Sau
khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ; cùng với
đó là sự điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản đã tạo cơ hội cho các thế lực
thù địch và bọn phản động ra sức phủ nhận con đường phát triển đi lên chủ nghĩa
xã hội trên phạm vi toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam chúng ta nói riêng.
Để thực hiện mục tiêu này chúng
dùng nhiều thủ đoạn tinh vi thâm độc, trong đó đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền
những luận điệu nhằm phủ nhận chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác và Ph. Ăngghen
sáng lập, đồng thời với đó là cổ súy, tán dương chủ nghĩa tư bản, cho rằng
C.Mác không thấy được quy luật phát triển khách quan của xã hội loài người.
Chúng bịa đặt rằng: Loài người từ xã hội Cộng sản nguyên thủy sẽ tiến lên xã hội
có nhiều giai tầng mang tính đa nguyên và không bao giờ quay lại xã hội có tính
chất cộng sản đó nữa và đi đến kết luận: chủ nghĩa tư bản là cái mà xã hội loài
người đi đến. Vậy, những luận điệu mà bọn cơ hội, phản động đưa ra có đúng không?
Chúng ta khẳng định là
"KHÔNG", bởi vì:
Như
chúng ta đã biết, cũng giống như tự nhiên, xã hội không ngừng biến đổi. Sự ổn định
của xã hội chỉ là sự ổn định tương đối, còn thực tế xã hội luôn luôn vận động
biến đổi không ngừng. Trên cơ sở vận dụng các thành tựu khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội lúc bấy giờ, nhất là thuyết tiến hóa của Darwin . C.Mác đã phân tích về sự biến đổi
phát triển xã hội. Ông khẳng định rằng: xã hội muốn tồn tại và phát triển, phải
luôn vận động biến đổi, trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao;
tương ứng với mỗi giai đoạn lịch sử là một “hình thái kinh tế – xã hội” với các
mặt cơ bản hợp thành: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng
tầng; các mặt này không tách rời nhau, mà liên hệ biện chứng với nhau hình
thành nên những quy luật phát triển, tiến hóa phổ biến của xã hội. Do tác động
của quy luật khách quan đó, mà các hình thái kinh tế – xã hội vận động và phát
triển thay thế nhau từ thấp lên cao trong lịch sử như một “quá trình lịch sử tự
nhiên” không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người. Quá trình
phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa ở sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Sự xuất hiện, phát triển của hình thái kinh tế – xã hội được
giải thích trước hết bằng sự tác động của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản
xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quy luật đó là khuynh hướng
tạo ra sự phát triển thay thế của các hình thái kinh tế – xã hội.
Thực tế lịch sử loài người đã trải
qua các hình thái kinh tế – xã hội: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ,
phong kiến, tư bản chủ nghĩa và hiện nay là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa. Lịch
sử xã hội tiến hóa đến chủ nghĩa tư bản là một bước tiến hóa vượt bậc, phù hợp
với quy luật phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản không phải là đỉnh cao nhất
của sự tiến hóa của xã hội loài người. Bởi lẽ, chủ nghĩa tư bản ra đời lại xuất
hiện những mâu thuẫn không thể điều hòa được, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp vô
sản với giai cấp tư sản, giữa người lao động với các nhà tư bản... những mâu
thuẫn này phản ánh sự áp bức, bóc lột, bất công; tính lỗi thời, lạc hậu, phản động
của xã hội tư bản. Là giai cấp bị áp bức, bóc lột, có lợi ích đối lập trực tiếp
với giai cấp tư sản, giai cấp công nhân kiên quyết đấu tranh chống giai cấp tư
sản, có khả năng đoàn kết quần chúng lao động bị áp bức bóc lột để đấu tranh nhằm
vượt qua chế độ xã hội này, tiến tới xã hội tiến bộ hơn. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng
định: “Cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, chính cái nền tảng trên đó
giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, đã bị phá sập dưới
chân giai cấp tư sản”. Và “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai
cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”.
Như vậy, C.Mác đã vận dụng học
thuyết hình thái kinh tế – xã hội vào phân tích xã hội tư bản và đã đi đến dự
báo sự ra đời của hình thái kinh tế – xã hội cao hơn, hình thái cộng sản chủ
nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Theo quy luật tiến hóa, xã hội loài
người nhất định sẽ tiến tới một xã hội, mà ở đó con người được giải phóng, xã hội
không có áp bức bóc lột, một xã hội công bằng, dân chủ, nhân đạo, tự do, xã hội
vì con người. Xã hội đó được gọi tên là xã hội xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn lịch
sử thế giới thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI đã minh chứng về sự tiến hóa
tất yếu lên chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu to lớn của chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và một số nước ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ không chỉ là hiện thực hóa lý
tưởng giải phóng con người, xây dựng một xã hội hài hòa, hạnh phúc, mà còn là
nhân tố tác động mạnh mẽ đến các nước tư bản.
Hiện nay, mặc dù mô hình xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ nhưng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
vẫn có sức hút mạnh mẽ đối với nhiều dân tộc trên thế giới. Chủ nghĩa tư bản mặc
dù đang có những ưu thế phát triển và sẽ tồn tại trong một thời gian nhất định
nhưng những mâu thuẫn bên trong nó vẫn còn tồn tại và ngày càng gay gắt hơn;
tính chất bóc lột ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn; đó là dấu hiệu cho thấy sự
phát triển tận cùng của nó.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong
lịch sử cũng như trong hiện tại chủ nghĩa tư bản với đầy rẫy những thối nát, bất
công,… không thể là đỉnh cao của sự tiến hóa của xã hội loài người và Việt Nam
đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ quan chế độ tư bản chủ nghĩa là phù hợp quy luật tiến
hóa của lịch sử xã hội loài người, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh./.
Lợi ích quốc gia là trên hết; những kẻ nào có ý định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước hãy thức tỉnh nếu không sẽ bị nghiêm trị.
Trả lờiXóa