Tiên phong
Ngày nay, với sự bùng nổ của Internet nên hầu như mọi
sự kiện, tin tức, vấn đề, hiện tượng, hành vi trong cuộc sống trong các lĩnh vực
hoạt động của con người đều nhanh chóng được phổ biến trên một phạm vi rộng lớn
vượt tầm biên giới một quốc gia. Với đặc điểm là không gian mở và biên giới
trên không gian mạng dần bị xóa nhòa. Internet không chỉ mang đến những tiện
ích mà nó dễ dàng trở thành công cụ cho các thế lực phản động lợi dụng tự do
ngôn luận để gây phương hại cho an ninh quốc gia bằng cách tung tin xuyên tạc,
bôi nhọ chế độ, gây chia rẽ Đảng với nhân dân, kích động vào các điểm nóng về
an ninh trật tự.
Nhiều vụ đã đưa ra xét xử, chẳng hạn như vụ Vũ Quang
Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phú (Hà Nội, 31-1-2018), trước đó là vụ Trần
Thị Nga (Hà Nam, 25-7-2017); vụ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Đà Nẵng, 30-11-2017).
Đây là xét xử về tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do internet theo Điều
88, BLHS (Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam),
Điều 258 (Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân), BLHS 1999.
Một số trang mạng
có máy chủ ở nước ngoài đã lập tức đưa tin xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam “vi phạm quyền con người”. Ngay sau đó, nhiều hãng thông tấn
báo chí phương Tây đã tán phát thông tin, vụ việc với cáo buộc “Việt Nam ngày
càng gia tăng các vụ bắt giữ các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”; rằng
“Điều 88, BLHS của Việt Nam, được dùng để trấn áp các nhà tranh đấu cho nhân
quyền”. Họ còn nói “Tất cả các nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền trên
thế giới đều cho rằng điều khoản này (Điều 88, 258) quá mơ hồ và vi phạm công ước
nhân quyền quốc tế về quyền con người; đã hình sự hoá việc thực hiện các quyền
cơ bản, cũng như tự do ngôn luận của công dân”. Vậy cáo buộc của những người “bất
đồng chính kiến” và các hãng thông tấn báo chí phương Tây có đúng với những
hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo không? Pháp luật Việt Nam có phù hợp với
“chuẩn mực nhân quyền quốc tế” không, hay đó chỉ là một thủ đoạn chính trị nhằm
những mục tiêu chính trị xấu xa, thâm độc khác?
Theo Hiến chương Liên hợp quốc 1945,
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948 và các Công ước quốc tế về quyền
con người, các quốc gia dân tộc đều có “quyền tự quyết”. Với quyền của cá nhân,
các văn kiện nói trên đều quy định: trong khi hưởng thụ quyền mọi người đều
phải chịu một số hạn chế nhất định và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật quốc gia.
Điều 1, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 quy định: “Mọi người
có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền
đạt mọi thông tin, ý kiến… Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2
điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có
thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được
quy định trong pháp luật và là cần thiết để: (a) Tôn trọng các quyền hoặc uy
tín của người khác; (b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức
khoẻ hoặc đạo đức của xã hội”.
Pháp luật Việt Nam đến nay hoàn toàn
tương thích với quy định nói trên. Điều 14, Hiến pháp 2013 quy định: “Ở nước
CHXHCN Việt Nam, các quyền con người được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm... Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định
của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Điều 15 quy định:
“Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn
trọng quyền của người khác; Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với
Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được
xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Thực tế về những vụ
án gần đây. Tại tòa, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc đã thừa
nhận các chứng cứ do cơ quan chức năng đưa ra. Đó là việc họ đã tham gia “Phong
trào chấn hưng nước Việt”- là tổ chức chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở
nước ngoài. Họ đã phối hợp với nhau quay nhiều video clip rồi đưa lên mạng nhằm
xuyên tạc, vu cáo chính quyền và các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật Việt
Nam. Về vụ án Trần Thị Nga, trước tòa bị cáo đã thừa nhận lập tài khoản blog,
Facebook và tải trên mạng YouTube 13 video clip có nội dung xuyên tạc đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước; phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những
luận điệu chiến tranh tâm lý, truyền bá những tư tưởng phản động, gieo rắc sự
nghi ngờ, gây hoang mang trong nhân dân... nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam…
Như vậy là không có chuyện pháp luật
Việt Nam “mơ hồ”, “trái với chuẩn mực nhân quyền” quốc tế. Tất nhiên pháp luật
Việt Nam so với pháp luật các nước có thể có sự khác nhau nào đó. Điều này bắt
nguồn từ lịch sử dân tộc, tính đặc thù về văn hóa và bối cảnh chính trị. Qua
những thông tin sai trái, không có thật, trên thế giới ảo, họ hy vọng gây ra
những ngộ nhận về bản chất của Đảng và chế độ ta, phá vỡ mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng với nhân dân ta, từ đó từng bước chuyển hóa chế độ xã hội ta sang mô
hình “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”. Điều này có thể hủy hoại những
thành quả cách mạng của dân tộc ta.
Để ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa