Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

CÔNG AN BỊ TƯỚC MẤT SÚNG, MẤT NỐT CÔNG CỤ HỖ TRỢ THÌ.... CÒN GÌ?


-------------
Mới đây, chuyện một anh công an xã rút súng hơi cay chĩa về phía đối tượng hành hung mình được báo thổi lên là công an rút súng chĩa vào dân để lấy dân ra làm đối trọng với lực lượng công an. Và như thế, các đối tượng trộm cắp, cướp giật, đĩ điếm, cờ bạc, chống người thi hành công vụ, nhưng nếu bị công an chĩa súng vào thì đều là dân cả.
Thật ra câu chuyện không có gì to tát, nhưng không hiểu động cơ nào khiến trong nội dung bài báo cố tình loại bỏ hoàn toàn các chi tiết của vụ việc. Chỉ đưa vào bài viết những gì có lợi cho tội phạm, tìm cách chĩa mũi dùi vào anh công an xã kia?
Sự thật thế nào, xin trích lời ông Bùi Sang, Chủ tịch UBND xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam: "Ngày 14/10, thực hiện chỉ đạo của cấp trên nên phó chủ tịch xã cùng phó công an xã dẫn đoàn đến thương lượng, lấy lại phần đất mà hộ ông Trần Vàng lấn chiếm. Tuy nhiên, khi đến nơi thì gặp con trai và con rể ông Vàng hành hung, túm áo nên anh Tuyền mới cầm súng đe dọa".
Đại tá Nguyễn Văn Cự, Trưởng Công an huyện Tiên Phước cho biết đoàn công tác xã Tiên Lãnh chỉ xuống giải thích, vận động nhưng người nhà đã xông vào xô đẩy, chửi bới nên lực lượng công an xã mới vào ngăn cản. Một người nhà tên Cảnh đã vác xẻng chạy ra tấn công đoàn công tác nên ông Tuyền mới rút súng (là công cụ hỗ trợ, súng bắn đạn hơi cay) chứ chưa bắn gì hết.
Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam Nguyễn Viết Lợi cho báo chí biết, "clip lan truyền trên mạng xã hội là không đúng vì người ta quay và cắt đoạn. Khẩu súng mà phó công an xã rút ra không phải là súng quân dụng, mà đây chỉ là công cụ hỗ trợ, súng bắn hơi cay. Quá trình ngăn cản đoàn công tác thì con trai ông Vàng đã chạy vào nhà lấy xẻng ra định hành hung công an xã. Lúc này ông Phạm Hồng Tuyền, Phó trưởng Công an xã Tiên Lãnh mới rút súng hơi cay ra để dọa, phòng vệ và yêu cầu đứng im. Việc rút súng là đúng quy định, vì khi đoàn công tác bị chống đối thì phải kêu công an xã đến xử lý. Việc người chống đối thi hành công vụ mà còn hành hung lực lượng chức năng, thì việc rút súng hơi cay ra tự vệ là đúng luật chứ không có gì sai".
Vụ việc đơn giản là công an thực thi công vụ, có sử dụng công cụ hỗ trợ để cảnh báo người chống đối thì bị báo xuyên tạc thành rút súng chĩa vào Dân.
Dân gì mà côn đồ thế hả anh báo?
Tại sao anh báo không coi đối tượng hành hung cán bộ của đoàn công tác là côn đồ, hả?
Xin đừng lạm dụng chữ Dân quá đáng, chữ Dân hiểu cho đúng nghĩa thì chỉ dùng cho người lương thiện.
Khi người dân đang có hành động vi phạm pháp luật tới mức nguy hiểm thì họ là đối tượng cần phải áp dụng các quy định của pháp luật để cưỡng chế - khi đó họ không còn là dân bình thường nữa. Việc sử dụng vũ lực để cưỡng chế là thực hiện quy định của pháp luật và sẽ không thể bị coi là "đánh dân" hay "bắt dân" hay bất kỳ cách hiểu nào tương tự. Không phân biệt được đâu là dân đâu là đối tượng cưỡng chế sẽ dẫn đến bó tay ngồi chờ.
Và lạm dụng chữ Dân hay hiểu sai về chứ Dân thì chính quyền sẽ trở nên dân túy, nhút nhát.
Nếu không nhanh chóng thay đổi, cứ đà này, khi mà công an đã bị tước mất vũ khí, tước mất công cụ hỗ trợ thì hậu quả sẽ là một xã hội điên loạn.
OBC.

3 nhận xét:

  1. Các phần tử phản động luôn xuyên tạc các vấn đề, thổi phồng sự việc, vu cáo cơ quan chức năng nhằm bảo vệ cho tội phạm và chống đối chính quyền; vì vậy chúng ta phải đấu tranh vạch mặt bọn chúng.

    Trả lờiXóa
  2. Sự việc rất đơn giản và các anh công an hoàn toàn đúng; nhưng đã bị bọn phản động xuyên tạc trắng trợn; vậy nên không thể tin bọn chúng được.

    Trả lờiXóa
  3. Phải bắt hết bọn xuyên tạc này và xử lý thật nghiêm khắc để răn đe người khác.

    Trả lờiXóa