Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

Suy nghĩ

Một cách đầy khôn ngoan, truyền thông thế giới kể cả những nước chống lại phương Tây bị mớm cho, và nói rằng:'' Phúc lợi cao ban đầu, sau đó cắt giảm phúc lợi'' hoặc ''giá xăng tăng" là nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình Paris. Cũng có thể nói đó là nguyên nhân trực tiếp, giá xăng tăng vì những lí do rất buồn cười ở Pháp.
Ví dụ như khi Nga Mỹ đánh nhau chí chóe giá dầu down chạm đáy thì không có giảm mà chỉ có tăng, nhưng rồi khi giá xăng tăng trở lại và có thêm một số lý do khác, xăng tăng một phát 23%.
Bạn có thấy điều gì ở đây không? Chủ tư bản kiếm đậm nhờ xung đột chính trị Nga Mỹ, mặc xác người lao động lãnh đủ vì cấm vận lẫn nhau, rồi khi có bất ổn xảy ra, họ đổ hết các vấn đề lên vai người lao động, rằng tại phúc lợi chúng mày mà ngân sách bị gánh nặng đấy! Sướng quen rồi giờ k chịu được khổ à? Kỳ thực nếu phúc lợi ở Pháp mà cao, ng Pháp mà sung sướng thì tỉ lệ sinh châu Âu đã không bao giờ âm, họ k đủ sống và nuôi con cái họ, đó mới là vấn đề, thế thì phúc lợi có thực sự cao?
Các thế hệ ng châu Âu đang chết dần, và CNTB nới lỏng các biện pháp nhập cư để kiếm lao động giá rẻ, đuổi các gia đình bản địa ra đường và thay thế bằng lớp lao động đã tan hoan quê hương ở châu Phi sẵn sàng chấp nhận điều kiện sống dưới mức tối thiểu. Tình cảnh này đã được các nhà Kinh điển của CN Mác mô tả rất rõ từ hàng thế kỷ.
Thế rồi người nhập cư gây các tệ nạn xã hội, họ lại đổ lỗi cho bọn nhập cư man di ăn đâu ỉa đấy, và dù họ có chửi thì họ vẫn cứ cho phép nhập cư. Thực ra kích động điều này thì chủ tư bản rất có lợi, bọn lao động nhập cư cũng giống như bọn Ireland mà Ăng ghen từng kể trong "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh", ng nhập cư và ng bản địa ghét chống lại nhau thì họ mới đi sai hướng và k đoàn kết để tấn công vào giới chủ.
Rồi các gánh nặng khác của trái đất như môi trường thì họ đổ lên ng lao động, phí môi trường chẳng hạn, trong khi họ kiếm bẫm vì tàn phá môi trường. Mỗi gia đình Pháp gánh lấy các khoản phí nặng nề trên mỗi lít xăng họ chạy. Phí tăng thì giá tăng, lợi nhuận giữ nguyên, tức là chỉ có ng lao động chịu phí chứ chủ tư bản còn lâu mới chịu. Điều này, Mác cũng đã nói.
Một điều thú vị nữa là chủ nghĩa tư bản phát triển đến một giai đoạn nào đó sẽ cản trở sản xuất, ngăn cản người khác trở thành giai cấp tư sản. Những người biểu tình ở Pháp là công nhân lái xe và giới chủ vận tải nhỏ, tăng xăng, chính là cắt miếng cơm của họ, giết các dn và chủ xe làm tư để lấy hết thị phần vận tải còn rơi rớt. Điều này, chủ nghĩa Mác cũng đã chỉ ra.
Cuộc biểu tình ở Pháp hoàn toàn là tự phát, nguyên nhân sâu xa đó là xã hội tư bản chủ nghĩa châu Âu đã đến chu kì suy thoái của nó. Cái gọi là "bọn cánh tả"chỉ là cái cớ để đổi lỗi. Những ng cộng sản Tây Âu đã thỏa hiệp với giới chủ từ thế kỷ trước, và đã biến mất gần như hoàn toàn vào tk này. Giai cấp công nhân châu Âu lại đi lại con đường đầy dấu chân cũ năm xưa mà họ từng đi. Con đường đấu tranh đốt phá, đập phá máy móc, và khi họ ý thức được, đoàn kết với nhau, có một chính đảng lãnh đạo thực sự, thì cách mạng ở châu Âu mới đáng là rung chuyển, mới là đáng để nghiên cứu.
Tôi cũng mơ đến một ngày, khi chính ng lao động Pháp đánh đổ được chính quyền tư sản và xây dựng một nhà nước mới của họ. Đó là sự trả thù ngọt ngào nhất cho biết bao thế hệ con người đã chết vì lòng tham của CNĐQ. Hàng triệu người ở đất nước tôi, nước VN nhỏ bé, cùng hàng triệu ng thuộc địa, hàng trăm ngàn ng da trắng phơi xương để cướp thuộc địa về cho thực dân. Những ng chết vì quyền lợi không phải của họ và những ng chết vì giành lấy quyền sống cho dân tộc, những ng đã chết tại Điện Biên Phủ...
Như Bác Hồ đã nói, CNĐQ như con đỉa hai đầu, một hút máu dân thuộc địa và một hút máu dân lao động chính quốc. Người VN đã cắt vòi nó ở đây, giờ đến lượt ng Pháp. Dù chậm chạp, nhưng nó là con đường mà chúng mày phải đi, trên chính mảnh đất từng là quê hương của những cuộc cách mạng giải phóng con người.
(Kim Như Hoàng)

1 nhận xét: