Hồng Hạc
Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận định: “Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội. Vì vậy, bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của Đảng vì thấy đường lối đó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình. Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của thắng lợi, của phát triển”.
Từ khi thành lập đến
nay, Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc quan điểm lấy dân làm gốc. Đại hội lần thứ
XIII của Đảng đúc rút bài học kinh nghiệm quý báu: Trong mọi công việc của Đảng
và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm "dân là gốc";
thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì
thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám
sát, dân thụ hưởng".
Nghiên cứu bài viết
của Tổng Bí thư, tôi càng thêm tin tưởng vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân
dân ta đã lựa chọn khi nhận thức sâu sắc rằng, dân chủ là bản chất của chế độ
xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự
thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Chúng
ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên
minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức
thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ
trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia
quản lý xã hội.
Chúng ta nhận thức
rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp
quyền tư sản là ở chỗ: Pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là
công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới
chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp
luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính
trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và
nhân dân.
Tôi cho rằng, để phát
huy những kết quả đã đạt được trong phát huy sức mạnh của nhân dân, các cấp ủy
đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực
hiện nhất quán quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân; tạo môi trường thuận lợi để nhân dân phát triển tài năng, sức sáng
tạo, mang lại lợi ích cho đất nước. Yếu tố đóng vai trò quan trọng là phải thực
hành dân chủ rộng rãi, để làm sao thật sự dân là chủ, dân làm chủ, bảo đảm dân
chủ từ trong Đảng đến dân chủ xã hội được thực hiện ở các cấp, các địa bàn, các
lĩnh vực. Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về phát huy
quyền dân chủ, về mối quan hệ "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân
làm chủ", nhất là nội dung nhân dân làm chủ và phương châm "dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", để nhân dân
thực hiện tốt hơn quyền dân chủ trực tiếp cùng với quyền dân chủ gián tiếp
thông qua đại diện của mình./.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa