Những ý kiến xuyên tạc, phủ nhận thành tựu về
dân chủ và quyền con người có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nhận thức
không đầy đủ về dân chủ và quyền con người … Ở nhiều quốc gia phương Tây, dân
chủ thường gắn với các hoạt động chống chính phủ của các tổ chức phi chính phủ
(NGOs)… Đó là các cuộc tụ tập đông người, phá hủy các công trình công cộng, xúc
phạm cá nhân, quan chức từ cấp thấp cho đến tổng thống. Quyền tự do báo chí
cũng có nội dung tương tự… Trách nhiệm của người đưa tin, của cơ quan quản lý
báo chí thường rất nhẹ. Vì vậy dùng tiêu chí dân chủ, nhân quyền của phương
Tây để xem xét, đánh giá chế độ dân chủ và quyền con người của Việt Nam là
một sai lầm về chính trị và thiếu sót về phương pháp luận.
Ngày nay, nói đến chế độ dân chủ và quyền con
người thì không thể không nói đến quyền sử dụng internet và mạng xã hội. Việt
Nam chính thức nối mạng internet từ năm 1997. Từ năm 2010, đường truyền
internet ở Việt Nam được chuyển từ dây cáp đồng sang cáp quang. Tính đến năm
2017, Việt Nam đã có 64 triệu người dùng internet, chiếm 67% dân số cả nước.
Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12
trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu
vực châu Á.
Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay, Việt
Nam đã có 858 cơ quan báo chí in; 105 cơ quan báo điện tử; 207 trang thông tin
điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 66 đài phát thanh, truyền hình. Hiện
nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở
Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn báo chí lớn. Hiện ở Việt
Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài “online”, trong đó có các kênh nổi
tiếng, như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS,
Bloomberg... Hiện có tới 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên
thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài
được phát hành rộng rãi. Qua internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận thông
tin từ các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC,
VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times,...
Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đều có
chương trình tiếp xúc cử tri. Những cuộc tiếp xúc cử tri được các đài phát
thanh, truyền hình đăng tải rộng rãi. Nội dung các cuộc tiếp xúc cử tri ngày
nay không chỉ là những vấn đề sinh kế, điều kiện sinh hoạt của người dân, tham
gia vào các dự thảo luật, mà cử tri còn đặc biệt quan tâm đến những vấn đề lớn
của đất nước, các chủ trương trong chính sách đối ngoại...
Quyền cong người là các nhu cầu về vật chất và
tinh thần-từ nhu cầu về dân sự, chính trị, đến kinh tế-xã hội và văn hóa được luật
hóa và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ. Xét về lịch sử, quyền con người chỉ
đến với dân tộc Việt Nam khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Các Hiến pháp Việt
Nam từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 2013 đã quy định về quyền con người. Nội
dung những quy định này hoàn toàn tương thích với luật quốc tế về quyền con
người. Hiến pháp 2013 đã dành cả một chương để quy định về quyền con người.
Trong đó, Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người,
quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; quyền con người, quyền
công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần
thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Kiểm soát quyền lực của nhân dân không chỉ là
nguyên tắc của chế độ ở Việt Nam mà còn là động lực của sự phát triển. Trong xã
hội ở Việt Nam ngày nay, nguyên thủ cũng có trách nhiệm trả lời những vấn đề
người dân quan tâm. Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hà Nội sáng
15-10, trả lời ý kiến của cử tri quan tâm về vấn đề chủ quyền biển đảo ở Biển
Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Chúng ta phải
giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nhưng không nhân nhượng
vấn đề lãnh thổ, độc lập, chủ quyền”.
Không phủ nhận rằng trong quá trình quản lý xã
hội, Việt Nam còn có những khiếm khuyết, trong đó có việc bảo đảm quyền dân chủ
của người dân. Ở địa phương này, địa phương khác vẫn còn có hiện tượng lợi ích
của người dân chưa được tôn trọng, bảo đảm, nhất là trong vấn đề đất đai. Đây
là vấn đề lớn mà các cấp ủy và chính quyền cần đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, cần nhận thức
đúng, về mặt nguyên tắc, nền dân chủ của Việt Nam là một nền dân chủ có kỷ
cương, có tổ chức, có hệ thống. Trong xã hội Việt Nam, bảo đảm quyền dân chủ,
nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật và giữ vững sự ổn định xã hội. Bảo đảm dân
chủ và quyền con người vừa là quyền, vừa là mục tiêu hướng đến của chế độ… vì
vậy mỗi chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền dân chủ
và quyền con người theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Các đối tượng phản động lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam, chúng không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn đi ngược lại những quy định chung của luật pháp quốc tế. Mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam đều phải bị xử lý nghiêm khắc trước pháp luật.
Trả lờiXóaHiện nay, nhiều đối tượng cơ hội chính trị và các hội nhóm núp dưới bóng bảo vệ nhân quyền để đưa ra các thông tin sai lệch, vu khống bản chất Nhà nước ta và đưa ra những yêu sách phi lý liên quan đến việc xét xử các bị cáo trong vụ án. Đó là những hành vi cần phải được vạch trần, lên án mạnh mẽ.
Trả lờiXóaViệt Nam được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Hội đồng Nhân quyền thế giới với số phiếu tín nhiệm gần như tuyệt đối. Kết quả đó là sự ghi nhận và tin cậy của cộng đồng quốc tế đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bọn phản động dù có xuyên tạc như thế nào đi chăng nữa cũng không thể phủ nhận điều đó.
Trả lờiXóa