Khải Hoàn Môn - Biểu tượng chiến thắng của nước Pháp, nơi đặt ngọn lửa chiến sỹ vô danh” bị đập phá, bôi bẩn. Bức tượng nàng Marianne - công trình nghệ thuật quốc gia tượng trưng cho nền Cộng hòa Pháp bị đập vỡ đầu. Paris - Thủ đô hoa lệ, kinh đô ánh sáng bỗng chốc trở thành vùng chiến sự, ngập chìm trong lửa, khói bạo loạn. 682 người bị bắt trên toàn quốc (riêng Paris là 412), hơn 260 người bị thương, 02 tử vong tại chỗ, nạn cướp bóc, hôi của, đốt nhà, đốt công sở diễn ra khắp thủ đô và các vùng ngoại ô lân cận, cộng đồng quốc tế ném cái nhìn e ngại, Chính phủ Pháp ban bố tình trạng khẩn cấp, Tổng thống Macron sụt giảm uy tín nghiêm trọng, nguy cơ “đứt gánh” ngay giữa nhiệm kỳ.
Với những gì đang diễn ra tại Pháp suốt 3 tuần qua đủ để cho thấy đây không còn là câu chuyện đơn thuần về giá xăng, sức mua kém hay bất công xã hội mà là mối an nguy, đe dọa trực tiếp để tình hình an ninh chính trị của nước Pháp. Đây được xem là bài học nhãn tiền cho quốc tế nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng về việc xem nhẹ hiệu ứng “cơn điên đám đông” và không ngăn chặn triệt để cái gọi là “biểu tình ôn hòa”, “đấu tranh bất bạo động” ngay từ trong trứng nước.
Thực tế tại Việt Nam đã thấy rõ, từ các vụ việc như: đập phá khu công nghiệp tại Bình Dương năm 2014; bao vây, cô lập trụ sở huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh năm 2016; đập phá, đốt tài sản tại Phan Rí, Bình Thuân năm 2018… là những ví dụ điển hình của âm mưu dùng biểu tình ôn hòa để từng bước tạo ra các cuộc đụng độ, bạo loạn, tiến tới lật đổ chính quyền của tổ chức phản động lưu vong Việt tân và đám phản động, linh mục công giáo có tư tưởng cực đoan, chống đối trong nước.
Khi gặp phải sự trấn áp quyết liệt từ cơ quan chức năng, chúng sử dụng đội ngũ truyền thông xuyên tạc Việt Nam đàn áp dân, Việt Nam không có dân chủ nhân quyền để hòng nhận được sự can thiệp của quốc tế. Tuy nhiên, đúng sai giờ đã rõ, nhìn sang nước Pháp, khi sự việc đi quá xa người ta mới kịp nhận ra, đám đông “áo vàng” đòi quyền lợi chân chính thì ít, những kẻ tội phạm, cơ hội, lưu manh chính trị lại chiếm phần đa, đây là đáp án cho câu hỏi vì sao một cuộc biểu tình đơn thuần là đòi quyền lợi lại xuất hiện nạn đập phá, cướp bóc, hôi của ngang nhiên, trắng trợn đến vậy.
Một Paris đổ nát những ngày qua càng khiến chúng ta phải biết trân quý và sống có trách nhiệm hơn đối với sự bình yên, an toàn mà đất nước này mang lại. Đã là xã hội đương nhiên phải có những xung đột, mâu thuẫn, tuy nhiên xây dựng và tạo ra xã hội đó tốt đẹp, văn minh hay không lại chính từ suy nghĩ tích cực từ các bạn, hãy là những bộ não hiểu biết và tuyệt đối không mắc phải những luận điệu xuyên tạc từ các thế lực xấu. Đừng để khởi phát những sai lầm mà ngay cả chính mình cũng không hề ý niệm về nó.
(HV TĐ47)
Với những gì đang diễn ra tại Pháp suốt 3 tuần qua đủ để cho thấy đây không còn là câu chuyện đơn thuần về giá xăng, sức mua kém hay bất công xã hội mà là mối an nguy, đe dọa trực tiếp để tình hình an ninh chính trị của nước Pháp. Đây được xem là bài học nhãn tiền cho quốc tế nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng về việc xem nhẹ hiệu ứng “cơn điên đám đông” và không ngăn chặn triệt để cái gọi là “biểu tình ôn hòa”, “đấu tranh bất bạo động” ngay từ trong trứng nước.
Thực tế tại Việt Nam đã thấy rõ, từ các vụ việc như: đập phá khu công nghiệp tại Bình Dương năm 2014; bao vây, cô lập trụ sở huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh năm 2016; đập phá, đốt tài sản tại Phan Rí, Bình Thuân năm 2018… là những ví dụ điển hình của âm mưu dùng biểu tình ôn hòa để từng bước tạo ra các cuộc đụng độ, bạo loạn, tiến tới lật đổ chính quyền của tổ chức phản động lưu vong Việt tân và đám phản động, linh mục công giáo có tư tưởng cực đoan, chống đối trong nước.
Khi gặp phải sự trấn áp quyết liệt từ cơ quan chức năng, chúng sử dụng đội ngũ truyền thông xuyên tạc Việt Nam đàn áp dân, Việt Nam không có dân chủ nhân quyền để hòng nhận được sự can thiệp của quốc tế. Tuy nhiên, đúng sai giờ đã rõ, nhìn sang nước Pháp, khi sự việc đi quá xa người ta mới kịp nhận ra, đám đông “áo vàng” đòi quyền lợi chân chính thì ít, những kẻ tội phạm, cơ hội, lưu manh chính trị lại chiếm phần đa, đây là đáp án cho câu hỏi vì sao một cuộc biểu tình đơn thuần là đòi quyền lợi lại xuất hiện nạn đập phá, cướp bóc, hôi của ngang nhiên, trắng trợn đến vậy.
Một Paris đổ nát những ngày qua càng khiến chúng ta phải biết trân quý và sống có trách nhiệm hơn đối với sự bình yên, an toàn mà đất nước này mang lại. Đã là xã hội đương nhiên phải có những xung đột, mâu thuẫn, tuy nhiên xây dựng và tạo ra xã hội đó tốt đẹp, văn minh hay không lại chính từ suy nghĩ tích cực từ các bạn, hãy là những bộ não hiểu biết và tuyệt đối không mắc phải những luận điệu xuyên tạc từ các thế lực xấu. Đừng để khởi phát những sai lầm mà ngay cả chính mình cũng không hề ý niệm về nó.
(HV TĐ47)
Biểu tình chỉ làm nghèo đất nước
Trả lờiXóa