Hơn 27 năm trước, một trong những trận càn tàn khốc nhất lịch sử chiến tranh loài người được thực hiện ở Iraq, dọc cao tốc 80, cách thủ đô Kuwait 32km về phía tây. Trong đêm ngày 26-27.2.1991, hàng ngàn quân và dân thường Iraq đang trên đường trở về thủ đô Baghdad sau khi lệnh ngừng bắn được tuyên bố thì vụ việc diễn ra.
Dù biết về lệnh ngừng bắn nhưng Tổng thống George Bush ''cha'' đã yêu cầu quân đội Mỹ trả đũa lên quân lính Iraq. Máy bay của liên quân lập tức xuất quân và tấn công hàng ngàn binh sĩ không trang bị súng ống, đạn dược. Thậm chí, máy bay Mỹ còn bắn hạ nhiều khí tài đi đằng trước và sau của đoàn để giảm tốc độ của quân đội Iraq kéo về nước.
Sau đó, hàng loạt những đợt không kích bằng máy bay ném bom tới tấp vào đoàn xe Iraq không sức kháng cự trong nhiều giờ liền. Kết quả, 2.000 khí tài quân sự Iraq bị bắn phá, xác hàng ngàn người lính Iraq cháy đen thui chạy dọc tuyến đường được gọi tên là ''Xa lộ Tử thần''. Thi thể hàng trăm người khác nằm rải rác trên cao tốc số 8 nối với tỉnh Basra (Iraq). Hình ảnh khủng khiếp từ Xa lộ Tử thần được xem là nỗi ám ảnh lớn nhất trong cuộc chiến vùng Vịnh.
Trước ngày hành quân, quân đội Iraq tuyên bố rằng Ngoại trưởng nước này chấp thuận yêu cầu ngừng bắn của Liên Xô và yêu cầu toàn bộ binh sĩ Iraq rút lui khỏi Kuwait theo nghị quyết 660 của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Bush (cha) không tin vào hành động đầu hàng của Iraq và đáp trả: ''Không có dấu hiệu nào cho thấy quân Iraq sẽ rút lui. Thực tế, Iraq sẽ tiếp tục đánh nhau. Chúng ta cần chấm dứt cuộc chiến này''.
Tổng thống Iraq Saddam Hussein tuyên bố trên sóng truyền thanh rằng lệnh rút lui đã được thực hiện trên hai cao tốc chính và hoàn thành trong ngày 27.2.1991. Đáp trả tuyên bố này, Tổng thống Bush nói đây là ''sự xúc phạm'' và ''dối trá trắng trợn''.
Thay vì chấp thuận yêu cầu xin hàng của Iraq và rời bỏ chiến trường, Tổng thống Bush và giới chức quân sự Mỹ lên kế hoạch tiêu diệt càng nhiều lính Iraq bỏ trốn càng tốt. Các đợt không kích bắt đầu từ nửa đêm. Ban đầu, máy bay Mỹ và Canada tấn công đoàn xe đi trước và đi sau để cản trở bước tiến của quân đội Iraq. Sau đó, những phương tiện quân sự bị kẹt ở giữa trở thành đối tượng bị dội bom không nương tay.
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ nhận được yêu cầu từ chính quyền Bush rằng ''không được phép để bất kì ai hoặc bất kì thứ gì rời khỏi thành phố Kuwait''. Hậu quả, mọi phương tiện di chuyển trên cao tốc đều bị săn lùng và tìm diệt. Những binh sĩ Iraq đầu hàng bằng cách hạ súng ống đều bị bắn chết. Không một người Iraq nào sống sót.
Dù biết về lệnh ngừng bắn nhưng Tổng thống George Bush ''cha'' đã yêu cầu quân đội Mỹ trả đũa lên quân lính Iraq. Máy bay của liên quân lập tức xuất quân và tấn công hàng ngàn binh sĩ không trang bị súng ống, đạn dược. Thậm chí, máy bay Mỹ còn bắn hạ nhiều khí tài đi đằng trước và sau của đoàn để giảm tốc độ của quân đội Iraq kéo về nước.
Sau đó, hàng loạt những đợt không kích bằng máy bay ném bom tới tấp vào đoàn xe Iraq không sức kháng cự trong nhiều giờ liền. Kết quả, 2.000 khí tài quân sự Iraq bị bắn phá, xác hàng ngàn người lính Iraq cháy đen thui chạy dọc tuyến đường được gọi tên là ''Xa lộ Tử thần''. Thi thể hàng trăm người khác nằm rải rác trên cao tốc số 8 nối với tỉnh Basra (Iraq). Hình ảnh khủng khiếp từ Xa lộ Tử thần được xem là nỗi ám ảnh lớn nhất trong cuộc chiến vùng Vịnh.
Trước ngày hành quân, quân đội Iraq tuyên bố rằng Ngoại trưởng nước này chấp thuận yêu cầu ngừng bắn của Liên Xô và yêu cầu toàn bộ binh sĩ Iraq rút lui khỏi Kuwait theo nghị quyết 660 của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Bush (cha) không tin vào hành động đầu hàng của Iraq và đáp trả: ''Không có dấu hiệu nào cho thấy quân Iraq sẽ rút lui. Thực tế, Iraq sẽ tiếp tục đánh nhau. Chúng ta cần chấm dứt cuộc chiến này''.
Tổng thống Iraq Saddam Hussein tuyên bố trên sóng truyền thanh rằng lệnh rút lui đã được thực hiện trên hai cao tốc chính và hoàn thành trong ngày 27.2.1991. Đáp trả tuyên bố này, Tổng thống Bush nói đây là ''sự xúc phạm'' và ''dối trá trắng trợn''.
Thay vì chấp thuận yêu cầu xin hàng của Iraq và rời bỏ chiến trường, Tổng thống Bush và giới chức quân sự Mỹ lên kế hoạch tiêu diệt càng nhiều lính Iraq bỏ trốn càng tốt. Các đợt không kích bắt đầu từ nửa đêm. Ban đầu, máy bay Mỹ và Canada tấn công đoàn xe đi trước và đi sau để cản trở bước tiến của quân đội Iraq. Sau đó, những phương tiện quân sự bị kẹt ở giữa trở thành đối tượng bị dội bom không nương tay.
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ nhận được yêu cầu từ chính quyền Bush rằng ''không được phép để bất kì ai hoặc bất kì thứ gì rời khỏi thành phố Kuwait''. Hậu quả, mọi phương tiện di chuyển trên cao tốc đều bị săn lùng và tìm diệt. Những binh sĩ Iraq đầu hàng bằng cách hạ súng ống đều bị bắn chết. Không một người Iraq nào sống sót.
Nhà báo Mỹ gốc Lebanon Joyce Chediac miêu tả lại trận càn ở Xa lộ Tử thần: ''Những chiếc xe chở quân bị đánh bom tan nát tới mức chúng bị vùi sâu dưới lớp đất đá và không thể phân biệt nổi bên trong có người hay không. Cửa kính vỡ vụn. Xe tăng vỡ tan thành chục mảnh, nằm chỏng chơ giữa sa mạc''.
''Hành động tấn công quân Iraq đang rút lui vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva năm 1949, trong đó cấm việc tàn sát binh sĩ đối phương đã đầu hàng”, Joyce viết. “Quân Iraq không bị dẫn giải khỏi Kuwait bởi chính quyền Bush hay quân đội Mỹ. Họ không tổ chức lại quân đội hay có ý định đánh nhau tiếp. Họ chỉ đơn giản là đầu hàng và đang về nhà. Tấn công những người lính đang trên đường về nhà là tội ác chiến tranh''.
Thống kê không chính thức cho thấy có từ 1.800 tới 2.700 khí tài quân sự của Iraq bị bắn cháy trên cao tốc 80. Tổng số người Iraq thiệt mạng ước tính lên tới cả chục ngàn người. Một số người không chạy ra khỏi xe khi máy bay oanh tạc đã bị nướng cháy thành than.
Dưới sức ép của dư luận, Mỹ tuyên bố ngừng chiến. Cuộc chiến vùng Vịnh kết thúc nhưng để lại hậu quả nặng nề cho Iraq tới tận ngày hôm nay.
Nguồn: st
Dưới sức ép của dư luận, Mỹ tuyên bố ngừng chiến. Cuộc chiến vùng Vịnh kết thúc nhưng để lại hậu quả nặng nề cho Iraq tới tận ngày hôm nay.
Nguồn: st
Rất tiếc không xem được hình ảnh
Trả lờiXóa