MINH QUANG
Trong nhiều năm vừa qua, vấn đề tự do tôn giáo luôn là một mũi nhọn mà các thế lực bên ngoài sử dụng để từ đó can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Bất chấp thực tế rằng quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm theo pháp luật, những bản báo cáo của các tổ chức nước ngoài vẫn liên tục quy chụp, vu khống Việt Nam. Đây là điều không thể chấp nhận được.
Thực tế cho thấy rất rõ, quyền tự do tôn giáo được Đảng,
Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm theo pháp luật. Theo thống kê, hiện nay
Việt Nam có 25,1 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số với 55.710 chức sắc, 145.721 chức
việc; có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký
hoạt động. Đời sống tôn giáo của Việt Nam diễn ra vô cùng sôi động. Nhiều hoạt
động sinh hoạt tôn giáo không chỉ thu hút sự tham gia của những người theo đạo
mà còn có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân như: Lễ Phật đản của Phật
giáo, Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành,… Một điều đặc
trưng tại Việt Nam là giữa các tôn giáo có sự hoà hợp, không phân biệt với
nhau, không xảy ra việc xung đột giữa các tôn giáo. Đặc biệt, nhiều tôn giáo đã
đồng hành cùng dân tộc, có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Các nội dung bọn phản động cho rằng: lực lượng chức năng
ngăn cản tự do tôn giáo, “dọa giết” người theo đạo, can thiệp vào hoạt động
sinh hoạt tôn giáo đều là những đánh giá, nhận định vô căn cứ, quy chụp, xuyên
tạc một cách trắng trợn tình hình thực tế. Không ai có quyền ngăn cản việc tự
do tôn giáo của người dân. Nếu có chứng cứ rõ ràng, người bị xâm phạm quyền tự
do tôn giáo hoàn toàn được tố cáo đến các cơ quan chức năng để được giải quyết
theo đúng quy định, bảo vệ quyền lợi của bản thân. Hiện nay, không ít tổ chức
“tà đạo”, “đạo lạ” xuất hiện với những giáo lý, giáo luật kỳ quái, ẩn chứa những
nguy cơ gây mất an ninh trật tự, thậm chí là xâm phạm đến an ninh quốc gia của
Việt Nam. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam quy định rõ các tổ chức tôn giáo phải
đăng ký hoạt động. Việc đăng ký hoạt động là để bảo đảm việc quản lý về mặt nhà
nước được thống nhất, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho các tổ chức tôn giáo trong
quá trình hoạt động, tránh tình trạng các tổ chức xấu núp bóng tôn giáo để lừa
bịp người dân, kích động tiến hành các hoạt động xấu. Với các tổ chức tôn giáo
bình thường, họ sẵn sàng tiến hành đăng ký để có tư cách pháp lý. Chỉ có những
kẻ khuất tất, cố tình lợi dụng vỏ bọc tôn giáo để chống phá Nhà nước mới cho rằng
việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo là hành động ngăn cản tự do tôn giáo.
Nhìn nhận một cách khách
quan, “diễn biến hoà bình” vẫn đang là chiến lược được các thế lực thù địch sử
dụng để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trong chiến lược này, tôn giáo được
xác định là một mũi nhọn để công kích. Lợi dụng sự ràng buộc của giáo lý, giáo
luật, các đối tượng đã núp bóng tôn giáo để kích động chống phá, biểu tình, ủng
hộ “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, gây mất an ninh, trật tự như: Nguyễn
Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Ngọc Nam Phong… Ở hải ngoại,
các thế lực bên ngoài ra sức ủng hộ cho những kẻ chống phá núp bóng tôn giáo ở
trong nước, tiến hành gây sức ép, vu khống chính quyền xâm phạm quyền tự do tôn
giáo. Đặc biệt, các thế lực xấu đã triệt để sử dụng các phương tiện truyền
thông, mạng xã hội để rêu rao, loan truyền những thông tin sai trái liên quan đến
vấn đề tôn giáo tại Việt Nam. Những hoạt động đó thể hiện sự mưu mô, nham
hiểm của bọn phản động, thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta. Chúng ta cần
luôn tỉnh táo, nhanh chóng nắm bắt các mưu đồ chống phá để kịp thời đấu tranh
phản bác với các luận điệu xuyên tạc, sai trái của chúng.
Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống lại bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa