháng Tám của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng
Một số đối tượng hàm hồ cho rằng: “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là sự ăn may của Cộng sản Việt Minh”. Họ lập luận, Việt Minh đã nhanh tay cướp lấy thành quả của Đồng minh chống phát xít, khi quân đồng minh chưa kịp vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật. 
Những kẻ thâm thù với cách mạng thì trắng trợn vu cáo: Việt Minh đã cướp công của dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám”; chúng vào hùa với nhau để tung ra luận điệu: Cách mạng Tháng Tám là do tinh thần dân tộc lãnh đạo, dù không có Đảng Cộng sản, nhiều nước thuộc địa đã giành được độc lập mà ít tốn xương máu. Sự hao tốn xương máu của dân tộc là do Đảng Cộng sản gây ra.
Như mọi người đều biết, để làm nên thành công của cách mạng Tháng Tám “long trời, lở đất”, cả dân tộc Việt Nam với quyết tâm và tinh thần “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”, đã nhất tề vùng lên, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã thành công, lật đổ bộ máy thống trị phát xít cùng triều đình phong kiến, thiết lập nên chính quyền cách mạng trên cả nước. 
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở đầu một chế độ mới, là chặng đường phát triển của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới. 
Cuộc cách mạng vĩ đại đó đã chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta, đồng thời chặt đứt những mắt xích quan trọng của chế độ thực dân, thúc đẩy, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc bị áp bức, nô lệ các nước thuộc địa trên toàn thế giới.
Cách mạng diễn ra trong điều kiện thời cơ nghìn năm có một, tuy nhiên, thời cơ đó chỉ được tận dụng và đạt thành quả với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả thế và lực lượng cách mạng của Đảng. 
Cách mạng tháng Tám thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc lâu dài, đầy hy sinh, gian khổ của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chứ không phải là sự “ăn may” hay “cướp công” nào cả như những đối tượng xấu, có thái độ thù địch, xuyên tạc.
Hai là, xét lại, xuyên tạc ý nghĩa lịch sử, thời đại của Cách mạng Tháng Tám
Mặc dù thụ hưởng thành quả của Cách mạng Tháng Tám gần 80 năm qua, song một số kẻ lại mạo danh, núp bóng “Người Việt Nam yêu nước” “ăn cháo đá bát”, đòi xét lại sự kiện lịch sử Cách mạng Tháng Tám. Có nhiều phần tử cơ hội chính trị tỏ ra bất mãn, cực đoan, quá khích, dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “xã hội dân sự” đấu tranh với cái gọi “vì chính nghĩa”, vì “dân chủ, tự do”, bất chấp lẽ phải, phẩm giá con người tung ra những luận điệu trắng trợn, hằn học, bỉ ổi rằng: Thành quả Cách mạng Tháng Tám  nhanh chóng rơi vào tay Đảng Cộng sản. 
Họ vu cáo đây là nguyên nhân dân tộc Việt Nam rơi vào “thảm họa” hai cuộc chiến tranh tàn khốc chống Pháp và chống Mỹ khiến cho đất nước bị tàn phá, dân tộc phân ly và ngày nay tiếp tục tình trạng nghèo đói, lạc hậu. Theo họ, nếu không đi theo con đường của cách mạng vô sản vạch ra, Việt Nam vẫn có độc lập mà tránh được chiến tranh, đi theo con đường của nước tư bản phát triển tới phồn vinh.
Đánh giá về nguyên nhân và bản chất của Cách mạng Tháng Tám, ngay các sử gia phương Tây mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, song họ đều thấy được vai trò to lớn của Mặt trận Việt Minh, tinh thần dân tộc, cũng như tầm tư tưởng thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
Nói về Cách mạng Tháng Tám, sử gia người Na Uy S.Tonesson thừa nhận “Cuộc cách mạng ở Việt Nam năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, không chỉ có vậy, đó còn là một cuộc cách mạng chính trị chống lại nền quân chủ thối nát, và là một cuộc cách mạng xã hội chống lại chủ đất và thực dân”. 
Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới, đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ làm chủ cuộc đời mới, kỷ nguyên nhân dân được tự do, đất nước được độc lập. Sức lan tỏa của Cách mạng Tháng Tám đã thức tỉnh các dân tộc trên thế giới, các nước Phi, Mỹ La tinh, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc để giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột. 
Đúng như nhà sử học Mông Cổ, TS Sanomish Dashtsevel đánh giá: “Cách mạng Tháng Tám đã tạo điều kiện cho nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước. Cuộc Cách mạng tháng Tám còn có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ ở các nước châu Á và trên thế giới”. 
Nói như vậy, thực chất của những luận điệu trên là một thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ, đổi trắng thay đen, hòng hạ thấp ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám. Mục đích của chúng là phá hoại về tư tưởng và đại đoàn kết dân tộc, gây mất lòng tin của các thế hệ đối với truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc Việt Nam. 
Thủ đoạn của chúng là cố tình khoét sâu vào nỗi đau chiến tranh và vu cáo, đổ vấy hậu quả đau thương này cho chính quyền cách mạng, cố tình chia rẽ đoàn kết, hòa hợp dân tộc, đẩy một bộ phận nhân dân xa rời Đảng, Nhà nước. 
Làm như vậy, họ đã vu cáo cả một dân tộc, phỉ báng cả quê hương, đất nước, biết bao anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. 
Họ cam tâm đứng về phía thế lực thù địch ra sức “bắn đại bác vào quá khứ” một cách bỉ ổi nhất; bán rẻ lương tâm, cuồng nhiệt cổ xúy cho mọi quan điểm, luận điệu chống đối Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, quê hương, xứ sở.
Ba là, xuyên tạc thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là mở ra thời kỳ Đảng đã áp đặt một chế độ độc tài toàn trị, một đảng duy nhất nắm quyền thống trị với một nhà nước “chuyên chính vô sản”
Chúng cho rằng, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng nắm được quyền thống trị toàn đất nước, thành lập Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã áp đặt một chế độ độc tài toàn trị.
Điều 4 – Hiến pháp 2013 chỉ rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội quân tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội quân tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Các tổ chức Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (Hiến pháp năm 2013, tr.12, 13). 
Thực tế trong đời sống chính trị, xã hội đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. 
Ngoài lợi ích của dân tộc, phụng sự Tổ quốc và nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác. Đảng lấy “Tập trung dân chủ” (thiểu số phục tùng đa số, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách), “Đoàn kết thống nhất”, “tự phê bình và phê bình”… là những nguyên tắc tổ chức hoạt động của mình. 
Cùng với đó là mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Xét trên cơ sở chính trị, pháp luật, thực tiễn như vậy tại sao lại nói là thể chế chính trị ở Việt Nam là độc tài, bác đoạt nhân quyền, mất tự do, dân chủ? 
Thực tế, đằng sau sự vu cáo thâm độc này là cổ xúy cho thể chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thúc đẩy “xã hội dân sự”, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, hướng lái Việt Nam đi theo con đường TBCN.
Những nội dung xuyên tạc trên không có gì mới, chỉ là trò “bổn cũ soạn lại”, năm nào đến dịp cả nước kỷ niệm ngày lễ trọng đại, chúng lại lôi ra với ý đồ nói lâu, nói dai, nói đại để mong bỡn quá hoá thật. Tuy nhiên, chính sự nhai đi nhai lại luận điệu ấu trĩ ấy càng chứng tỏ bản chất phản động, phi lý của các thế lực chống đối. Bởi sự thật hiển nhiên chỉ có một, còn ngụy tạo tất bị chân lý phơi bày, không thể khoác áo giả dối, đánh lừa.
Lê Vĩnh Bình

Mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam 74 năm qua đều bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh


Lịch sử càng lùi xa, thực tiễn lại càng chứng minh chắc chắn hơn một chân lý, đó là: Mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong 74 năm qua, kể từ khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra đều bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
1. Vai trò của chủ nghĩa Mác  Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam
Chủ nghĩa Mác – Lê-nin không chỉ là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học, kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại, mà còn là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; đồng thời, là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước tại Việt Nam. Ðảng xác định con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Lê-nin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”1.
Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đều nhất quán chủ nghĩa Mác – Lê-nin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của mình. Hồ Chí Minh khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”2. Vì thế, Người không ngừng nghiên cứu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam và từng bước cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân ta giành những thắng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thật vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được dẫn dắt bởi Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành thành công cuộc cách mạng thần thánh Tháng Tám năm 1945 - lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời, đập tan xiềng xích thực dân để giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 02-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, một nhà nước kiểu mới - nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã ra đời.
Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, nhân dân ta lại bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp trở lại xâm lược. Tháng 5-1954, với Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ta đã làm thay đổi cục diện chiến tranh với Pháp, đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Thế nhưng, đế quốc Mỹ lại nhảy vào miền Nam, thế chân Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Đảng đã lãnh đạo nhân dân một lần nữa trường kỳ, bền bỉ kháng chiến, kiến quốc. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Từ thập niên cuối của thế kỷ XX, trong bối cảnh chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và một số nước Đông Âu sụp đổ; chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Đảng luôn giữ vững bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, kiên định chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Để thích ứng với sự phát triển của thời đại, chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới trên cơ sở nhận thức đúng, vận dụng và không ngừng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới. Đảng xác định đổi mới toàn diện đồng bộ, nhưng có trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn; đặt đổi mới tư duy lên hàng đầu để mở đường và định hướng cho quá trình đổi mới; trong đó, đổi mới phát triển kinh tế là trung tâm và đi trước một bước; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên; lấy sự ổn định chính trị - xã hội làm tiền đề, làm điều kiện tiên quyết cho sự nghiệp đổi mới và phát triển.
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt những thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa - xã hội có bước phát triển; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
2. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
Những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam trong 74 năm qua đã khẳng định vai trò nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Vận dụng, bổ sung, phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định kiên trì đưa đất nước phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội, trong đó, “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” vừa là đặc trưng vừa là mục đích của chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Về kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ các nguồn lực phát triển. Đảng coi xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là hình thức tối ưu thực hiện quyền lực của nhân dân; văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, v.v. Đây là kết quả của sự tổng kết thực tiễn, tiếp thu, vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin cũng như những thành tựu của văn hóa nhân loại.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hiện nay có nhiều biến động, khó dự báo; các thế lực thù địch và phản động không ngừng xuyên tạc, chống phá, phủ định sạch trơn chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ cố tình xuyên tạc, hạ thấp vai trò của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, cho rằng tư tưởng Mác – Lê-nin đã lỗi thời, không phù hợp với bối cảnh lịch sử của phương Đông, đặc biệt là của Việt Nam hiện nay. Từ đó, phủ nhận vai trò lãnh đạo hợp pháp và chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam; phủ nhận mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, chúng cho rằng tất yếu phải đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Vì vậy, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê-nin trong thời kỳ cách mạng mới của đất nước là nhiệm vụ quan trọng của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân. Đó là công việc đòi hỏi sự tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên. Bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là bảo vệ những nguyên lý, bảo vệ lập trường, phương pháp và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong tình hình mới. Chúng ta phải dùng thành quả của thực tiễn để chứng minh tính đúng đắn trong lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy thành tựu phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở vật chất vững chắc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Ngược lại, phải phát huy sức mạnh thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc phát hiện, giải quyết những vấn đề của thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay, trước hết là trong xây dựng đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thể chế, nguyên tắc tổ chức hoạt động của toàn hệ thống chính trị. Trọng tâm là tiếp tục làm cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh, phản bác mạnh mẽ với những luận điệu xuyên tạc, vu khống chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh của các thế lực thù địch.
Thực tiễn cho thấy, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại, thế giới đang hướng về những giá trị nhân văn cao đẹp của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ luôn tiếp tục soi sáng cho chúng ta về một xã hội tiến bộ, công bằng và nhân văn. Các giá trị bền vững trong tư tưởng, quan điểm, phương pháp của C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin, Hồ Chí Minh luôn là lý luận và phương pháp luận khoa học để giúp chúng ta nhận thức và cải tạo thế giới; đồng thời, đòi hỏi cần bổ sung, phát triển cho phù hợp với quy luật vận động, phát triển không ngừng của thế giới tự nhiên và xã hội.
PGS, TS. NGUYỄN XUÂN TRUNG, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
___________
1 - Hồ Chí Mnh - Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2011, Tập 12, tr. 563.
2 - Sđd, Tập 2, tr. 289.