Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người


Trong những ngày qua, các cuộc biểu tình, bạo loạn ở thủ đô Paris tráng lệ của Pháp đã nổ ra do một bộ phận tầng lớp người dân phản đối chính sách của Chính phủ Pháp tăng thuế và giá nhiên liệu. Hàng ngàn người mặc áo vàng đã xuống đường biểu tình, lập rào chắn, đập phá các công trình công cộng, chặn đường, ném vỡ cửa sổ, đốt, phá nhiều tài sản, phương tiện ô tô và bạo động, chống lại lực lượng cảnh sát. Cuội nguồn của vấn đề bắt đầu từ giữa tháng 11/2018, Tổng thống Pháp Macron tuyên bố tăng thuế nhiên liệu nhằm hỗ trợ cho kế hoạch chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sạch của Pháp. Động thái này sẽ khiến bình quân mỗi hộ gia đình của Pháp phải chi tiêu thêm 10 EURO (14 USD) một tháng. Đây là con số đáng kể với những hộ gia đình nghèo, khi cuộc sống của họ không được cải thiện trong nhiều năm nay. Phong trào biểu tình “áo khoác vàng” mà một số người dân Pháp tham gia rõ ràng đã đi quá giới hạn, một số người tham gia có các hoạt động cực đoan, quá khích, vi phạm pháp luật nước Pháp nhưng rõ ràng sự việc xẩy ra là biểu hiện của sự phẫn nộ, oán giận mà tầng lớp lao động trút lên hàng hoạt bất công tại xã hội Pháp đang làm xói mòn cuộc sống của họ. Sự bất mãn ngày càng sâu sắc trong suốt các tuần qua mà đỉnh điểm là cuộc bạo loạn hôm 01/12/2018. Điều này cho thấy rằng: dù được coi là “miền đất hứa”, nhưng trong lòng xã hội Pháp hay Mỹ và một số nước phương Tây đang tiềm ẩn những ung nhọt, bất công và phân hóa xã hội sâu sắc. Tại Mỹ, hiện có khoảng 41 triệu người thuộc diện nghèo, chiếm khoảng 12,7% dân số. Có khoảng 1,5 triệu hộ gia đình Mỹ, bao gồm cả 2,8 triệu trẻ em, sống ở mức nghèo với mức sống chưa đầy 02 USD/người/ngày. Phân hóa giàu nghèo tại Mỹ ngày càng có xu hướng tăng rộng. Tính trung bình vào năm 1981, top 1% người giàu nhất nước Mỹ tiền kiếm nhiều nhất gấp 27 lần so với 50% dân số ở nhóm dưới, ngày nay, con số này lên gấp tới 81 lần.
Phải khẳng định rằng, chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trong mấy thập kỷ qua, do biết “tự điều chỉnh và thích ứng” đồng thời sử dụng triệt để thành tựu của khoa học công nghệ, các nước tư bản đã có những bước phát triển, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loại người, bởi phương thức sản xuất chủ yếu dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đã gây ra những ung nhọt không thể chữa khỏi như: bóc lột, sự phân hóa giàu nghèo, phân biệt chủng tộc, bạo lực tràn lan, mâu thuẫn giữa tầng lớp tư sản với công nhân, mâu thuẫn giữa các nước lớn tư bản với nhau… Hiện nay, một số yếu tố xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản, những yếu tố văn minh hậu công nghiệp, kinh tế tri thức nảy sinh và phát triển; tính chất xã hội của sở hữu ngày càng tăng; sự điều tiết của nhà nước đối với thị trường ngày càng hữu hiệu; tính nhân văn của nhà nước ngày càng tăng lên, phúc lợi xã hội ngày càng chia đều cho người dân (Thụy Điển, Na uy, Phần Lan…). Tuy nhiên, dù có sự điều chỉnh đi chăng nữa thì bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi, vẫn là chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, bản chất vẫn là sự bóc lột, bất công và khi đến một giai đoạn nào đó thì những mầm mống nảy sinh trong lòng xã hội các nước tư bản sẽ dẫn đến các cuộc cách mạng cho ra đời một xã hội mới sau chủ nghĩa tư bản.
Thangnguyen-TĐ47.

1 nhận xét: