Nam Lý
Nội
dung thông tin không có ý định bàn luận về học thuật mà chỉ xin đưa ra trao đổi
với tác giả Nguyễn Tường Lâm trên trang mạng "Dân làm báo" về nội
dung "triết lý là gì" (bài 2). Trong đó, khi bàn luận về mối quan hệ
giữa triết học với tôn giáo, toán học, vật lý nghệ thuật...tác giả đã tiếp cận
cả nội dung và phương pháp là chưa toàn diện.
Xin
đưa ra và trao đổi:
1.
Cần phân biệt rõ "triết học" và "triết lý". Triết hoc là
quan điểm, quan niệm của con người về thế giới còn triết lý chỉ là sản phẩm
thuần túy của tư duy.
Như
vậy, tiêu đề bài viết của tác giả Nguyễn Tường Lâm là "triết lý là
gì" nhưng khi luận giải, đưa thông tin tác giả đã đánh tráo khái niệm, lẫn
lộn giữa "triết học" với "triết lý". Đành rằng, nó có quan
hệ với nhau.
2.
Tác giả Nguyễn Tường Lâm viết: "Chính
vì triết học là lý luận trừu tượng nên triết học có phần nào giống toán học.
Nhưng triết học khác toán học ở điểm toán học gia cần cái bút và tờ giấy còn
triết gia thì không cần gì cả. Triết gia chỉ cần cái đầu suy nghĩ. Một công
thức toán học, kết quả của một công trình lý luận là không thể bác bỏ, trái lại
triết học không bao giờ có câu trả lời rõ ràng"...
Tác
giả Nguyễn Tường Lâm đang bàn luận "một vấn đề lớn", "đang ứng
xử với tư duy, tri thức của nhân loại" đã xuất hiện từ cách đây gần 3000
năm mà lại chủ quan, võ đoán như thế thì khác gì "bắn vào quá khứ".
Vậy, tương lai sẽ đối đáp với Nguyễn Tường Lâm ra sao.
Do
chưa hiểu đúng về đối tượng nghiên cứu của triết học, cho nên Nguyễn Tường Lâm
đã nêu ra "Triết gia chỉ cần cái đầu suy nghĩ" "triết học không bao giờ có câu trả lời rõ ràng" là một sai
lầm. Nguyễn Tường Lâm nên đọc thêm,
nghiền ngẫm thêm những chân lý khoa học của các nhà khoa học đã chứng minh
rằng: Triết học trong lịch sử đặc biệt là của triết học hiện đại là vấn đề quan
hệ giữa tư duy với tồn tại (nhấn mạnh: tư duy trong quan hệ với tồn tại). Và,
do nhu cầu nhận thức (triết học hiện đại là nhận thức và cải tạo thế giới) mà
các nhà triết học luôn đi tìm và trả lời cho "ngày càng rõ ràng" đi
tới cấp độ "chân lý khoa học" những vấn đề về thế giới, con người,
chẳng hạn: Mối quan hệ vật chất ý thức; mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội; nguồn gốc, vị trí chủ thể, bản chất con người...là những
"chân lý khoa học rõ ràng" mà không ai có thể phủ nhân được.
Trao
đổi cuối cùng: Nguyễn Tường Lâm nên đọc thêm, nghiền ngẫm thêm triết học cho
"sáng dạ" thêm thì hãy viết, hãy nói.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa