Cùng với các thế lực thù địch, các tổ chức phản động, những kẻ cơ hội chính trị tăng cường phê phán, đả kích, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo; bóp méo, bịa đặt việc có sự chia rẽ, mâu thuẫn trong lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Chúng tuyên truyền chống phá với trọng tâm là bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Thủ đoạn mà các thế lực thù địch tiến hành là: Thiết lập các trang web, mở các “diễn đàn”, “câu lạc bộ” trên mạng nhằm tán phát tài liệu phản động và tuyên truyền phá hoại tư tưởng. Đăng tải các bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước ta trên các trang mạng xã hội. Sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, kích động, kêu gọi khủng bố gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Mặc dù các cơ quan làm công tác tư tưởng, văn hóa, báo chí đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tổ chức nhiều biện pháp đấu tranh ngăn chặn hoạt động của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị chống Đảng, Nhà nước trên các trang mạng, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đã kịp thời đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu hóa nhiều âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này cũng còn những hạn chế, chúng ta chưa ngăn chặn được triệt để các trang mạng thường xuyên cung cấp, tuyên truyền thông tin xấu, độc, dẫn đến tác động tiêu cực tới nhận thức, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và con đường phát triển đất nước.
Để góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, theo chúng tôi cần thực hiện tốt một số định hướng cơ bản sau:
Chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá của đối tượng để đấu tranh làm thất bại triệt để âm mưu, thủ đoạn của chúng. Công tác nắm tình hình cần tập trung vào những vấn đề cụ thể như: Phát hiện các trang web, “câu lạc bộ”, “diễn đàn” thường xuyên đăng tải những nội dung xấu, thù địch; phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng, kịp thời nhận diện những phương thức, thủ đoạn mới; phát hiện cá nhân, tổ chức sở hữu, quản lý, điều hành các trang mạng xã hội thường xuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh, video tuyên truyền phá chống phá Đảng, Nhà nước; phát hiện những bất cập, hạn chế của các biện pháp, công tác nghiệp vụ đã và đang được triển khai...
Tăng cường hoạt động quản lý, kiểm soát đối với các trang mạng xã hội và chủ động ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng “độc hại” một cách có hiệu quả. Giáo dục, trang bị cho các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ kiến thức về những thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch trên không gian mạng để họ tự đề kháng và góp phần ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng có nội dung “độc hại”.
Tăng cường đấu tranh phản bác luận điệu tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch trên các trang mạng xã hội. Cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan đẩy mạnh hoạt động đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái của các đối tượng thù địch, phần tử cơ hội chính trị trên mạng xã hội.
Báo chí với vai trò là lực lượng nòng cốt đấu tranh trên mặt trận văn hoá, tư tưởng phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật được các đối tượng sử dụng để chống phá đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mở rộng đội ngũ cộng tác viên có khả năng đưa tin, viết bài; nâng cao chất lượng các bài viết đấu tranh phản bác; thường xuyên tổ chức các buổi “nói chuyện cảnh giác” hoặc chủ động cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan báo chí để viết bài đấu tranh phản bác…
Thường xuyên bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình, diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và dư luận xã hội của các tầng lớp nhân dân; nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo nhạy cảm để phát hiện, phân tích, đánh giá, dự báo đúng, giải quyết kịp thời những vụ việc phức tạp, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vạch trần tính chất phản động, phản khoa học, tính chất mị dân của các thế lực thù địch nói chung, đặc biệt là bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động lưu vong, những người cơ hội chính trị.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, nâng cao hiệu quả đầu tư, thực hiện tốt phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, củng cố và tăng cường “thế trận lòng dân” vững chắc, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch, làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” và thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của các thế lực thù địch.
Trong thời gian tới, nhất là ngay sau khi quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội Nghị Trung ương 7, Trung ương 8 (khóa XII), thực hiện các Luật An ninh mạng, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Giáo dục…Cuộc đấu tranh tư tưởng-lý luận chắc chắn diễn ra ngày càng quyết liệt. Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này, cần phải tiến hành hàng loạt các giải pháp trên mặt trận tư tưởng- lý luận; trên lĩnh vực kinh tế-xã hội; trên mặt trận đối ngoại và quốc phòng-an ninh ...
Trong đó, tăng cường đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch xuyên tạc đường lối, chủ trương, pháp luật của Nhà nước; bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tư tưởng-lý luận của các cấp uỷ Đảng hiện nay; cần phải được tăng cường, tiến hành thường xuyên, kịp thời, kiên quyết và sắc bén.
Đại tá, PGS. TS Trần Nam Chuân.
Mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân hãy nêu cao cảnh giác cách mạng, tỉnh táo để nhận diện và kiên quyết đấu tranh phê phán quan điểm sai trái, thù địch
Trả lờiXóa