Văn Hóa
Trong thời gian gần đây, một số cá nhân lợi dụng tình trạng tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và việc hoạt động chưa thật sự hiệu quả của một số thiết chế trong bộ máy nhà nước... để phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước và tung hô, cường điệu hóa, lý tưởng hóa học thuyết “tam quyền phân lập”. Những luận điệu này được các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền, kích động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Thực chất đây là luận điệu sai trái, cực đoan, cơ hội chính trị, phản động.
Cần nhận thấy, “tam quyền phân lập” là một học
thuyết phức tạp, đa chiều, còn có nhiều ý kiến khác nhau. Tư tưởng “tam quyền
phân lập” được các nhà hiền triết đề xướng từ thời cổ đại. Khi đề cập đến vấn
đề này C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh thực chất không phải là cái gì khác ngoài
sự phân công lao động thực tế cơ cấu nhà nước nhằm làm đơn giản hóa và dễ kiểm
soát. Theo Ph.Ăngghen: Sự phân quyền... trên thực tế chỉ là một sự phân công
lao động tầm thường trong công nghiệp, được vận dụng vào bộ máy nhà nước nhằm
mục đích đơn giản hóa và kiểm soát. Trên cơ sở quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen về sự cần thiết của việc phân công quyền lực giữa các cơ quan nhà
nước, nhiều nhà triết học, nhà tư tưởng cho rằng: Sự phân chia quyền lực là hệ
thống các chế định pháp luật - nhà nước hướng tới bảo đảm các phương tiện pháp
lý có sự độc lập tương đối của các cơ quan nhà nước với nhau.
Thực tiễn cho thấy, việc áp dụng học thuyết “tam quyền phân lập” ở các nhà nước tư sản phương
Tây cũng rất đa dạng, không giống nhau. Bởi tổ chức quyền lực nhà nước về
phương diện chính trị và kỹ thuật pháp lý, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ
tương quan lực lượng giữa các giai cấp, nhất là trong nội bộ của giai cấp cầm
quyền, từ đặc thù của cuộc đấu tranh giai cấp ở trong nước và trên trường quốc
tế, tư tưởng lập hiến của những người đương thời. Vì thế, không thể nói phân
quyền theo nước này thì tốt nước kia thì không tốt, theo mô hình này thì dân chủ,
theo mô hình kia thì không có dân chủ.
Ở Việt Nam, tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên
tắc thống nhất quyền lực, không phân lập, nhưng có sự phân công, phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Điều 2 Hiến pháp 2013 của Việt Nam đã khẳng định: “Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa
các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Vì
vậy, cần nhận thức đúng về tam quyền phân lập để xác lập bản lĩnh chính trị
vững vàng, phương pháp tư duy khoa học trong nhận diện và đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề này hiện nay./.
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa