Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

CÓ THÊM LUẬN CỨ ĐỂ BÁC BỎ QUAN ĐIỂM “MỘT ĐẢNG CẦM QUYỀN LÀ MẤT DÂN CHỦ”



Phạm Trung
          Ngày 16/7/2018 vừa qua, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tổ chức Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Sự kiện này là một luận cứ thực tiễn quan trọng, góp phần bác bỏ quan điểm “Một đảng cầm quyền là mất dân chủ” của nhiều học giả phương Tây, phần tử cơ hội chính trị, phản động trong và ngoài nước đã và đang rêu rao, cổ súy hòng chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
          Báo cáo kết quả thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị và các ý kiến phát biểu tại hội nghị (trong đó có bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) đã chỉ rõ: Việc thực hiện Kết luận số 120-KL/TW được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội gắn liền với thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Công tác tiếp dân, đối thoại với nhân dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường với nhiều hình thức, cách làm phong phú, hiệu quả nhằm giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc từ cơ sở.
Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đối với từng loại hình cơ sở có nhiều tiến bộ, đi vào chiều sâu; có chất lượng và hiệu quả rõ nhất là ở các xã, phường, thị trấn; có nề nếp là ở các cơ quan đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; chuyển biến tích cực là trong các doanh nghiệp. Dân chủ đại diện được phát huy, dân chủ trực tiếp được mở rộng; phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được cụ thể hóa trên nhiều lĩnh vực. Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” tiếp tục được thực hiện đồng bộ, cụ thể hơn và hiệu quả. Việc thực hiện tốt quy chế dân chủ đã phát huy vai trò tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Báo cáo và những ý kiến tham luận tại Hội nghị cũng đã vạch rõ những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện Kết luận 120 trên nhiều lĩnh vực, như việc rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân; phát huy dân chủ trong các cơ quan, đơn vị, trong doanh nghiệp, trong xây dựng nông thôn mới, v.v.. Việc thực hiện quy chế dân chủ có nơi, có việc còn hình thức, chưa thực chất. Việc công khai một số chương trình dự án, công trình ở một số địa phương chưa đúng quy trình lấy ý kiến của nhân dân; quá trình triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, gây bức xúc, khiếu kiện, có nơi khiếu kiện vượt cấp, đông người, nhưng giải quyết chưa triệt để, nhất là trong thực hiện chính sách đền bù, tái định cư, thu hồi đai. Vai trò, trách nhiệm của nhân dân tham gia bàn và quyết định các vấn đề của địa phương chưa cao. Việc phát huy dân chủ trong tham gia, giám sát, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền ở một số nơi chưa được mở rộng, v.v..
Như vậy, Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị vừa qua đã phản ánh rõ sự quan tâm, thái độ nghiệm túc, tinh thần phê bình và tự phê bình của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị; những ưu điểm, hạn chế trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đây là một luận cứ thực tiễn đầy tính thuyết phục để bác bỏ quan điểm “Một đảng cầm quyền là mất dân chủ” của các thế lực thù địch đã và đang chống phá sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.


1 nhận xét:

  1. Mỗi người dân Việt Nam hãy thể hiện là người yêu nước chân chính, không biến mình thành con rối cho bọn phản động giật dây

    Trả lờiXóa