Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Đấu tranh chống lợi dụng “dân chủ, nhân quyền” – vấn đề tính chất mới




Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá đối với Việt Nam, “thì chiêu bài” dân chủ, nhân quyền luôn là những vấn đề mang tính chiến lược được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng chống phá, xuyên tạc nhằm gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự xã hội và tiến tới âm mưu xóa bỏ hoàn toàn chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Bằng các thủ đoạn lợi dụng những kênh thông tin trên internet, hàng ngàn trang web và trang mạng xã hội để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, cổ vũ giá trị dân chủ tư sản với luận điệu:“nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, “yêu nước”,... các đối tượng ở nước ngoài đã cấu kết với số đối tượng trong nước, tìm cách hình thành, phát triển các tổ chức, hội nhóm bất hợp pháp, như: “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Nhóm tuổi trẻ yêu nước”,…để chúng tán phát các dự luật, nghị quyết, báo cáo với nội dung xuyên tạc, vu cáo nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo nhằm làm cho cộng đồng quốc tế hiểu không đúng tình hình ở Việt Nam, từ đó kích động, lôi kéo nhân dân tham gia biểu tình, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Vậy thực chất nền “dân chủ xã hội chủ nghĩa” mà nước ta xây dựng khác như thế nào vớidân chủ tư sản” mà bọn chúng đang cổ suýt ?
Trong quá trình lịch sử của tư tưởng dân chủ, C.Mác là người đầu tiên đánh dấu bước phát triển mới có tính cách mạng trong nhận thức về dân chủ. Năm 1985, khi nghiên cứu về Nhà nước Phổ, Các Mác đã viết dân chủ theo tiếng Đức là chính quyền của nhân dân. Ông nhấn mạnh rằng: “Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người được khách thể hóa. Cũng giống như tôn giáo không tạo ra con người mà con người tạo ra tôn giáo, ở đây cũng vậy; không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra chế độ nhà nước”[1]
Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” V.I.Lênin cho rằng: “Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước[2] và ông cũng khẳng định chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ hơn “gấp triệu lần” bất cứ chế độ dân chủ nào trong lịch sử.
Tiếp thu tinh hoa trí tuệ nhân loại về dân chủ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân,…[3]
Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những tư tưởng về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đảng ta khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước[4]
Do đó bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta được thể hiện là chế độ do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể của Nhà nước và của quyền lực. Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện bằng Hiến pháp, pháp luật, cơ chế, chính sách và được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện và cơ chế bảo đảm cho nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội và những công việc trọng đại của nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân, dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, quyền lực gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ.
Về bản chất, dân chủ xã hội chủ nghĩa khác biệt về “chất” so với dân chủ tư sản – đó là nền dân chủ của đông đảo nhân dân trong xã hội, quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân tự tổ chức và thực hiện, trước hết và chủ yếu thông qua nhà nước của mình.
Đối với dân chủ tư sản chỉ phục vụ lợi ích của một thiểu số giai cấp tư sản nắm quyền lực về kinh tế và chính trị trong xã hội tư sản. Do dó nền dân chủ tư sản không phục vụ cho công nhân và nhân dân lao động, trái lại các thiết chế dân chủ tư sản lập ra chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích và quyền lực cho giai cấp tư sản, bóc lột và áp bức giai cấp vô sản- số đông trong xã hội.
Do đó thật nực cười cho những kẻ quay lưng lại với quê hương, Tổ quốc khởi xướng, kêu gọi người dân trong nước và ngoài nước tham gia “chiến dịch tranh đấu cho tự do – dân chủ – nhân quyền” với mục đích phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước không có “dân chủ”, người dân không có “nhân quyền”. Nên nhớ rằng đối với bọn chúng, "đấu tranh dân chủ" không phải là mục đích mà là chiêu bài, là nghề kiếm sống, là hưởng lợi từ tiền hỗ trợ của các hội đoàn chống cộng ở hải ngoại như tổ chức khủng bố "Việt tân".
Để tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện thành công mục tiêu “tối thượng” của cách mạng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của Đảng đề ra, để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động này, thời gian tới, cần thực hiện tốt những vấn đề sau: 
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và quần chúng nhân dân về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch trên không gian mạng lợi dụng dân chủ, nhân quyền xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội nước ta. 
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, thành tựu bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Tận dụng thế mạnh của các kênh ngoại giao, đối thoại, hợp tác làm cho cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài hiểu đúng quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thành tựu đã đạt được trong bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, góp phần đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo hòng can thiệp nội bộ nước ta.
Ba là, tiếp tục tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng và hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người đi đôi với việc kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, an ninh mạng.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo… kết hợp với thực hiện công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nhằm góp phần bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người dân trên cơ sở pháp luật.
Năm là, nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, nắm tình hình. Các cơ quan chuyên trách phải chủ động, nhạy bén, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc nắm tình hình, nghiên cứu, dự báo, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn, đặc biệt lợi dụng dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch để triển khai những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh. Thường xuyên kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sắc bén, tinh nhuệ trong phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn lợi dụng không gian mạng để chống phá nước ta./.



[1] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập,t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.349.
[2] V.I. Lênin, Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.123.
[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, H.2000, tr.698.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tr.84.

1 nhận xét:

  1. Cần phải xử lý thật nghiêm bọn phản động chuyên xuyên tạc và chống phá đất nước

    Trả lờiXóa