Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

LẠI NÓI VỀ “TỰ DO, DÂN CHỦ”!

Tự do, dân chủ là nhu cầu, khát vọng rất chính đáng của con người và xã hội loài người. Xã hội càng phát triển ở “nấc thang”, trình độ cao thì dân chủ càng trở thành đích thực và đáp ứng nguyện vọng, mong muốn thật sự đối với con người và xã hội. Điều này ai cũng muốn. Đấy là chân lý, là lẽ phải.
          Thế nhưng, hiện nay, có nhiều người bàn về vấn đề này với những lý lẽ khác nhau. Tựu trung, không biết với mưu đồ gì mà “người thì dấu danh” “người thì lộ diện”, người thì “trong tổ chức này”, người lại “trong tổ chức nọ”, có người nói về “tự do, dân chủ” tưởng “cao đạo gì”, “té ra” là đi “nói thuê” để kiếm tiền mà sống cho qua ngày” (như ông Bùi Tín chẳng hạn)…Cách nói của họ tuy có khác nhau, nhưng đều có điểm giống nhau là “làm đủ trò” với các thủ đoạn để phủ nhận dân chủ xã hội chủ nghĩa và cổ súy cho dân chủ tư sản, “can thiệp phi lý” đối với một đất nước, một quốc gia có chủ quyền, có chế độ chính trị - xã hội phát triển phù hợp với khuynh hướng tất yếu của loài người và khát vọng của nhân dân; ở đây, họ đưa ra những lời lẽ hoa mỹ như: “mở ra kỷ nguyên, dân chủ, tự do cho Tổ quốc Việt Nam”, “cần đổi mới tự do dân chủ một cách thật sự nhanh chóng ở Việt Nam”.v.v.
          Họ cổ súy cho dân chủ tư sản thì “phải đạo” với họ rồi. Vì “ăn cây nào, rào cây ấy”, cuộc sống của họ, chốn “nương thân” của họ đang “phụ thuộc” và “tùy thuộc” vào mức độ “làm thuê” của họ đối với giai cấp sư sản - lực lượng hậu thuẫn, trả họ tiền, hứa hẹn cho họ “một cái bánh vẽ về chính trị”, cho nên, họ phải lao thân, tủi hổ để nói những điều phi lý ấy.
          Bình đẳng mà nói, “tự do, dân chủ” là vấn đề phải xem nó trong suốt chiều dài lịch sử của xã hội loài người. Nhưng dù thế nào thì phải căn cứ thực tế xã hội từ trước đến nay: xã hội có phân chia giai cấp thì có “bóc lột và bị bóc lột”. Xã hội không có phân chia giai cấp, tức là, con người được bình đẳng, tự do dân chủ. Xã hội có phân chia giai cấp là vì “căn gốc” của nó là tư hữu về tư liệu sản xuất, của cải được chiếm giữ trong tay “số ít người - giai cấp thống trị”, cho nên, tất yếu sẽ bất bình đẳng, mất tự do, mất dân chủ đối với những người không có tư liệu sản xuất. Xã hội không có phân chia giai cấp thì nhân dân là người làm chủ trên mọi phương diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội….Nhân dân là người làm chủ về tư liệu sản xuất, làm chủ về chính trị…, cho nên, bình đẳng, tự do, dân chủ đối với nhân dân là sự thật hiển nhiên không thể chối cãi được.
          Thế mà, họ cứ nói mãi về “tự do, dân chủ” theo cách của họ!


                                                                                      Nam Lý.     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét