Trần Trung
Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị trong từng giai đoạn lịch sử có yêu cầu, nội dung cụ thể khác nhau. Đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc, sự phát triển của mọi hoạt động, mọi tổ chức xã hội và cá nhân. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Đại
hội XIII của Đảng, tiếp tục nhấn mạnh: “xây dựng Quân đội nhân
dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ hiện đại, vững mạnh về
chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, tuyệt đôi trung
thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong mọi tình huống”[1]. Như vậy, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị
có vị trí, tầm quan trọng đặc biệt; là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt quá trình
xây dựng quân đội cách mạng của Đảng và đã được vận dụng sáng tạo, phát triển
cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng.
Tuy
nhiên, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị tiếp tục tăng cường các
hoạt động chống phá ta một cách toàn diện với thủ đoạn ngày càng quyết liệt
hơn, chúng đẩy mạnh các hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn
giáo, những khó khăn, phức tạp, hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, điều
hành phát triển kinh tế - xã hội…để tuyên truyền, kích động thực hiện “diễn biến
hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chế độ chính trị ở nước ta.
Do
đó, để xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, trước hết phải nắm chắc những
nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; Xây dựng, tăng cường, củng cố bản chất giai cấp
công nhân cho quân đội; Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối
về mọi mặt của Đảng đối với quân đội; Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây
dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt; Xây dựng Đảng bộ quân đội vững mạnh, tiêu
biểu về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; Tuyệt đối trung thành với Tổ
quốc, với Đảng và nhân dân, chủ động và có các phương án, đối sách ngăn ngừa
các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa và kiểm soát tốt các nhân tố bất
lợi có thể gây đột biến. Bên cạnh đó, phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng
cho cán bộ, chiến sĩ luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội đi đôi với chủ động đấu tranh với những biểu hiện chệch
hướng xã hội chủ nghĩa; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác Đảng, công tác chính trị; Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ
chính trị. Chú trọng xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, không ngừng
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, lãnh đạo hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ được giao. Phát huy hơn nữa vai trò của quân đội đấu tranh trên mặt trận tư
tưởng, lý luận; phòng, chống hiệu quả và làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi
chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch, phản động.
Những luận giải trên đây đã khẳng định xây dựng quân đội
về chính trị là vấn đề có tính quy luật, quyết định sự ra đời tồn vong của mọi
loại hình quân đội trong lịch sử. Ngày nào có quân đội, còn quân đội thì còn phải
xây dựng quân đội về chính trị. Sức mạnh chiến đấu của quân đội là “véctơ tổng hợp lực” của các yếu tố, trong đó, chính trị - tinh thần
là một yếu tố giữ vị trí vô cùng quan trọng và “rốt cuộc” sẽ quyết định sức mạnh chiến đấu của quân đội. Thực chất nhằm nâng cao chất lượng
chính trị của quân đội lên một bước mới về chất, bảo đảm cho quân đội luôn là lực
lượng chiến đấu, lực lượng chính trị trung thành với Đảng, Nhà nước, nhân dân,
là công cụ bạo lực chủ yếu giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc./.
[1] Đảng
Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2021, tr. 277.
Bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa