Chủ nghĩa Mác- Lê nin ra đời đến nay đã liên tục đi trên con đường không bằng phẳng.
Hơn 170 năm qua, tư tưởng của các nhà kinh điển đã vượt qua thử thách của thời
đại cũng như sự phê phán, công kích của các thế lực đối lập, thù địch.
Thời gian qua, một
số kẻ mượn cớ những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển đất nước để
xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng cho rằng: “chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với thời
đại ngày nay, lại càng không phù hợp với một nước phương Đông như Việt Nam”, từ
đó chúng đòi phải xoá bỏ hoàn toàn chủ
nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam. Chúng còn cho rằng: không nên dùng
thuật ngữ “chủ nghĩa Mác - Lênin”, “học thuyết Mác - Lênin” mà nên dùng “lý luận
Mác - Lênin”, vì “chủ nghĩa”, “học thuyết” dễ gợi ra sự giáo điều. Chúng khẳng
định: “Lý luận Mác- Lê nin là một lý luận
dở dang, vỡ vạc ra ở giữa chừng. Ít có lý luận nào của loài người lại dở dang đến
như thế”. Chúng còn lớn tiếng khuyên chúng ta rằng: “Cho nên khi nghiên cứu lý luận Mác, thì nên xác nhận rằng chúng ta
nghiên cứu một lý luận dở dang”. Phải chăng một “lý luận đang còn dở dang, vỡ vạc”, đã “lỗi thời” như vậy có còn cần
thiết nghiên cứu nữa hay không? Có nên xem đó là nền tảng, là kim chỉ nam nữa
hay không?
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung và phát triển năm 2011) của Đảng đã khẳng định:
Đảng Cộng sản Việt Nam
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động của mình. Điều đó hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quá trình phát
triển của cách mạng Việt Nam và tiến trình lịch sử thế giới.
Thực tiễn đã chứng minh, hơn 100 năm qua, chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử nhân
loại và chịu sự công kích, chống phá từ nhiều kẻ thù tư tưởng khác nhau, chủ
nghĩa Mác - Lênin vẫn tồn tại, đứng vững và luôn được bổ sung, phát triển bởi
những người mác-xít chân chính.
Như chúng ta đã nhận thấy
trong thế kỷ XX, nhân loại đã từng chứng kiến vai trò tích cực và tiêu cực của
nhiều học thuyết. Chủ nghĩa Mác -
Lênin đã dẫn đến thành lập các đảng cộng sản, Cách mạng Tháng Mười thành
công và nước Nga Xô viết đã ra đời, nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, mở
ra một thời đại mới cho nhân loại, khơi nguồn cho phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa phát xít đã dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ Hai, một thảm
họa lớn của nhân loại,… Chủ nghĩa tự do
cũ và mới, mà Hoa Kỳ là tiêu biểu đã phát triển mạnh mẽ rồi rơi vào khủng
hoảng. Chủ nghĩa xã hội dân chủ và “con đường thứ ba” đã và đang tồn tại ở
các nước Bắc Âu, Cộng hoà Liên bang Đức,… với những thành quả và khó khăn thể
hiện trong các cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội. Thế rồi cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu bắt đầu từ nước Mỹ (năm 2007 - 2009) và phong trào “Chiếm phố Uôn” nổ ra từ
nước Mỹ lan rộng ra các nước tư bản phát triển; gần đây nhất thế giới chứng
kiến cảnh biểu tình hỗn loạn ở giữa Thủ đô Pari nước Pháp, qua đó cho thấy chủ nghĩa tư bản sẽ không
bao giờ có thể thay đổi bản chất của một xã hội bất công. Những gì chủ nghĩa tư
bản hiện đại đang thể hiện không nằm ngoài tính quy luật mà chủ nghĩa Mác -
Lênin từng chỉ ra, càng chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác -
Lênin.
Đồng
thời, phải khẳng định rằng, trên thực tế, mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đã
đưa tới sự thay đổi rung trời chuyển đất và làm nên một vầng sáng không thể phủ
nhận trong tiến trình lịch sử của thế giới thế kỷ XX, vì đã đem lại cuộc sống
tốt đẹp, hòa bình cho phần lớn nhân loại; tạo nên sức mạnh không thể tưởng
tượng về nguồn lực vật chất và tinh thần, đủ sức động viên sức người, sức của,
tạo thành lực lượng chủ yếu đánh thắng lực lượng của các liên minh tư bản, cũng
như của chủ nghĩa phát xít tàn bạo.
Tuy nhiên, sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện
thực ở Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là bài học đau
đớn không chỉ cho những người cộng sản, mà còn cho nhân loại tiến bộ. Nguyên
nhân sâu xa của sự sụp đổ đó là do sự vận dụng giáo điều chủ nghĩa Mác - Lênin,
duy trì quá lâu mô hình kinh tế - xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp; nguyên
nhân trực tiếp là do sai lầm của những người lãnh đạo đứng đầu của đảng cộng
sản; thêm vào đó, là sự phản bội của một số kẻ cơ hội bên trong kết hợp với sự
chống phá của các thế lực thù địch từ bên ngoài. Vì vậy, sự sụp đổ hệ thống xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô và đông Âu hoàn toàn không phải là sự sụp đổ của lý
tưởng cộng sản, càng không phải là sự phá sản của chủ nghĩa Mác - Lênin, không
phải là sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa xã hội hiện thực mà là sự đổ vỡ của
một mô hình chủ nghĩa xã hội còn nhiều khuyết tật. Đó cũng chính là sai lầm do
không nhận thức đúng đắn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về
tính biện chứng, nguyên tắc khách quan, lịch sử, cụ thể và phát triển trong quá
trình lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Hiện
nay, các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã và đang tiếp tục vững bước đi
lên con đường xã hội chủ nghĩa. Thành công của công cuộc cải cách, mở cửa ở
Trung Quốc, đổi mới ở Việt Nam, cải cách kinh tế ở Lào, kết quả bước đầu của
chính sách “cập nhật hoá mô hình kinh tế” ở Cuba,… đã đưa các nước này không
chỉ vượt qua được giai đoạn khủng hoảng kinh tế - xã hội, mà còn tạo được những
bước đột phá phát triển, là những bằng chứng rõ ràng về sự phục hồi của chủ
nghĩa xã hội, đó là sự khẳng định giá trị khoa học của chủ ngĩa Mác- Lênin.
Qua
đó cho thấy việc cho rằng thời đại thay đổi thì triết học Mác nói riêng và chủ
nghĩa Mác - Lênin nói chung đã lỗi thời là hoàn toàn sai lầm. Học thuyết Mác chưa phải là một học thuyết
đã xong xuôi hẳn mà là một học thuyết phát triển, một học thuyết không thể dừng
lại, là một học thuyết mở, như Hồ Chí Minh đã khẳng định:
Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên
một triết lý nhất định của lịch sử châu Âu, mà châu Âu chưa phải là toàn thể
nhân loại. Vì vậy khi vận dụng học thuyết Mác để nghiên cứu phương Đông, nhất
là Việt Nam cần phải xem xét lại cơ sở lịch sử và phải bổ sung vào học thuyết
đó những tư liệu lịch sử phương Đông mà ở thời kỳ của Mác không thể có được.
Trải
qua hơn 30 năm đổi mới và phát triển
dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng
ta lấy chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, tư
tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động, Đảng ta vận dụng sáng tạo vào con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đã và đang gặt
hái được
nhiều
thành quả cách mạng to
lớn về nhiều mặt, kinh
tế, chính trị,
văn hóa, xã hội. Điều đó đã chứng
minh rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn có giá trị lý luận và khoa học, luôn có
tính thời đại, tiếp tục được kế thừa, phát huy và nhân rộng trong điều kiện lịch
sử mới của nhân loại, vượt qua những thách thức của lịch sử.
Những luận điệu trên của các thế lực
thù địch là chiến lược “diễn biến hòa bình”, là những luận điệu củ rích, nhằm
xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó chúng thực
hiện mưu đồ, phủ nhận vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối
với cách mạng Việt Nam, dẫn tới thực hiện âm mưu đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam và thực hiện mưa đồ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở
Viêt Nam. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức
sâu sắc hơn nữa âm mưu thủ đoạn trên của các thế lực thù địch, từ đó, tuyên
truyền vận vận động quần chúng nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đập tan mọi âm mưu “diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch./.
Người dân Việt Nam hãy yêu nước bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh, đừng để cho bọn phản quốc lợi dụng.
Trả lờiXóa