Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại và phát triển.
Mặc dù nguồn gốc hình thành và đặc điểm hoạt động của mỗi loại hình tôn giáo có
sự khác nhau, nhưng tựu chung các tôn giáo ở nước ta đều có mục tiêu là hướng
thiện, sống tốt đời, đẹp đạo với tinh thần bao dung, đoàn kết, gắn bó trong đại
gia đình các dân tộc Việt Nam. Sự phát triển lành mạnh, tích cực của mỗi tôn
giáo đều góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú và bản sắc của nền văn hoá
dân tộc. Vì vậy, Đảng ta đã xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng
và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và
giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử
với đồng bào có đạo, chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng; đồng thời
nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn
kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công
dân”[1]. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới, các chính sách
về tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã cơ bản đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo
quần chúng nhân dân, các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được tôn trọng,
bảo vệ và phát triển. Hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới, như: Phật giáo,
Công giáo, Tin lành, Hồi giáo cùng một số tôn giáo bản địa như Cao Đài, Hòa Hảo…,
đang chung sống hòa bình; nhiều nhà thờ, chùa chiền, tu viện đã được quan tâm,
tạo điều kiện để tu sửa, tôn tạo ngày càng khang trang; các cơ sở đào tạo chức
sắc tôn giáo với đủ các cấp học, như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa
giáo, Viện Thánh kinh Thần của đạo Tin lành được chính quyền các cấp tạo điều
kiện hoạt động và phát triển; đội ngũ chức sắc, chức việc cùng với đồng bào
giáo dân đoàn kết, chung sức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, phản động của các thế lực
thù địch trong và ngoài nước. Chúng chưa bao giờ từ bỏ mục tiêu chống phá con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Một trong những hướng tấn công chủ yếu,
nhạy cảm mà kẻ thù lợi dụng để lôi kéo, tập hợp lực lượng, tạo dựng ngọn cờ chống
phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đó chính là
tôn giáo. Các thế lực thù địch sử dụng tôn giáo như một công cụ chính trị, để
thực hiện mưu đồ thâm hiểm của chúng. Vì vậy, bản chất tốt đẹp, vốn có của tôn
giáo dưới sự lợi dụng vì mục đích chính trị của kẻ thù đã phần nào bị bóp méo,
làm cho chúng lệch chuẩn theo hướng tiêu cực. Do đó, tiếp cận nghiên cứu làm rõ
cơ sở mà các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo như “mảnh đất màu mỡ” để chống
phá nước ta là vấn đề cấp thiết cần được luận giải trên cơ sở khoa học.
Chủ động nhận diện và đấu tranh có hiệu quả làm thất bại mọi
âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch để chống phá cách mạng
nước ta.
Phát huy vai trò của các cơ quan chức năng, lực lượng chuyên
trách, đội ngũ các nhà khoa học chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý
luận làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng của
các thế lực thù địch. Thông qua nhiều kênh khác nhau, nhất là trên các phương
tiện thông tin đại chúng và không gian mạng, thường xuyên vạch trần những âm
mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch để nhân dân kịp thời
nhận diện, đề cao cảnh giác, không bị mắc mưu. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa
lực lượng quân đội, công an với các tổ chức đoàn thể xã hội, tranh thủ già
làng, trưởng bản, những người có uy tín, chức sắc, chức việc của đồng bào tôn
giáo để thuyết phục, vận động giáo dân nhận rõ phải, trái không nghe lời bọn xấu,
giữ gìn an ninh trật tự và ổn định tình hình trong khu vực. Chủ động dập tắt mọi
âm mưu, hành động lợi dụng vấn đề tôn giáo kích động lôi kéo đồng bào gây bạo
loạn. Các hoạt động đấu tranh phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý
tập trung, thống nhất của Nhà nước, trực tiếp là cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương; phát huy vai trò của lực lượng chuyên trách làm công tác tôn giáo; lực
lượng công an, quân đội tham mưu, phối hợp hiệp đồng, tổ chức chỉ huy, thống nhất
lực lượng thuộc quyền theo chức năng. Khi xuất hiện điểm nóng, cần tìm rõ
nguyên nhân, biện pháp giải quyết kịp thời, không để lan rộng, không để kẻ thù
lấy cớ can thiệp; xử lí nghiêm minh theo pháp luật những kẻ cầm đầu, ngoan cố
chống phá cách mạng. Đồng thời, kiên trì thuyết phục, vận động những người nhẹ
dạ, cả tin nghe theo kẻ xấu quay về với cộng đồng; tạo cơ hội, đối xử khoan hồng,
độ lượng, bình đẳng với những người lầm lỗi đã ăn năn hối cải, phục thiện để họ
trở về sớm ổn định, hòa nhập với cuộc sống./.
Phải bắt hết bọn phản động và xử lý thật nghiêm khắc để răn đe người khác.
Trả lờiXóa