Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Nhận diện chủ nghĩa chống cộng với quan điểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập



          Chống cộng là hoạt động nhất quán của toàn bộ giai cấp tư sản trên thế giới, nhằm đánh đổ hệ tư tưởng Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Tính chất ấy và sự đầu tư tài chính, nguồn nhân lực chuyên nghiệp, hậu thuẫn về kinh tế, chính trị khá lớn và được chỉ đạo bởi chủ thuyết chính trị khá vững chắc, trở thành chủ nghĩa chống cộng trong hệ tư tưrng của  giai  cấp tư sản. Hiện nay, chủ nghĩa chống cộng luôn được các thế lực sử dụng, tung hô cho quan điểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập một cách tinh vi, xảo quyệt, khó nhận thấy.
          Đa nguyên chính trị, đa đảng đối  lập hiện nay là một nội dung trọng yếu trong chủ nghĩa chống cộng được các thế lực thù địch vận dụng vào đánh đổ hệ tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập phản ánh tầng sâu bản chất của vấn đề chia quyền lực giữa các tập đoàn tư sản khác nhau trong thống trị quần chúng nhân dân, giai cấp công nhân. Dù là đảng này hay đảng khác nắm quyền thống trị thì cũng không bao giờ có đảng nào đại diện quyền lực chính trị cho nhân dân lao động. Các đảng ấy vẫn là đại biểu quyền lực cho giai cấp tư sản và nhất nguyên chính trị tư sản. Họ vẫn là kẻ bóc lột, thống trị và được che đậy bởi hình thức về tính “ dân chủ” này hay khác.  
          Cái gọi là “ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” đâu có phải là đối lập nhau về chính trị, đối lập giữa các đảng. Bản chất chỉ là các đảng khác nhau trong nhất nguyên chính trị, thống nhất ở địa vị thống trị cũng như thống nhất nắm quyền lực chính trị nhà nước. Trong khi đó, các học giả tư sản lại tung hô cho các nước khác, đặc biệt ở nước ta là thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập theo nghĩa tồn tại các loại quản điểm chính trị đối lập nhau; các đảng chính trị đối lập nhau; hệ tư tưởng trái ngược nhau. Với nội dung ấy cũng rất dễ làm cho những người có nhận thức thấp tưởng rằng đó là ưu việt, là dân chủ. Hệ tư tưởng giai cấp tư sản với lý luận của chủ nghĩa “ thực dụng” thì họ không bao giờ cho không ai cái gì. Và như vậy thì quan điểm “ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” chỉ là một phần của chủ nghĩa chống cộng của giai cấp tư sản trong tình hình hiện nay.
          Với hệ tư tưởng và thể chế chính trị cũng như một Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản thật sự đối lập với hệ tư tưởng, thể chế chính trị, các đảng của giai cấp tư sản. Đối lập biểu hiện giữa một bên là đại diện quyền lực chính trị  thống nhất thuộc về nhân dân với đại diện quyền lực chính trị của toàn bộ giai cấp tư sản. Mục đích của Đảng, của hệ tư tưởng, của thể chế chính trị  thống nhất mục đích quyền lực thuộc về nhân dân là đủ. Vì thế, nhất nguyên chính trị xã hội chủ nghĩa; duy nhất một hệ tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam là đủ, là đúng.
Không thể  có (đa nguyên chính trị); đa hệ tư tưởng, cũng như không thể có các đảng đối lập (đa đảng đối lập) mà cùng đại diện cho một quyền lực chính trị thống nhất thuộc về nhân dân như các thế lực thù địch tung hô, cổ súy.

1 nhận xét:

  1. Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.

    Trả lờiXóa