Quá
trình lịch sử 88 năm lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng
bước đưa nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, mấy
chục năm qua, các thế lực thù địch không thừa nhận, chúng luôn tìm mọi cách chống
phá, xuyên tạc con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn. Thậm chí, gần đây, chúng
còn cho rằng “Việt Nam đi lên CNXH, không qua TBCN là đi ngược tiến trình lịch sử ”.
Có
thể khẳng định, những quan điểm trên đây hết sức sai lầm và phản động. Bởi vì:
- Thứ nhất, bằng phương pháp luận CNDVBC, phát hiện ra các qui luật vận động, phát triển
khách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là quá trình
lịch sử - tự nhiên”.
Điều này cũng
được Lê nin khẳng định “Chỉ có đem qui những
quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem những quan hệ sản xuất vào
trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững
chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một qua
trình lịch sử tự nhiên”.
Các qui luật vận
động, phát triển khách quan của xã hội mà C.Mác và Lê nin muốn đề cập ở đây, đó
là qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, qui luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
và qui luật xã hội khác. Sự tác động
của các qui luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội phát triển
thay thế nhau từ thấp đến cao – đó là con đường phát triển chung của nhân loại.
Song con đường
phát triển của mỗi dân tộc đều có nét độc đáo riêng. Có những dân tộc lần lượt
trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao; nhưng cũng có những
dân tộc bỏ qua một hoặc một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Tuy nhiên, việc
bỏ qua đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử - tự nhiên chứ không phải
theo ý muốn chủ quan.
Thực
tiễn lịch sử thế giới đã chứng minh, một số nước bỏ qua một vài hình thái kinh
tế xã hội để tiến thẳng lên HTKTXH cao hơn:
+ Nga, Ba Lan,
Đức… đã phát triển từ chế độ CSNT lên chế độ PK, không qua chế độ CHNL;
+ Mỹ,
Canađa…phát triển từ chế độ CHNL lên chế độ TBCN, không qua chế độ PK;
+ Trung Quốc
quá độ lên CNXH không qua chế độ TBCN.
- Thứ hai, con đường đi lên CNXH, bỏ
qua chế độ TBCN của dân tộc
Việt Nam trước hết bắt nguồn từ lịch sử, từ sự lựa chọn của nhân dân.
+
Truyền thống lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc ta là truyền thống yêu chuộng hòa
bình, mong muốn được sống trong tự do, hạnh phúc và bình đẳng với các dân tộc
khác.
+ Và, trong quá trình bôn ba tìm đường
cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận: Chỉ có CNXH mới đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn thể nhân dân lao
động.
- Thứ ba, xu thế của thời đại hiện
nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới, được mở đầu bằng thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa tháng Mười Nga năm 1917.
Từ những cơ sở
lý luận, thực tiễn và xu thế của thời đại, Đảng ta khẳng định “Đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, là chúng ta bỏ qua việc
xác lập quan hệ sản xuất TBCN….”. Đồng thời, kế thừa những thành tựu mà nhân
loại đạt được dưới chế độ TBCN.
Như
vậy, quan điểm trên của Đảng ta đã khẳng định tính tất yếu đi lên CNXH, bỏ qua
chế độ TBCN của nhân dân ta là hoàn toàn phù hợp với quy luật của lịch sử. Và,
đó là sự “Phủ định biện chứng, có kế thừa” chứ không phủ định sạch trơn hình
thái kinh tế xã hội TBCN; chúng ta không đi ngược lại quy luật lịch sử như các
thế lực thù địch đang rêu rao mà chúng ta “bỏ qua” những thứ lỗi thời, lạc hậu
của chế độ TBCN.
Công cuộc đổi
mới, hội nhập quốc tế hơn 30 năm qua (từ năm 1986 đến nay) do Đảng Cộng sản
Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đem lại những thành tựu có ý nghĩa thời đại.
Từ một nước nghèo, trải qua chiến tranh, bị cấm vận, cho đến nay, Việt Nam đã
trở thành nước có mức thu nhập trung bình, trở thành đối tác chiến lược, đối
tác toàn diện, bình đẳng với nhiều nước lớn, trong đó có Nga, Trung Quốc và Hoa
Kỳ.
Ngược
lại, tình hình bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội ở các nước phương Tây mấy
năm qua, điển hình nhất là việc nước Anh rút khỏi liên minh Châu Âu, hay mới
nhất là những cuộc biểu tình, bãi công ở Pari càng cho thấy những mâu thuẫn
không thể hóa giải của CNTB.
Đảng và Nhà nước Việt Nam không phủ nhận những mặt tiêu
cực đang tồn tại trong xã hội. Đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo, tình trạng
suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tình trạng
tham nhũng, “lợi ích nhóm”. Điều này được Đảng Cộng sản Việt Nam công khai hóa,
đồng thời đang triển khai cuộc đấu tranh chống tham nhũng một cách có bài bản
và quyết liệt.
Bởi
vậy, chúng ta khẳng định “Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn
đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế
phát triển của lịch sử”. Và, không một thế lực nào có thể
phá hoại con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử
Trả lờiXóa