Cho đến thời điểm này vẫn còn rất nhiều kẻ luôn mở mồm là tuôn ra những luận điệu tự kỷ ám thị đầy ngu dốt, cho rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ của toàn dân tộc Việt Nam 43 năm về trước là cuộc chiến vô ích và rằng “Người Mỹ đến không lấy của người Việt Nam một mét đất đai nào mà ngược lại họ còn giúp chúng ta xây dựng một Sài Gòn tự do và phồn vinh…”
Bài viết này sẽ đưa ra một số thông tin và số liệu có thực. Tựu trung để chứng minh một điều ngược lại. Đó là đế quốc Mỹ không những đã gây ra đau thương, tang tóc cho dân tộc Việt Nam mà đồng thời với đó, chúng đã cướp đi rất nhiều thứ khác của chúng ta.
Khác với Chủ nghĩa thực dân cổ điển (đại diện là thực dân Pháp) thì Chủ nghĩa thực dân kiểu mới (đại diện là Mỹ) tiến hành gián tiếp chiến tranh xâm lược thông qua chính phủ bù nhìn bản xứ mà nó dựng lên, ở Việt nam chính là nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa. Thực dân kiểu mới cũng không chính thức sát nhập nước thuộc địa vào lãnh thổ chính quốc. Thay vào đó, chính phủ bù nhìn (Việt Nam Cộng hòa) sẽ giúp chính quốc kiểm soát, khống chế lãnh thổ và khai thác tài nguyên, trên danh nghĩa "hợp tác với đồng minh thân cận".
Qua 20 năm chiến tranh (1955-1975), lượng viện trợ kinh tế mà Mỹ dành cho Việt Nam Cộng hòa tổng số tiền hơn 10 tỷ USD (thời giá 1960). Nếu tính cả chi tiêu tại chỗ của lính Mỹ, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan đóng tại miền Nam Việt Nam (lên tới vài trăm triệu USD mỗi năm và cũng do Mỹ chi trả) thì tổng lượng tiền mà Mỹ đổ vào kinh tế Việt Nam Cộng hòa lên tới trên 20 tỷ USD (thời giá 1960).
Tuy nhiên, trong phần lớn những khoản viện trợ kinh tế của Mỹ cho Việt Nam Cộng Hòa, thực ra lại được Mỹ thu hồi lại. Ví dụ, trong 6,1 tỷ USD viện trợ trong tài khoá 1960 - 1961, có 4,8 tỷ USD (80%) được chi ngay ở Mỹ. Sở dĩ như vậy vì phần lớn hàng hóa viện trợ quân sự được mua từ chính các công ty Mỹ. Nếu không viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa, xuất khẩu của nước Mỹ sẽ tụt 12%, nông phẩm dư thừa tăng lên rất nhanh. Vì vậy, viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa thực ra cũng chính là tiền trợ cấp cho nền kinh tế Mỹ.
Trong suốt quá trình dính líu ở Việt Nam và ngay cả trước quá trình đó, tư bản Mỹ đã quan tâm đến những nguồn lợi ở Việt Nam: các tài nguyên, nhất là khoáng sản, các sản phẩm chiến lược, nhất là lúa gạo và cao su, những nguồn cung cấp nhân công, thị trường đầu tư và thị trường tiêu thụ hàng hóa v.v...
Tờ New York Times ngày 12-2-1950 đã viết: "Đông Dương là một miếng mồi đáng cho chúng ta đánh một ván bài lớn. Nó có thể xuất khẩu thiếc, tungstène, manganèse, than đá, gỗ, gạo, cao su, dừa, hạt tiêu và da thuộc. Cho đến trước chiến tranh thế giới lần thứ hai II, lợi tức thu được ở Đông Dương đã tới khoảng 300 triệu đôla hàng năm".
Tổng thống Eisenhower trong diễn văn đọc ngày 4-8-1953 tại Seatle nói: "Nếu chúng ta mất Đông Dương (trong đó có Việt Nam) thì khối lượng thiếc và tungstène rất cao sẽ không còn thuộc về tay chúng ta nữa."
Ngay từ năm 1961, Mỹ đã yêu cầu Ngô Đình Diệm ký bản cam kết ưu đãi đầu tư của Mỹ, gọi là "Hiệp ước thân hữu và liên lạc kinh tế Việt-Mỹ". Trong Hiệp ước này, Diệm bảo đảm cho tư bản đầu tư của Mỹ được thuận lợi trong mọi ngành kinh tế, về mọi mặt.
Tờ New York Times số ra ngày 21-10-1962 nói về điều này: "Sự buôn bán và các sản phẩm của Đông Nam Á không phải là cần thiết đối với nền kinh tế Mỹ, nhưng lại là rất quan trọng đối với chúng ta và các đồng mình của chúng ta".
Cũng vì thế ngay từ trước khi xâm lược Việt Nam, Mỹ đã thông qua con đường thương nghiệp để nắm lấy nhiều sản phẩm quan trọng của Đông Dương. Lúc đó, Mỹ chưa mua nhiều thóc gạo, vì thóc gạo chưa quan trọng chiến lược như sau này. Nhưng cao su thì ngay từ trước đại chiến thế giớ thứ II Mỹ đã mua khá nhiều. Từ năm 1930 đến 1939, Mỹ đã mua 39% tổng số cao su xuất khẩu của Đông Dương. Thời kỳ từ 1946 đến 1950 cao su chiếm 98% giá trị hàng hàng hóa của Đông Dương bán cho Mỹ (Henry Lauque, Activités économiqués americanes. Cahiers Internationaux, No-5-1942).
Theo con số của nhóm nghiên cứu do Lilienthal phụ trách (công bố vào tháng 12 năm 1970), nếu giả định nếu Mỹ và Việt Nam Cộng hòa thắng những người Cộng sản thì tổng mức xuất khẩu của Nam Việt Nam đến năm 1980 vào khoảng 425 triệu đôla/năm.
Trong các dự án phát triển kinh tế của Nam Việt Nam, các cơ quan điều tra và nghiên cứu của Mỹ dự kiến khả năng thu hồi vốn đầu tư rất nhanh chóng. Có thể nêu một thí dụ: Kế hoạch sông Mê Công. Riêng về thủy điện, kế hoạch dự tính xây dựng cơ bản 1.300 triệu đôla. Nếu được hoàn thành Mỹ sẽ lãi 300 triệu đôla/năm. Rồi nhờ có điện, chỉ riêng đẩy mạnh khai khoáng hàng năm cũng thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đôla/năm nữa. Vì vậy, Mỹ đã "tự nguyện" đóng góp 1 tỷ đôla cho kế hoạch này. Trong thời kỳ tiến hành chiến tranh, số viện trợ hàng chục tỷ đôla và toàn bộ số phí tổn hàng trăm tỷ đôla, suy cho cùng, cũng là sự tiêu thụ một khối lượng hàng hóa khổng lồ.
Chiến tranh xâm lược đã dẫn đến một hiện tượng lạ lùng. Đó là một vùng đất nhỏ bé và nghèo nàn như miền Nam Việt Nam bỗng nhiên "tiêu xài" tới vài chục tỷ đôla/năm!
Tuy nhiên, Có một điều mà Mỹ không ngờ đến là sự THAM NHŨNG của Việt Nam Công Hòa. Nhà báo người Mỹ William J. Lederer, trong chuyến điều tra năm 1968, nhận xét: “Kẻ thù tồi tệ nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là nạn tham nhũng của Việt Nam Cộng Hòa. Hàng tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ đã bị tham ô rồi bán ra chợ đen. Ông đã chứng kiến những kho hàng lậu đầy ắp hàng hóa và vũ khí quân dụng, có tới cả 1.000 khẩu súng trường, bao gồm cả loại M16 hiện đại.”
--- Nguồn: Số liêu về tổng viện trợ từ Dacy (1986).
Mỹ không cho không nước nào cái gì cả
Trả lờiXóa