Phương Ngọc
Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 đã thu được 1.026 tỉ đồng và nhận cam kết ủng hộ khoảng 6.600 tỉ đồng (tính đến thời điểm 20h00, ngày 05/6/2021). Đây là con số ghi nhận đầu tiên, nhưng cũng làm nên sự khích lệ lớn đối với đất nước trong việc thực hiện nhiệm vụ tiêm vaccine cho nhân dân, góp phần đẩy lùi đại dịch trên phạm vi quốc gia và toàn cầu.
Để đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần có khoảng 150
triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân,
với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng hơn 25 nghìn tỉ đồng. Số tiền vận động ban
đầu rất có ý nghĩa, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách và xây dựng niềm tin, tình
đoàn kết trong cộng đồng, như phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Đây là
quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối
trái tim để chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên một Việt Nam
chiến thắng, để một lần nữa chúng ta lại ghi danh, viết nên lịch sử chiến thắng
vẻ vang của dân tộc - chiến thắng Đại dịch COVID-19”.
Đoàn kết không phải là khẩu hiệu, mà là một lời hiệu triệu
có vạn cánh tay đưa lên. Các doanh nghiệp mặc dù rất khó khăn, thậm chí là kiệt
sức vì hơn một năm qua phải chống chọi với đại dịch, nhưng vẫn sẵn lòng tham
gia chương trình của Chính phủ. Biết bao nhiêu tấm lòng nhân ái, biết bao nhiêu
con người hào hiệp, khi đất nước cần là có mặt.
Trong 150 tỉ đồng vận động cho chương trình “Vaccine cho
công nhân” của Báo Lao Động, có rất nhiều con số đóng góp rất nhỏ, đó là dành
dụm của người nghèo, và qua đó để thấy được cái lớn của tình thương yêu và lòng
nhân ái của con người Việt Nam.
Cùng với đoàn kết, nhân ái là tinh thần hy sinh, là dấn
thân thực sự vì người dân, điều này được thể hiện cao nhất ở đội ngũ y - bác
sĩ. Và trong trận chiến chống lại một loại giặc ghê gớm mang tên COVID-19,
chúng ta gọi tên họ là “chiến sĩ áo trắng trên mặt trận chống dịch”. Quá nhiều
tấm gương rất cao đẹp của “chiến sĩ áo trắng”, họ đã lấy đi nước mắt và làm
rung động bao trái tim.
Vẫn biết rằng, chữa bệnh
cứu người là việc của thầy thuốc, dập dịch trước hết là trách nhiệm của ngành
Y, nhưng những gì mà chúng ta chứng kiến qua bốn trận bùng dịch, cho thấy các y
- bác sĩ đã làm việc vượt lên trên hai chữ trách nhiệm, chúng ta có thể nhìn rõ
một chân dung hy sinh khoác áo màu trắng.
Có
thể khẳng định rằng, Việt Nam đã vượt qua được đại dịch trong những lần trước
và sẽ tiếp tục vượt qua, trong đó công lao rất lớn thuộc về những “chiến sĩ áo
trắng”.
Đoàn kết sẽ mang lại sức mạnh tổng hợp
Trả lờiXóa