Cương Trực
Gần đây, trên mạng internet, một số ý kiến cá nhân cho rằng Việt Nam quá “chậm trễ” trong việc mua và tiêm vaccine phòng Covid 19 cho nhân dân, từ đó tỏ ý bất mãn, hạ thấp vai trò của Chính phủ. Cá biệt, trên trang web của RFA, có bài viết đã cố tính xuyên tạc sự thật, “đổ vấy” rằng “chậm trễ” trong mua vaccine là do Việt Nam ngủ quên trên chiến thắng. Thực sự có phải như vậy?
Hiện tại, một số quốc gia trên thế giới đã sở
hữu vaccine do họ tự nghiên cứu, tự sản xuất như Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc. Các
nước này bảo đảm nguồn cung cho quốc nội và bán vaccine thương phẩm. Tuy nhiên,
do nhu cầu rất lớn, nguồn cung rất hạn chế. Bên cạnh đó, một số các quốc gia chấp
nhận mạo hiểm, đặt cược trước một loại vaccine ngay khi đang trong giai đoạn
thử nghiệm, chưa được phê duyệt, nếu vaccine thử nghiệm thành công, họ được ưu
tiên mua theo hợp đồng, nếu thử nghiệm không thành công, họ sẽ mất tiền. Đó là
một số quốc gia có nền kinh tế giàu có như Israel, Singapore và một số nước
khác. Ngoài các quốc gia đó, trên thế giới, hầu hết đều trong tình trạng thiếu vaccine
để tiêm cho công dân.
Đối với Việt Nam, chúng ta dù không giàu có
vẫn đặt cược 30 triệu USD để mua vắc xin AstraZeneca từ
khi đang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, số lượng vaccine
đặt cược nhận được đến thời điểm hiện tại quá nhỏ so với dân số đất nước,
ta chỉ tiến hành tiêm trước được cho một số nhóm người ưu tiên trong xã hội có
nguy cơ cao mắc Covid. Dân số còn lại phải chờ đợi, phụ thuộc vào nguồn cung
tiếp theo.
Mặt khác, Việt Nam chúng ta là quốc gia thuộc
nhóm chống dịch tốt, dịch bùng phát chưa vào tình trạng nghiêm trọng nên chưa
nhận được sự hỗ trợ nhiều từ Covax – WHO. Nguyên tắc phân phối vaccine của
Covax là: nước đang bị dịch nặng hơn được ưu tiên cấp nhiều vaccine
hơn. Các quốc gia Đông Nam Á như: Indonesia,
Thái Lan, Malaysia, Philippines, Myanmar, Brunei, Timor Leste đã tiêm vaccine
được nhiều hơn chúng ta là do được Covax ưu tiên hơn.
Đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã tiêm hết
số vắc xin Covax tài trợ (hơn 900 nghìn liều), vừa mới nhận thêm 1,7 triệu liều
Covax mới. Với nguồn cung ứng của Nga, Mỹ và Anh,
Việt Nam đã dần dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều
vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số
Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ. Ngoài
ra, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở giai đoạn tiền lâm sàng, thử nghiệm
lâm sàng ở các giai đoạn khác nhau của ba loại vaccine do Việt Nam nghiên cứu,
phát triển đều cho kết quả tốt, triển vọng cao. Chúng ta đang đặt hy vọng vào
cuối quý III - 2021, Việt Nam sẽ có vaccine đầu tiên để phòng, chống dịch
Covid-19.
Như vậy, nhìn thẳng vào sự thật, Việt Nam
không hề “chậm trễ” mà luôn chủ động trong chiến lược vaccine. Chúng ta không
chỉ trông cậy vào nguồn cung bên ngoài mà còn đi trước trong phát huy nội lực,
nghiên cứu và sản xuất vaccine quốc nội. Vấn đề quan trọng hơn hết hiện nay là
nên tập trung khoanh vùng, dập dịch để ngăn chặn lây lan cộng đồng. Cùng với việc
bảo đảm vaccine, điều đó sẽ tiếp tục giúp chúng ta giành chiến thắng trước
Covid.
Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóa