Tại sao Mác đúng?, cuốn sách của tác giả Terry Eagleton - giáo sư
Trường Đại học Tổng hợp Lancaste Vương quốc Anh viết và được Alex Callinices,
Philip Carperter, Ellen Meiksins Wood - là những giáo sư chính trị của Anh, Mỹ
đọc và góp ý. GS,
TS Tạ Ngọc Tấn chỉ đạo dịch, biên tập và xuất bản.
Lời giới thiệu cho lần xuất bản thứ nhất bản tiếng
Việt tác phẩm “tại sao Mác Đúng ?” của Terrry Eagleton, có đoạn viết:
“Tác
giả cuốn sách đã lựa chọn 10 vấn đề …
đưa ra những minh chứng vững vàng nhằm phản bác và đi đến khẳng định sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác. Những
vấn đề được tác giả lựa chọn để phản bác đã cơ bản phản ánh đầy đủ các bình
diện xã hội lịch sử của chủ nghĩa Mác, đã đặt chủ nghĩa Mác dưới nhiều góc
nhìn, lát cắt khác nhau để luận giải và trả lời câu hỏi: Tại sao Mác đúng? Có
thể khái quát nội dung phản bác 10 vấn đề đó như sau:
Vấn đề thứ nhất: “Chủ nghĩa Mác đã kết thúc, nó được coi là
phù hợp trong thế kỷ XIX, không ăn nhập gì với xã hội
phương Tây hậu hiện đại ngày càng không còn giai cấp và dễ dàng biến đổi về mặt
xã hội như ngày nay…”
ở vấn đề
này, T.Eagleton khái quát rằng, hầu hết những phê phán đối với chủ nghĩa Mác đều tuyên bố
là hệ thống tư bản chủ nghĩa thay đổi nhiều đến mức không còn nhận biết được so
với hệ thống tư bản chủ nghĩa thời C.Mác nghiên cứu, nên tư tưởng của C.Mác
không còn phù hợp. Những phê phán C.Mác che đậy căn nguyên sâu xa rằng, chính
chủ nghĩa Mác là sự phê phán chủ nghĩa tư bản một cách sâu sắc, toàn diện và
khắt khe nhất; đó là sự phê phán duy nhất làm thay đổi bộ phận lớn của thế
giới, thậm chí thay đổi cả thế giới. Những người phê phán C.Mác cố tình phớt lờ một điều rõ ràng là C.Mác
luôn ý thức được bản chất không ngừng vận động của cái hệ thống tư bản chủ
nghĩa mà ông phản bác. Chính nhờ C.Mác mà loài người có được những khái niệm về
các hình thái lịch sử khác nhau đã song hành hoặc kế tục nhau tồn tại của tư
bản: tư bản thương mại, tư bản nông nghiệp, tư bản công nghiệp, tư bản độc quyền, tư bản tài chính, đế quốc, .v.v.. C.Mác còn nhìn thấy trước được cái mà giờ đây
chúng ta gọi là "toàn cầu hóa". Tác giả đã dẫn số liệu phong phú để
chứng minh cho sự chuyển đổi từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp,
trong đó bao gồm chủ nghĩa tiêu dùng, truyền thông, công nghệ thông tin và các
ngành dịch vụ. Ông còn chứng minh rõ, sức khỏe của chủ nghĩa tư bản đang suy
nhược do cạnh tranh quốc tế gia tăng khiến tỷ lệ lợi nhuận giảm sút, vắt kiệt
nguồn đầu tư, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, khủng hoảng kinh
tế kéo dài, nền dân chủ xã hội trở thành một sự lựa chọn chính trị cực đoan và
đắt đỏ.
T.Eagleton
cho rằng, nguyên nhân gây mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác chính là sự cảm nhận
dần dần về căn bệnh bất lực chính trị từ phía những người theo chủ nghĩa Mác
chứ không phải từ bản thân hệ thống tư bản chủ nghĩa. Trên thực tế, trật tự xã
hội tư bản chủ nghĩa ngày càng cực đoan và tàn nhẫn. Tư bản bị tập trung nhiều
hơn vào trong tay một số ít người và ngày càng mang tính cướp đoạt chủng tộc.
Ngày càng lan rộng tình trạng ngu si văn hóa, nguy cơ đẩy loài người vào cuộc
chiến tranh hủy diệt, thậm chí có thể quét sạch loài người ra khỏi trái đất với
kho vũ khí hạt nhân khổng lồ. C.Mác đã từng nhận xét rằng, giới
hạn cuối cùng của chủ nghĩa tư bản chính là tư bản, mà quá trình tái sản xuất
không ngừng của tư bản là ranh giới mà chủ nghĩa tư bản không thể vượt qua.
Từ những luận giải trên, T.Eagleton khẳng định rằng sự phê phán của C.Mác đối với hệ thống
tư bản chủ nghĩa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Cũng giống với quan điểm này,
tác giả Fredrie Jamoson trong cuốn sách Hệ
tư tưởng của học thuyết, xuất bản năm 2008 ở London từng viết: “Chủ nghĩa
Mác dứt khoát đúng!””[1].
[1]
Terr Eagleton(2011), Tại sao Mác đúng,
sách tham khảo, Nhà xuất bản chính trị, hành chính, H.2012.
Sưu tầm và lược trích - H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét