Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Chủ nghĩa cơ hội- Từ quan điểm của V.I.LêNin đến các biểu hiện trong quân đội hiện nay




V. I. Lê-Nin là lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga và phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. Trong những năm tháng giữ vai trò lãnh đạo, ông đã đấu tranh quyết liệt chống chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa cơ hội với đủ màu sắc đang nảy sinh ở nước Nga khi đó; trong các tác phẩm của mình, V.I. Lê-nin chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa cơ hội và bản chất cũng như đặc điểm của nó.
Trước hết, bắt nguồn từ ảnh hưởng của khuynh hướng tư tưởng tiểu tư sản trong phong trào quần chúng công nhân. Do giai cấp công nhân sống “sát nách” với giai cấp tiểu tư sản, trong khi giai cấp này lại có sự phân hóa nên một bộ phận trong số đó nhập vào giai cấp công nhân. Họ mang theo vào phong trào công nhân mọi thứ quan niệm, như “mê tín, thiển cận, hẹp hòi, lệch lạc có tính chất tiểu tư sản”. Lê-nin khẳng định, đây là điều tất yếu khách quan: “Phong trào quần chúng của công nhân có sinh ra một cánh tiểu tư sản và cơ hội chủ nghĩa trong phong trào đó thì đấy không phải là điều ngẫu nhiên, mà là một hiện tượng tất nhiên”. Cùng với đó là sự phân hóa trong nội bộ giai cấp công nhân, tình trạng “tư sản hóa giai cấp công nhân” và sự xuất hiện “tầng lớp công nhân quý tộc”. Có sự phân hóa đó là do giai cấp tư sản mua chuộc được tầng lớp trên của giai cấp công nhân bằng hình thức siêu lợi nhuận. Một bộ phận công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề cao được giai cấp tư sản sử dụng và sau đó tìm mua chuộc, chi phối bằng lợi ích vật chất. Từ đó, họ biến chất, trở thành tay sai cho giai cấp tư sản
Ngoài ra có một bộ phận giai cấp công nhân hiểu chủ nghĩa Mác một cách không có hệ thống, chưa thấm nhuần thế giới quan mác-xít. Và do vậy, họ luôn “nhảy từ một cực đoan bất lực này sang một cực đoan bất lực khác. Điều đó cho thấy, những người theo chủ nghĩa cơ hội thường có biểu hiện lập trường tư tưởng không rõ ràng, thái độ lúc thế này, lúc thế khác và nguy hiểm hơn là họ sẵn sàng thay đổi giọng điệu, thái độ, lập trường để đạt được mục đích và vì lợi ích của mình họ sẵn sàng thỏa hiệp từ bỏ con đường đấu tranh cách mạng, phản bội lại mục tiêu, lý tưởng cộng sản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Vấn đề nguy hiểm của chủ nghĩa cơ hội là khoác áo chủ nghĩa Mác, không công khai phủ nhận chủ nghĩa Mác nhưng xuyên tạc chủ nghĩa Mác, vứt bỏ những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác, nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Cũng theo V.I. Lê-nin, chủ nghĩa cơ hội được biểu hiện dưới nhiều màu sắc, nhiều dạng, nhiều loại khác nhau, tùy theo đặc điểm của từng quốc gia dân tộc, nhưng chúng giống hệt nhau về nội dung, bản chất chính trị - xã hội, đó là: tính không kiên quyết, tính vô nguyên tắc, tính không rõ ràng, lờ mờ, quanh co…
Từ quan điểm của Lê-Nin về chủ nghĩa cơ hội, có thể khẳng định rằng, đây là trào lưu tư tưởng đối lập với chủ ngĩa Mác-Lênin, là tàn dư của tư tưởng tư sản, tiểu tư sản trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chủ nghĩa cơ hội tồn tại dưới nhiều hình thức, như về lý luận, đó là sự chiết trung, ngụy biện, sẵn sàng thay đổi quan điểm, tư tưởng cơ bản để trục lợi; về kinh tế, đó là sự thực dụng, sẵn sàng đánh đổi tất cả vì lợi ích trước mắt; về hành động, đó là sự phiêu lưu, lúc tả khuynh, lúc hữu khuynh, lúc thì nóng vội, lúc thì chủ quan, sẵn sàng từ bỏ mục tiêu cách mạng, thủ đoạn thì tinh vi, lắt léo, dễ dàng thỏa hiệp với mọi loại trào lưu khi có lợi.
            Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, về nguyên tắc không có đất cho chủ nghĩa cơ hội phát sinh, phát triển; nhưng những cá nhân cơ hội không phải là không có, mà đã và đang có mặt ở nơi này, nơi khác. Những phần tử cơ hội này tồn tại dưới nhiều hình thức, nhiều gọc độ với mức độ khôn khéo, ngụy trang cực kỳ kỹ lưỡng tinh vi. Biểu hiện của những kẻ cơ hội trong quân đội thời gian qua đó là bất chấp lợi ích của tập thể đơn vị, luôn tình cách vụ vén cho bản thân, cho gia đình, dòng họ; tìm ọi cách đư người thân, những người cùng “phe cánh” vào các chức vụ lãnh đạo, chủ chốt ở đơn vị mà bỏ qua phẩm chất đạo đức, năng lực của người cán bộ đảng viên.
            Cùng với đó là hiện tượng “kéo bè, kết cánh”, cục bộ dịa phương, say mê quyền lực địa vị lãnh đạo; từ đó dẫn đến “dối trên, lừa dưới”, luồn lách, nịnh bợ, lấy lòng cấp trên; tạo uy tín giả đối với cấp dưới để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của mọi người trong mỗi đợt bình bầu, xem xét bổ nhiệm cán bộ. cùng với đó là hình thức “chạy chức, chạy quyền”, mua bán chức vụ… đang diễn ra ở một số ít các cá nhân trong quân đội
            Các phần tử cơ hội trong quân đội mặc dù không có nhiều, song một số  biểu hiện của nó đang ảnh hưởng trực tiếp tới cán bộ, đảng viên mà nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ làm cho họ giảm sút ý chí, xa rời bản chất cách mạng, xa rời mục tiêu lý tưởng của đảng, của quân đội; suy thoái về đạo đức, lối sống dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Để làm được điều đó cần thực hiện kiên quyết “tăng cường xây dựng chỉnh đốn đảng, ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ từ cơ sở trở lên; đồng thời kết hợp tuyên truyền giáo dục, vận động thuyết phục những người nhẹ dạ cả tin, bị các phần tử cơ hội lôi kéo; Chú trọng nâng cao năng lực và phát huy tốt vai trò của lực lượng chiến sĩ bảo vệ an ninh tại đơn vị, nhằm đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; với những luận diệu khoa học, sắc bén, có chứng cứ rõ ràng, có tính thuyết phục cao để chống lại các quan điểm tư tưởng chủ nghĩa cá nhân đang len lỏi vào hoạt động của đơn vị.
            Người sĩ quan trong quân đội, đặc biệt là cán bộ chính trị điều tiên quyết trước tiên là phải nắm rõ đường lối chủ trương của đảng, Nghị quyết của cấp ủy Đảng các cấp; nhận diện đúng những vấn đề tiêu cực, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội cục bộ trong đơn vị để từ đó đề xuất các chủ trương đường lôi, các biện pháp phù hợp nhằm loại bỏ những tư tưởng gây hại trong đơn vị. Cùng với đó là tích cực đấu tranh chống lại quan điểm quan liêu, bảo thủ, ngại học tập, lười rèn luyện, nói không đi đôi với làm… góp phần xây dựng nội bộ đoàn kết, thống nhất, đơn vị vững mạnh toàn diện.


1 nhận xét: