hp
Lịch
sử loài người theo một hướng tiếp cận – có thể coi là một trong các hướng tiếp
cận cơ bản nhất đó là vấn đề dân chủ.
Dân
chủ có nguồn gốc từ thời chiếm hữu nô lệ, mà đại biểu là nhà nước La Mã và nhà
nước Hy Lạp. Tuy nhiên trong xã hội đó, dân chủ chỉ thuộc về thiểu số một bộ
phận giai cấp xã hội như giai cấp chủ nô, dân tự do và tâng lớp hiệp sĩ, trong
khi nữ giới và nô lệ không có tiếng nói riêng.
Sang xã hội phong kiến, những tư tưởng về dân chủ đã có những hình thức biểu hiện mới, nhưng vè lợi ích của giai cấp bóc lột và để duy trì quyền lực, nhà nước phong kiến đã thi hành các chính sách áp bức, bóc lột bằng thế quyền và tập quyền.
Về
những nội dung và hình thức biểu hiện của dân chủ luôn thay đổi, biến đổi từ xã
hội này sang xã hội khác trong suốt chiều dài lịch sử. Tức là dân chủ bị quy
định bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của các quốc gia -
dân tộc khác nhau, qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và dân chủ cũng luôn phát
triển trên cơ sở phát triển của các điều kiện đó. Mỗi bước phát triển của kinh
tế, chính trị, văn hóa và xã hội đều dẫn tới những bước phát triển kéo theo của
dân chủ. Ngược lại, sự phát triển dân chủ bao giờ cũng tác động mạnh mẽ trở lại
đối với sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Cuộc đấu tranh
của nhân dân cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản trong lòng chế độ xã hội
phong kiến đã thể hiện sự đoạn tuyệt khá triệt để của giai cấp tư sản đối với
tư tưởng chuyên chế phong kiến. Trong nền dân chủ tư sản, nhiều yêu cầu về
quyền công dân, quyền con người được ghi nhận về pháp lý, nhiều khát vọng về tự
do của con người (tự do đi lại, tự do cư trú, tự do hội họp...) được pháp luật
thừa nhận. Có thể nói, nền dân chủ tư sản đã có những cống hiến hết sức to lớn
đối với lịch sử tiến hóa nhân loại, nhưng nó cũng mắc phải những hạn chế rất
lớn. Những hạn chế đó xét đến cùng là do nền dân chủ đó được xây dựng trên nền
tảng bất di, bất dịch là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, là nguồn gốc của
chế độ người bóc lột người. Giai cấp tư sản thường ca ngợi và tuyên truyền cho
nền dân chủ của họ là nền “dân chủ thuần tuý”, dân chủ tư sản không có tính
chất chuyên chính, không mang tính chất giai cấp nên nó mở rộng vô bờ bến. Ngày
nay, giai cấp tư sản càng có thiện tâm thiện ý “đề cao dân chủ, dân quyền”, tuy
nhiên, V.I.Lênin đã chỉ ra một sự thật là: Quyền sở hữu về những tư liệu sản
xuất và chính quyền mà nằm trong tay bọn bóc lột, thì không thể nào nói đến tự
do chân chính, bình đẳng chân chính cho những người bị bóc lột, nghĩa là cho
đại đa số nhân dân được.
Giai cấp tư sản cho rằng nền dân chủ
của họ là nền dân chủ tư sản không có tính chất chuyên chính, nhà nước tư sản
với cơ chế tam quyền phân lập mới có thể đảm bảo được dân chủ. Vì vậy, các thế
lực thù địch đã đưa ra quan điểm phủ nhận Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
cho rằng đó là bộ máy chuyên chính, với cơ chế quyền lực thống nhất, đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì không thể nào đảm bảo dân chủ thực sự được.
Đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đòi thực hiện cơ chế tam quyền phân
lập trong bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa...
Sự
thực nền dân chủ tư sản, bảo vệ quyền lực thống trị của giai cấp tư sản đối với
toàn thể nhân dân lao động; đề cao quyền tự do cá nhân dẫn tới cá nhân cực đoan
thực dụng - dẫn đến lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với lợi ích của xã hội; nhiều
khuyết tật không thể tránh khỏi đã nảy sinh trong xã hội tư bản như: Sự phân
hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng xã hội, tình trạng thất nghiệp, sự áp bức, bóc
lột người lao động, ô nhiễm môi trường... Thực chất có thể thấy dân chủ tư sản
vẫn không phải là nhà nước thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, mà chỉ là
nhà nước của giai cấp tư sản, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và thống trị
đối với nhân dân lao động. V.I.Lênin cho rằng: Ngay trong giai đoạn phát triển
nhất của nền cộng hòa dân chủ tư sản thì chế độ dân chủ ấy vẫn bị giới hạn
trong khuôn khổ chật hẹp của sự bóc lột tư sản, thực ra, nó chỉ là chế độ dân
chủ đối với thiểu số mà thôi.
Những
nhận thức giản đơn - quan niệm mọi dân chủ đều tốt đẹp rồi đánh đồng dân chủ
các chế độ bóc lột với dân chủ xã hội chủ nghĩa là một sự ngộ nhận về cách tiếp
cận. Sự ngộ nhận về cách tiếp cận sẽ là hệ lụy cho những vấn đề tiếp theo./.
Cần phải xử lý thật nghiêm bọn phản động chuyên xuyên tạc và chống phá đất nước
Trả lờiXóa