Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

LỢI DỤNG “PHẢN BIỆN” ĐỂ CHỐNG PHÁ

 

                                                       MINH QUANG

Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Với tầm khái quát về lý luận sâu sắc, trên cơ sở những luận cứ sắc bén về sự vận động, phát triển của thực tiễn đất nước, bài viết góp phần chuyển tải quan điểm của Đảng ta, làm sáng rõ hơn về mục tiêu, con đường, về phương pháp, cách thức đi lên chủ nghĩa xã hội, con đường duy nhất đúng đắn mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn, ra sức phấn đấu hướng tới. Tuy nhiên, ngay sau khi bài viết của Tổng bí thư công bố, trên các trang mạng xã hội, hàng loạt phần tử cơ hội, phản động, thù địch đã núp dưới danh nghĩa “phản biện” bài viết với những luận điệu xuyên tạc, hòng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực và mục đích của họ không ngoài sự chống phá, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận con đường xây dựng đất nước mà Đảng, nhân dân ta đã lựa chọn. Nổi lên trong số những phần tử núp danh nghĩa phản biện để chống phá đó là Nguyễn Đình Cống, người đã từng mang danh giáo sư, nay trở thành kẻ “trở cờ, quay giáo”, điên cuồng chống đối Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân.

Với luận điệu chống phá, ngày từ đầu bài “phản biện” của mình, Nguyễn Đình Cống đã thể hiện thái độ hằn học với sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực của dư luận từ các tầng lớp nhân dân về bài viết của Tổng bí thư. Tiếp sau đó, những cái tên mà Nguyễn Đình Cống dẫn ra và cho rằng họ có những phản biện “khá kịp thời” thì không ngoài những danh sách phần tử cơ hội, thù địch như: Phạm Trần, Lưu Trọng Văn, Âu Dương Thệ, Tô Văn Trường, Hải Triều, Nguyễn Khắc Mai, Chu Hảo, Nguyễn Quang A,…- những phần tử cùng một ruộc với ông ta. Trong khi toàn Đảng, toàn dân đang ra sức thi đua đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống, với mục tiêu tốt đẹp theo lý tưởng của Đảng thì Nguyễn Đình Cống và những phần tử mà ông ta nêu tên cùng với luận điệu xuyên tạc, chống phá thật lạc lõng, đáng lên án. Núp cái danh là nhà khoa học, mang giọng điệu phản biện khoa học, Nguyễn Đình Cống hồ đồ đưa ra “nhận xét” cho rằng bài viết của Tổng bí thư nhiều chỗ nhầm lẫn, ngụy biện về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Nếu là người đã đọc kỹ nội dung bài viết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trước những “nhận xét”, “phản biện” của Nguyễn Đình Cống, ai cũng sẽ nhận ra ngay rằng ông ta đã cố tình phớt lờ những luận cứ, luận chứng, sự luận giải cả về cơ sở lý luận và thực tiễn mà Tổng bí thư đã nêu trong bài viết. Nguyễn Đình Cống cho rằng bài viết của Tổng bí thư đã “đưa ra định nghĩa chủ nghĩa xã hội với những mô tả ngụy biện”. Điều đó cho thấy có sự xuyên tạc rất rõ ràng của Nguyễn Đình Cống, ông ta đã lờ đi nội dung thực chất của bài viết, lờ đi sự luận giải, những câu từ mà Tổng bí thư đưa ra trong bài viết. Trong bài viết, Tổng bí thư đã dẫn ra vấn đề từ thực tiễn lịch sử cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa; đồng thời, đưa ra quan điểm của Đảng về nhận thức tổng quát mô hình chủ nghĩa xã hội với những giá trị bản chất tốt đẹp và chỉ rõ, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những vấn đề được Tổng bí thư nêu ra có cơ sở khoa học rất chặt chẽ, đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn chứ không phải là ngụy biện như Nguyễn Đình Cống “nhận xét”.

Cũng với cách phớt lờ các nội dung cơ bản của bài viết, Nguyễn Đình Cống phủ nhận về tính tất yếu khách quan, tính đúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn, hướng tới phấn đấu, xây dựng. Nguyễn Đình Cống có xứng đáng mang tư duy của một giáo sư hay không khi phủ nhận những giá trị tốt đẹp có được trong mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, trong khi lại đi ca ngợi chủ nghĩa tư bản một cách phiến diện, không thấy được hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước. Không ai có thể phủ nhận thực tiễn lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, gần đây là những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam, ngày càng giầu mạnh, chưa bao giờ có cơ đồ, vị thế vững mạnh như ngày hôm nay. Dù là một quốc gia có diện tích nhỏ, Việt Nam đã hội nhập quốc tế thành công mà vẫn duy trì được sự ổn định của hệ thống chính trị, kinh tế phát triển, là nước đứng vào tốp có chỉ số hạnh phúc cao của thế giới. Những ngày qua, khi mà đại dịch Covitd - 19 đang hoành hành trên thế giới, nhiều nước đang phải chống chọi với hàng vạn ca nhiễm, hàng nghìn người chết mỗi ngày, thì ở Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chống dịch thành công nhất thế giới. Không phải chúng ta giàu có hơn các nước khác, hệ thống y tế cũng không hiện đại hơn, mà thành công của chúng ta trước hết là vì con người. Trong khi nhiều nước không thể chữa trị hết cho mọi người dân nhiễm bệnh của mình, thì ở nước ta sẵn sàng đón đồng bào ở nước ngoài về nước chữa bệnh, đối với người nước ngoài bị nhiễm bệnh, chúng ta cũng hết sức tận tâm cứu chữa như đồng bào của mình. Nguyễn Đình Cống đã cố ý phớt lờ về sự phân tích những mâu thuẫn không thể khắc phục của chế độ tư bản, những thành quả mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được với những cứ liệu, minh chứng rất cụ thể, thuyết phục, nhất là qua 35 năm đổi mới mà Tổng bí thư đã dẫn ra trong bài viết.

Lợi dụng danh nghĩa “phản biện” của một giáo sư đã biến chất về tư tưởng, một kẻ phản Đảng, luận điệu của Nguyễn Đình Cống thật mơ hồ, thiếu khách quan và mang đậm ý đồ chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân; cũng chính là sự tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Những chiêu trò, luận điệu đầy tính chất hằn học, phản động của Nguyễn Đình Cống cũng như các thế lực thù địch, các phần tử phản động, cơ hội khác dù có xảo trá, quỷ quyệt đến đâu cũng bị lật tẩy trước tinh thần cảnh giác của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hãy cảnh giác, không bị chúng lừa bịp; tin tưởng vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

 

1 nhận xét: