Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

KHÔNG THỂ CÓ CHUYỆN PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM

 

C.B

Phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế khác biệt nhau. Phân hóa giàu nghèo là kết quả tất yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Lợi dụng những biến động trong phát triển kinh tế của Việt Nam, các thế lực thù địch tung ra nhiều luận điểm xuyên tạc bản chất xã hội Việt Nam, họ cho rằng, ở Việt Nam ngày nay dân chưa giầu ngang nhau mà tình trạng giầu - nghèo giữa thành phố và miền quê, vùng cao và vùng xa mỗi ngày một cách xa. Tình trạng đó có nguyên nhân từ những bất công bằng trong xã hội.

Như vậy, với quan điểm đó cho thấy các thế lực thù địch đã cố tình lập luận xuyên tạc chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, họ cứ làm như chỉ có ở Việt Nam mới có tình trạng phân hóa giàu nghèo, còn ở các quốc gia khác mọi tầng lớp trong xã hội đều phát triển như nhau, không có hiện tượng phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Đó chính là những ngu kiến không có cơ sở xác đáng và không tôn trọng thực tế, cố tình lờ đi một thực tế sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giớ, ngay cả các nước phát triển nhất.

Theo nhiều báo cáo nghiên cứu đã khẳng định, trên toàn cầu, từ những nền kinh tế phát triển nhất như Mỹ và Hong Kong đến những nền kinh tế đang phát triển, sự bất bình đẳng về thu nhập đang không ngừng tăng. Thomas Piketty, giáo sư trường Kinh tế Paris và là đồng tác giả một cuốn sách mới viết về sự bất bình đẳng trong thu nhập, nhận xét: “Người dân vẫn còn đang quá độ ra khỏi cảnh nghèo khổ”. Thực tế, ở Mỹ hiện có khoảng 41 triệu người Mỹ thuộc diện nghèo, chiếm khoảng 12,7% dân số, trong đó có khoảng 46% thuộc diện “cực nghèo”, tức thu nhập hàng năm ở mức dưới 6.165 USD. Khoảng 1,5 triệu hộ gia đình ở Mỹ, bao gồm 2,8 triệu trẻ em, sống ở mức nghèo với mức sống chưa đầy 2 USD/người/ngày. Và xu hướng biến động phân hóa giàu nghèo này vẫn tiếp tục gia tăng.

Quy mô của nền kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc trong hơn hai thập niên qua. Kinh tế tăng trưởng thời gian qua đã tạo ra một tầng lớp người giàu, thậm chí siêu giàu ở Việt Nam khi họ có thể sánh vai cùng thế giới trong danh sách các tỉ phú đô la. Đối với một nước đang phát triển thì việc tình trạng phân hóa giàu nghèo cũng khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua với các chủ trương phát triển kinh tế, xã hội đúng đắn, với quan điểm không có ai bị bỏ lại phía sau, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến việc thu hẹp khoảng cách phân hóa giàu nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội. Chủ trương đó đã được khẳng định rõ trong các kỳ Đại hội của Đảng, mới đây nhất Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán trong phát triển: “thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc con người Việt Nam” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, Nxb CTQG, H.2021, tr.336). Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhận thức đúng thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi cho mọi tầng lớp nhân dân để mọi người dân đều được “thụ hưởng” các thành quả do công cuộc đổi mới phát triển kinh tế, xã hội mang lại, ngăn chặn tối đa các tác động của phân hóa giàu nghèo đến sự phân tầng dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội. Thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng, điều đó cũng khẳng định những luận điệu kiểu xuyên tạc về thực chất việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội do Đảng và Nhà nước, cùng nhân dân đã nỗ lực phấn đấu thực hiện là hoàn toàn sai lầm, không phản ánh đúng bức tranh phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam./.

1 nhận xét:

  1. Trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa