Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

VIỆT NAM MẾN YÊU


Suốt mấy trăm năm, người da trắng đã tàn sát, vơ vét tài nguyên và buôn bán 11 triệu nô lệ da đen xuyên đại dương trong giai đoạn tích luỹ tư bản dã man nhất lịch sử. Họ lấy đi vàng, da thú, kim cương và để lại chia rẽ, xung đột và nạn diệt chủng, như đã thấy ở Rwanda.
Giám mục Anh Giáo Desmond Tutu (người Phi Châu, giải Nobel Hòa Bình năm 1994) đã nói lên một sự thật trắng trợn và cay đắng ấy:
"Lúc người da trắng đến “Chúng tôi có đất đai và họ đến với cuốn Kinh Thánh. Chúng tôi tin họ và và nhắm mắt cầu nguyện với cuốn Kinh Thánh trong tay. Khi mở mắt ra, chúng tôi có cuốn Kinh Thánh còn họ có tất cả đất đai của chúng tôi” !"
(We have our lands and they came here with their Bible. We believed in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed. When we opened our eyes, we have the Bible and they have our lands).
Trong suốt 7 thập kỷ qua, các nước phương Tây đã viện trợ cho Châu Phi hàng trăm tỉ USD, nhưng với mục đích giữ châu lục này trong vòng kiểm soát, mãi mãi là cái kho tài nguyên cho các tập đoàn đa quốc gia vơ vét.
Người Trung Quốc tràn đến như một cơn bão, với những sản phẩm dân dụng 1$ hoặc rẻ hơn, đã bóp chết nền sản xuất nhỏ lẻ mới chớm nở của châu lục này.
Một quan chức Châu Phi đã nói, người Trung Quốc muốn bán bóng đèn, nhưng họ không bao giờ chịu xây cho chúng tôi những nhà máy điện.
Nhưng nhân loại đã không quay lưng lại với Châu Phi, ít nhất là không phải toàn bộ nhân loại. Phóng sự mới đây của Discovery về sự phát triển viễn thông ở bờ Đông châu Phi, đã ghi dấu một quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé trong vai trò kết nối các vùng hoang vu của châu lục mênh mông này, với những cột sóng, cáp quang và mạng 4G đưa internet tới những bộ lạc xa xôi nhất. Quốc gia đó chính là Việt Nam.
Bom đạn và quân đội các nước đã không giúp gì cho người Châu Phi, nhưng những kỹ sư người Việt với cây lúa và kỹ thuật canh tác của Việt Nam đã làm thay đổi da thịt vùng đất được mệnh danh "cái nôi của loài người". Và lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam một đất nước đến từ bên kia đại dương đến đây (vượt 8.000km) không phải với súng đạn, mà là với một cuộc cách mạng về lương thực và công nghệ giúp người Châu Phi lần đầu tiên không phải chờ những chuyến hàng cứu đói của người da trắng (LHQ) mà họ đã có đủ gạo để ăn hàng ngày và cũng lần đầu tiên bọn trẻ không còn phải chạy đi đến các trại quân sự của Mỹ hay Trung Quốc hoặc các nước khác trong LHQ để hóng xem vô tuyến, nghe đài mà giờ họ cũng đã có những trạm viễn thông (do Viettel lắp) để bắt kịp về thông tin với phần còn lại của thế giới.
Đến Châu Phi nếu bạn không phải là người Việt Nam chắc có thể bạn sẽ ăn đạn ngay sau câu hỏi đầu tiên, nhưng chỉ cần hô to: "VIỆT NAM" thì bạn sẽ thành thượng khách ngay lập tức!
————-
( C ): Share by Lê Kim Tuyến
Lev

3 nhận xét:

  1. Việt Nam đã rất cao thượng; dù rất khó khăn nhưng Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân của nhiều nước vượt qua khó khăn; Việt Nam là như vậy đó; vì vậy chỉ cần nhắc đến hai từ Việt Nam là họ đã nghĩ ngy tới ân nhân rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam rất nhân văn; dù có nhiều khó khăn; nhưng những việc làm nhân văn ấy chỉ có ở Việt Nam; chính vì vậy Việt Nam ngày càng có uy tín cao trên trường quốc tế.

    Trả lờiXóa
  3. Đát nước Việt Nam, con người Việt Nam đã được cả thế giới ngợi ca vì những việc làm nhân văn và cao cả đối với các quốc gia khi gặp khó khăn.

    Trả lờiXóa