Khẳng
định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ rõ: Phải xây dựng và lãnh đạo vững chắc lực lượng vũ trang cách mạng của
nhân dân, bảo đảm đánh thắng bất cứ kẻ thù nào, bất cứ trong hoàn hoàn cảnh
nào.Người khẳng định: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội
nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục.
Trong giai đoạn đầu của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân đội ta có sự phát triển nhanh về
lực lượng. Để giữ vững sự lãnh đạo, Đảng tiếp tục nghiên cứu xác lập, triển
khai cơ chế lãnh đạo quân đội: Thành lập Trung ương Quân ủy (tháng 1-1946);
thành lập các cấp ủy từ quân khu đến chi ủy; đặt chế độ hai thủ trưởng (quân sự,
chính trị) để chỉ huy đơn vị từ cấp khu đến trung đội; lập chế độ chính trị ủy
viên đại diện Đảng phụ trách trong quân đội (tháng 10-1948)…
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội luôn được giữ vững, tăng cường và phát
huy được sức mạnh chiến đấu "càng đánh, càng mạnh, càng thắng lợi". Sự
lãnh đạo của Đảng đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân đội ta trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời trở thành truyền thống, kinh nghiệm
quý báu của quân đội ta.
Trong thời kỳ mới, quân đội phải
nắm vững và thực hiện tốt nguyên tắc lãnh đạo của Đảng trong xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân, xây dựng quân đội về chính trị, trở thành lực lượng chính trị,
lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Chúng ta cần nhận thức rõ hơn bản
chất, âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá mới của các thế lực thù địch, nhất
là đấu tranh vạch trần tính chất phản khoa học của luận điểm “quân đội đứng
ngoài chính trị” - thực chất của quan điểm “phi chính trị hóa” Quân đội ta.Thường
xuyên nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh phê phán các luận điệu xuyên tạc,
phản động, phát huy bản chất, truyền thống của Quân đội ta, bảo đảm cho Quân đội
luôn trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân
tộc./.
Bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa