Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

VỀ SỰ THIẾU HIỂU BIẾT CỦA NGUYỄN ĐÌNH CỐNG

 

Văn Hóa

Nguyễn Đình Cống được sinh ra và lớn lên, học tập trong mái trường xã hội chủ nghĩa. Khi đất nước còn khó khăn, lớp lớp thanh niên xung trận chiến đấu chống quân xâm lược, hy sinh xương máu để dành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thì ông Cống được Đảng, Nhà nước ưu ái tạo điều kiện du học tại Liên Xô, trở thành một trong những Tiến sĩ đầu ngành. Nhiều năm đứng trên bục giảng trường đại học, các thế hệ sinh viên được ông dẫn dắt, khi ra trường họ đã thành đạt. Còn đối với ông ở tuổi đã xế chiều, được hưởng chế độ hưu trí đủ đầy.

Tuy nhiên, ông lại không biết trân trọng những gì mà đất nước đã dành cho, mà lại quay ra phản bội lại đất nước, phản bội lại quê hương đã sinh ra, nuôi dưỡng để ông có được học hàm, học vị. Chưa hết, ông còn tự ra khỏi Đảng, công khai chống Đảng, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam, xuyên tạc sự thật về Việt Nam. Từ một vị giáo sư danh giá một thời, ông đã chuyển hóa thành kẻ vô ơn bạc nghĩa, làm mất đi hình ảnh nhà giáo một thời của bản thân, để cho các học trò hôm trước của ông thấy hổ thẹn vì một “người thầy đáng kính hôm qua” nay trở thành kẻ phản bội Tổ quốc? Có lẽ ông Cống sẽ nhận thức được điều này, vì ông học nhiều, kinh nghiệm trường đời không ít kia mà???

Điều đáng quan tâm hơn đó là, nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và đã được mọi tầng lớp nhân dân đón nhận và hưởng ứng một cách tích cực. Đi ngược lại với dư luận tốt đẹp, xu thế phát triển của đất nước, ông Cống đã tiếp cận bài viết của đồng chí Tổng Bí thư theo hướng tiêu cực khi ông nêu lên một loạt câu hỏi rồi tự biện luận, đưa ra những suy diễn hết sức chủ quan, duy ý chí đó là: “Chủ nghĩa xã hội là gì”, “Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường XHCN”, “Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được CNXH ở VN”, “Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên CNXH ở VN trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì”...

Về vấn đề này xin trao đổi với Nguyễn Đình Cống một vài nội dung sau: Trước hết ông cần biết, bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập những vấn đề rất rộng lớn, rất cơ bản và sâu sắc ở tầm tư tưởng - lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những nội dung trong bài viết vừa thể hiện tiền đồ, tương lai phải định hướng để đạt được, vừa là hiện thực phải từng bước định hình trong mỗi bước đi của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Bài viết là đưa ra những lý lẽ sâu sắc, luận cứ thuyết phục về tính tất yếu thay thế của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản. Việc lựa chọn con đường lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, là giải pháp đúng đắn để mang lại độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Bài viết được đặt trong bối cảnh các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể ở Việt Nam đang chủ động, tích cực tổ chức thực hiện quán triệt và hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Sự nghiệp đổi mới phải luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bởi chủ nghĩa xã hội không chỉ mang lại độc lập cho dân tộc, mà còn là con đường duy nhất đúng đắn để thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tiếp đó, ông Cống cần nhận thấy một thực tế rõ ràng hiện nay đó là, thế giới đang chịu nhiều tác động tiêu cực bởi mặt trái của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, của các nền dân chủ đa nguyên, khiến cho bất công xã hội ngày càng gia tăng, xung đột xã hội bùng nổ ở nhiều nước, suy thoái môi trường diễn ra nghiêm trọng. Chủ nghĩa tư bản tự bản thân nó không thể giải quyết được các vấn nạn, các khuyết tật nêu trên - bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh sâu sắc điều này. Không ít người đã từng say sưa với chủ nghĩa tự do, nhưng sự thật trần trụi được phơi bày, nhất là trong cuộc khủng hoảng y tế lần này hay các cuộc bầu cử gây chia rẽ xã hội, đánh mất lòng tin của cử tri trong nền dân chủ đa đảng hay lưỡng đảng, gây nên các xung đột làm rạn nứt các kết cấu xã hội, đánh rơi mặt nạ “dân chủ” luôn được rêu rao và tìm cách “xuất khẩu dân chủ” hoặc có ý định áp đặt cái gọi là dân chủ ấy đối với quốc gia, dân tộc khác. Bài viết đã làm rõ những vấn đề cốt lõi của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam kiên định trong quá trình đổi mới, phân tích các vấn đề cốt lõi đó bằng lập luận khoa học, thuyết phục, kể cả phản bác sắc bén những luận điệu sai trái, xuyên tạc về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.

Có thể khẳng định rằng, nội dung bài viết ý nghĩa rất quan trọng giúp các cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, cũng như các tổ chức, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về mục tiêu xã hội mới mà dân tộc Việt Nam đang xây dựng. Những nội dung trên hoàn toàn bác bỏ những luận điệu mà Nguyễn Đình Cống đưa ra. Phải chăng ông Cống vì quá nhiều chữ nên đang bị loạn chữ, loạn nghĩa, không phân biệt được đâu là khoa học, đâu là giá trị tầm tư duy lý luận, đâu là tính vượt trước, tính dự báo của lý luận đối với thực tiễn. Phải chăng bây giờ ông Cống đã ở cái tuổi “gần đất xa trời” nên tri thức và sự hiểu biết cũng đồng hành với cái tuổi đó. Nên chăng những năm tháng ít ỏi còn lại của cuộc đời, ông hay thức tỉnh lương tâm, có những lời nói, việc làm mang lại ích cho gia đình, quê hương, làm gương cho con cháu ông không bị hổ thẹn vì có người cao tuổi trong gia đình bị những người yêu nước lên án, mỉa mai. Quay đầu là bờ - có lẽ ông Cống luôn dạy con cháu điều này, thì nay chính ông hãy thực hiện luôn điều đó. Ông không nên khom lưng, bám theo các thế lực phản động, làm những việc hại dân hại nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc, đất nước./.

1 nhận xét:

  1. Mỗi người dân Việt Nam hãy tỉnh táo, cảnh giác, thể hiện lòng yêu nước đúng cách, không để bất cứ kẻ nào lợi dụng để chống phá đất nước

    Trả lờiXóa